Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Đề xuất thu phí xe cơ giới vào nội đô gây nhiều tranh cãi

Thứ ba, 13:03 11/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - UBND TP Hà Nội đề xuất bổ sung phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trong thành phố trước nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Điều này khiến dư luận tranh cãi...

Đề xuất thu phí phương tiện cá nhân vào nội đô của TP Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi.     Ảnh: Trần Thường

Đề xuất thu phí phương tiện cá nhân vào nội đô của TP Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Trần Thường

Thu phí là phương án tối ưu?

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030". Qua đó, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào danh mục kèm theo của Luật phí và lệ phí năm 2015. Đề án là một giải pháp kinh tế nhằm quản lý phương tiện, qua đó, giảm ùn tắc và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Đề án được đánh giá là biện pháp kịp thời, mang tính lịch sử, vì sự phát triển của Thủ đô. Bởi không những bù đắp chi phí phục vụ đảm bảo trật tự giao thông tại khu vực phân vùng hạn chế giao thông, mà còn mang tính linh hoạt bởi hệ thống thu phí tự động bằng tài khoản điện tử. Bên cạnh đó, việc phụ thu phí ô nhiễm môi trường, khí thải cũng được thu thông qua đăng kiểm phương tiện.

Là một trong những công dân Thủ đô ủng hộ đề xuất trên, anh Nguyễn Văn Dương (36 tuổi, ở Kim Giang, Hà Nội) nêu quan điểm: “Phương án thu phí để hạn chế phương tiện sẽ tốt hơn là cấm vào một số tuyến phố trong khu vực nội đô. Đơn cử như đưa người nhà vào viện cấp cứu thì sẽ không thể đi vào tuyến phố cấm, nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì gia đình sẽ chấp nhận mất tiền để đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể đề án này chưa hoàn toàn được người dân ủng hộ nhưng cho đến thời điểm này, cũng chưa có phương án nào tối ưu hơn”.

Cùng quan điểm với anh Dương, anh Lê Văn Bảo (34 tuổi, ở khu đô thị Linh Đàm) cho hay: “Cấm các phương tiện vào nội đô và bắt buộc tập trung sử dụng giao thông công cộng, môi trường sẽ phần nào được xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, về mặt nào đó, thu phí sẽ hạn chế được phương tiện cá nhân. Việc làm này là hợp lý. Tuy nhiên, Hà Nội cũng cần phải thực hiện đúng phương pháp và đồng bộ. Đầu tiên là di giãn các trụ sở cơ quan, doanh nghiệp ra vùng ngoại thành để tránh cho người dân sự bất tiện trong việc di chuyển. Sau đó, phát triển giao thông công cộng thật thuận tiện. Tôi tin chắc rằng, sẽ có rất nhiều người dân ủng hộ phương án này của thành phố”.

Giao thông nội đô nhiều bất cập

Mặc dù đề xuất thu phí nói trên của Hà Nội được nhiều người ủng hộ, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối bởi còn nhiều bất cập. Bà Đặng Thị Liên (55 tuổi, ở Nguyễn Trãi) thẳng thắn: “Thu phí để giải quyết nạn kẹt xe ở Hà Nội là cách làm không thích hợp, sẽ tạo thêm nhiều chốt chặn, nhiều nút thắt cục bộ. Nhu cầu ra vào thành phố làm ăn là chuyện tất yếu trong việc phát triển Thủ đô. Bỏ thêm một đồng phí thì người ta sẽ tìm cách thu thêm hai đồng lợi. Tôi cho rằng đây không phải giải pháp góp phần giải quyết vấn đề giao thông hiện tại của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Vấn đề lớn vẫn là ý thức tham gia giao thông của người dân. Chúng ta thử quan sát giao thông ở giờ thấp điểm và cao điểm. Giờ nào cũng có sự hỗn loạn vì ai cũng chen lấn, vượt ẩu, sai làn... Tôi nghĩ nên tăng cường việc phạt và tuyên truyền để giải quyết tận gốc ý thức giao thông trước khi có các giải pháp khác”.

Ông Nguyễn Văn Ánh (68 tuổi, ở Đông Các) cho rằng: “Các phương tiện vào Thủ đô chủ yếu là để giao thương kinh tế. Nếu thu phí đồng nghĩa giá cả sẽ tăng. Vậy nên đề án này có chắc chắn hiệu quả hay không (?). Thứ hai là tầm nhìn đến năm 2030 đã có định hướng người dân chuyển sang phương tiện công cộng. Giải quyết nạn ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn không thể chỉ có ngành giao thông. Đầu tiên là lỗi ở quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch. Đề án không phải không thể thực hiện, vấn đề là làm theo lộ trình nào. Ngoài ra, phải cương quyết với quy hoạch là di dời các trụ sở ra vùng ít dân, thì mọi thực hiện sẽ thuận lợi hơn”.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng: “Các nước trên thế giới đã thực hiện việc thu phí phương tiện vào khu vực nội đô. Đơn cử như Singapore. Việc làm này gắn với trách nhiệm của người dân với giao thông, nên Hà Nội học tập là đúng. Tuy nhiên, ý thức chấp hành giao thông của người dân chưa cao nên thực hiện không đúng lộ trình, không có bài bản sẽ thất bại. Thứ hai, việc thu phí bằng công nghệ đang trái với nếp sống của người dân, vì họ đang quen sử dụng tiền mặt. Vì vậy, việc thu phí qua công nghệ rất cần đến trách nhiệm của hệ thống ngân hàng phải thống nhất được phần mềm đủ thông thoáng, đủ tiện lợi cho người dân. Tôi cho rằng ngành giao thông nên tập trung kiểm tra, tuần tra, kiểm soát xe dù, bến cóc. Bởi thực trạng này đã tồn tại lâu, nhưng do không quyết liệt, xử lý không minh bạch nên tồn tại dai dẳng”.

Về đề xuất phụ thu phí môi trường, ông Bùi Danh Liên thẳng thắn: “Bộ Tài chính đang chuẩn bị trình Chính phủ về mức phí bảo vệ môi trường qua xăng dầu, với mức 8.000 đồng/lít. Hiện đang áp dụng là 3.000 đồng/lít. Trong khi đó, Thủ tướng đã quy định không tăng các loại phí, lệ phí. Cho nên tôi cho rằng, Hà Nội không thể làm riêng về vấn đề phụ thu phí môi trường. Bởi đối tượng tác động là người dân nên họ sẽ phản ứng, nhất là trong điều kiện kinh tế đang khó khăn, thu phí sẽ tạo áp lực và khiến người dân bất an, lo lắng. Theo tôi, vấn đề thu phí phải xây dựng thành luật, được Quốc hội thông qua mới có thể thực hiện”.

Theo đề án, lộ trình được chia làm 3 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 2017-2018 là tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Giai đoạn 2017-2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Giai đoạn 2017-2030: Triển khai đồng thời, đồng bộ các nhóm giải pháp về đầu tư, xây dựng, kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng, rà soát điều chỉnh quy hoạch theo hướng TOD, bố trí hợp lý giao thông tĩnh phục vụ việc kết nối...

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam Định: Tạm giữ đối tượng đốt pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh

Nam Định: Tạm giữ đối tượng đốt pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh

Pháp luật - 3 phút trước

GĐXH - Treo 2 quả pháo cối tự chế lên cây và đốt với mục đích gây mất an ninh, trật tự tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, một đối tượng bị cơ quan công an bắt giữ.

Khởi tố kẻ xâm hại tình dục nhiều trẻ em tại một ngôi chùa ở Đà Lạt

Khởi tố kẻ xâm hại tình dục nhiều trẻ em tại một ngôi chùa ở Đà Lạt

Pháp luật - 36 phút trước

Nguyễn Đắt Vũ bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi xâm hại tình dục 7 trẻ em tại một ngôi chùa ở phường 6, TP Đà Lạt.

Xót xa người phụ nữ làm công nhân xa xứ tử nạn trên chuyến xe về quê nghỉ lễ: Chỉ còn chốc lát là gia đình đoàn tụ, vậy mà...

Xót xa người phụ nữ làm công nhân xa xứ tử nạn trên chuyến xe về quê nghỉ lễ: Chỉ còn chốc lát là gia đình đoàn tụ, vậy mà...

Thời sự - 2 giờ trước

"Khi cách nhà còn khoảng 60km, vợ tôi gọi điện để tôi chuẩn bị ra đón. Một lúc lâu sau không thấy vợ mình gọi điện lại và gọi cho vợ cũng không được...", anh Tài nhớ lại cuộc gọi cuối cùng của vợ trước khi xảy ra tai nạn.

Cô gái 22 tuổi nghi nhảy lầu từ tầng 16 ký túc xá ở TP HCM

Cô gái 22 tuổi nghi nhảy lầu từ tầng 16 ký túc xá ở TP HCM

Thời sự - 2 giờ trước

Sinh viên đang ở tại ký túc xá của Đại học Quốc gia TP HCM thì bất ngờ nghe tiếng động mạnh dưới đất, tới nơi kiểm tra xác định cô gái đã tử vong

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT

Giáo dục - 3 giờ trước

Bộ GD&ĐT khẳng định chưa thể bắt buộc thực hiện việc dạy 2 buổi trong một ngày cho học sinh ở cấp THCS và THPT.

Một người tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Một người tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Thời sự - 4 giờ trước

Người phụ nữ ở Huế khi đang tham gia giải chạy thì ngã quỵ, mặc dù được đưa vào cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.

Thông tin mới nhất về không khí lạnh tăng cường: Sẽ chuyển mưa rét vào cuối tuần?

Thông tin mới nhất về không khí lạnh tăng cường: Sẽ chuyển mưa rét vào cuối tuần?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Sau ít ngày tăng nhiệt và nồm ẩm, dự báo khoảng cuối tuần (12/4), một đợt không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc khiến trời chuyển mưa rét.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5/3025 : Người lao động nghỉ 5 ngày liên tiếp

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5/3025 : Người lao động nghỉ 5 ngày liên tiếp

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Người lao động sẽ được nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5 kéo dài trong 5 ngày liên tiếp sau dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim

Đời sống - 6 giờ trước

Thấy bạn rơi xuống hố nước sâu, bé Nam Phong (gần 3 tuổi, trú Nghệ An) hốt hoảng chạy vào nhà kêu cứu. Mọi người chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.

Học phí trường tiểu học tư thục Hà Nội 2025, cao nhất gần 800 triệu đồng/năm

Học phí trường tiểu học tư thục Hà Nội 2025, cao nhất gần 800 triệu đồng/năm

Giáo dục - 7 giờ trước

Nhiều trường tiểu học tư thục tại Hà Nội công bố mức học phí năm học 2025-2026, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm, tùy lớp hoặc chương trình đào tạo.

Top