Hạ đường huyết nguy hiểm thế nào? Đây là cách phòng bệnh tốt nhất
GĐXH - Hạ đường huyết nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, tăng nguy cơ chấn thương do ngã và suy giảm nhận thức.
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể. Tình trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.
Hạ đường huyết có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác, không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn, tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ, không ăn đủ lượng đường bột cần thiết, chế độ ăn kiêng không hợp lý, uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu hạ đường huyết
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường có các triệu chứng như: Rối loạn thần kinh trung ương gây ra các biểu hiện: mờ mắt, nhìn đôi, đau đầu, lú lẫn, giảm trí nhớ, co giật, hôn mê...
Rối loạn thần kinh thực vật khiến người bệnh lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, run tay chân, tim đập nhanh, nôn/buồn nôn, xuất hiện cảm giác đói…
Lúc này khi đo đường huyết sẽ thấy nồng độ glucose máu dưới mức 70mg/dL ( 3,9 mmol/l). - Các triệu chứng lâm sàng sẽ được cải thiện khi người bệnh được bổ sung glucose.
Ai có nguy cơ dễ bị hạ đường huyết
- Người dễ bị hạ đường huyết là người lớn tuổi, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân, những người hay bị rối loạn tiêu hoá (nôn ói, ăn không được), bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính dẫn đến ăn uống kém, bệnh nhân bị gan, thận nặng hoặc đang chạy thận nhân tạo.
- Những người có tiền sử hạ đường huyết nặng hoặc hạ đường huyết không nhận biết, hạ đường huyết sau luyện tập hoặc hạ đường huyết khi ngủ.
- Những người đang khỏe mạnh cũng có thể xảy ra hạ đường huyết khi tập thể dục quá nhiều mà không bổ sung thêm thức ăn trước tập.
- Hạ đường huyết do điều trị quá tích cực (mục tiêu đường huyết thấp hoặc hba1c thấp). Ở người cao tuổi mà luôn cố gắng duy trì đường huyết < 100 mg/dl, hba1c < 6.5 % thì dễ có nguy cơ hạ đường huyết.
Làm gì khi bị hạ đường huyết đột ngột?
Nếu người bệnh bị hạ đường huyết ở mức độ nhẹ, vẫn đủ tỉnh táo thì cần uống ngay nước đường… hoặc các món ăn thức uống chứa đường, sau đó dùng thêm các loại cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt.
Người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin khi thấy có các dấu hiệu hạ đường huyết.
Trường hợp nặng khi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê, mất ý thức, không có khả năng nuốt, nếu cho uống sẽ gây sặc vào đường hô hấp. Cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để được tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml).
Tiếp sau đó kết hợp thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose có nồng độ 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết. Glucose sẽ tiếp tục chuyền cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn, tự uống đươc.

Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa bệnh hạ đường huyết
Người bệnh nên chủ động phòng ngừa hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe bằng một số biện pháp đơn giản như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, trước khi tập thể dục cần ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
- Cần ăn thêm các bữa phụ ngay khi lượng đường có dấu hiệu xuống thấp hoặc khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không được tự ý uống thuốc khi không có đơn hoặc ngưng thuốc khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm
- Luôn mang theo bên người đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola trong túi trong cặp để phòng khi xãy ra hạ đường máu mà có dùng ngay.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.

Một số mẹo để hạn chế ăn mặn ở bệnh nhân bị tăng huyết áp
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Để giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bệnh nhân tăng huyết áp có thể áp dụng một số mẹo trong bài viết dưới đây.

5 loại thuốc nam rẻ tiền bán đầy chợ Việt, mùa hè dùng theo cách này để làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Một số lại cây thuốc nam có thể giúp thải độc gan. Tuy nhiên, cần được sử dụng đúng liều lượng và cách dùng đúng cách để phòng tác dụng phụ không mong muốn.

Uống trà gì để hạ huyết áp?
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Sử dụng trà đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tham khảo thêm một số loại trà trong bài viết sau đây có thể giúp hỗ trợ cải thiện tăng huyết áp.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có đường huyết cao thường cảm thấy mệt mỏi dù đã ăn đủ, điều này cho thấy cơ thể họ không nạp được glucose, dẫn đến không đủ năng lượng.

Lưu ý về răng miệng khi nhai kẹo cao su
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNếu như nhai kẹo cao su có đường, nó có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ bị sâu răng, nhưng nếu như kẹo cao su bạn sử dụng có các gia vị như acid citric, nó có thể làm giảm việc tích tụ mảng bám ở răng.

Người đàn ông suy gan, suýt chết sau bữa ăn: Bác sĩ thốt lên 'do ăn 1 thứ chứa độc tố cực mạnh'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột người đàn ông 51 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh đến từ 1 nguyên liệu cực độc trong món canh.

6 thực phẩm chứa insulin tự nhiên giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ mức insulin ổn định, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Mỗi ngày chỉ cần làm 6 việc đơn giản, chẳng ung thư nào làm bạn lo lắng, lão hóa tự tránh xa
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐây là công thức được các chuyên gia kết tinh từ lâu, chỉ cần tuân theo thì đảm bảo bệnh tật không dám “ngó ngàng”.

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính gây viêm gan E cấp tính cho cả gia đình bệnh nhân là món gan lợn sống mà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.