Hà Nội: Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết với biến chứng nặng
GĐXH – Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và có nhiều biến chứng nặng.
Ngày 4/8, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận 120 trẻ mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị. Trong đó, hơn 50 bệnh nhi nhập viện có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Một trong số đó là trường hợp bé trai V.H (8 tuổi, ở Hà Nội). Trẻ có tiền sử đã bị sốt xuất huyết cách đây 4 năm. Lần này, trẻ được đưa vào viện do sốt cao 39-40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt, đau mỏi người, nôn nhiều, đau bụng, đau đầu, ăn uống kém.
Tại bệnh viện, trẻ sốt cao liên tục, có chấm sốt xuất huyết vùng mặt, sau đó xuất hiện mạch nhanh, khó bắt, huyết áp tụt, tiểu cầu giảm, men gan tăng…
Các bác sĩ đã tiến hành điều trị cho trẻ theo phác đồ của Bộ Y tế về sốt xuất huyết Dengue nặng. Sau 10 ngày điều trị tích cực, toàn trạng trẻ ổn định, tỉnh táo.

Trẻ mắc sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh BVCC
Trường hợp khác là bệnh nhi 11 tuổi (cũng ở Hà Nội), được đưa vào viện sau 5 ngày bắt đầu khởi sốt. Tại đây, trẻ đau bụng, sốt từng cơn, kèm nôn nhiều lần, ăn uống kém đã điều trị tại bệnh viện gần nhà nhưng không đỡ.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt.
Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.
Ở giai đoạn đầu của bệnh trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì kêu đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (quan sát có thể thấy những chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Cũng theo BS Lâm, sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương.
Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.
Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…
BS Lâm cho biết thêm, sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
Theo các bác sĩ, tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi và tư vấn điều trị, phòng bệnh.
Khi trẻ sốt ≥ 38,5 độ C cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng, nhắc lại liều sau 4 -6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.
Cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol (pha theo đúng liều lượng), nước lọc, nước cam, nước dừa…
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, ăn thức ăn giàu vitamin, rau, nước quả ép
Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết:
- Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu.
- Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
- Tuyệt đối không dùng nhóm thuốc hạ sốt Ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
- Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận.
- Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, nếu thấy trẻ có dấu hiệu: Vật vã, lờ đờ, đau bụng liên tục nhiều vùng gan; trẻ buồn nôn và nôn trên 3 lần/1giờ, hoặc trên 4 lần/1giờ; xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng, tiểu cầu giảm nhanh; chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ); tiểu ít, đi ngoài phân đen... cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.
Tiềm ẩn nguy cơ điếc do thường xuyên lấy ráy tai

Phát hiện ra 'bí kíp' trường thọ, thường xuyên làm 4 việc này giúp bạn sống lâu hơn
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Nhiều người nghĩ rằng tuổi thọ là điều đã được định sẵn, nhưng thực tế không phải vậy. Nghiên cứu khoa học cho thấy mặc dù gen có ảnh hưởng nhất định nhưng thói quen có được lại tác động lớn hơn đến tuổi thọ.

Ăn tối xong đừng nằm ngay, cần làm 5 việc để mỡ bụng 'tan biến', thọ mệnh tràn đầy, da dẻ sáng mịn
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcSau bữa tối là thời điểm dễ tăng cân nhất, lúc này cần làm 5 việc này để mỡ thừa khó tích tụ, tăng cường sức khỏe.

Loại hạt được ví ‘vàng đen’ với sức khỏe, giảm nguy cơ tim mạch, kiểm soát đường huyết, Việt Nam có nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Hạt dưa hấu chứa nhiều dinh dưỡng, mang lại một số lợi ích sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là các tác dụng của hạt dưa hấu có thể nhiều người chưa biết.

Người trẻ mắc ung thư giai đoạn muộn có 1 điểm chung, bác sĩ thốt lên "đây là rào cản lớn"
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcUng thư đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng lo ngại hơn là nhiều bệnh nhân trẻ tuổi được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn muộn. Theo chuyên gia, những bệnh nhân này đều có 1 điểm chung.

Cô gái 21 tuổi suýt mất mạng vì sốt xuất huyết từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Ban đầu, cô gái bị sốt xuất huyết chỉ nghĩ mình chỉ bị rối loạn tiêu hóa và nhiễm siêu vi thông thường nên tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, thậm chí chuyển nặng...

Những thực phẩm quen thuộc ở Việt Nam, là 'vua hại thận' không phải ai cũng biết
Sống khỏe - 21 giờ trướcThận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc chất thải và duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ một số loại thực phẩm quá mức có thể gây áp lực lớn lên thận, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Người phụ nữ 46 tuổi ở TP HCM loại bỏ nguy cơ ung thư thận sớm từ 1 việc rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện có khối u thận nghi ngờ ác tính trong lần khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đã giúp chị N. loại bỏ khối u thận nhờ sự hỗ trợ của Robot.

Không ngờ tới: Người Việt có thể nuốt 30.000 hạt vi nhựa mỗi năm khi ăn thứ quen thuộc này
Sống khỏe - 22 giờ trướcVi nhựa hiện đang là vấn đề được các nhà khoa học trên toàn cầu đặc biệt quan tâm nghiên cứu.

Chuyên gia truyền nhiễm chỉ ra điều cần lưu ý nhất khi COVID-19 trở lại lần này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo chuyên gia, dù chưa ghi nhận bệnh nhân nặng hay gặp biến chứng do COVID-19 gây ra, tuy nhiên, COVID-19 trở lại đúng vào thời điểm dịch sởi cũng đang bùng phát. Điều này khiến các ca mắc COVID-19 có thể nguy hiểm hơn và dễ gặp biến chứng nặng hơn.

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐể có giấc ngủ ngon, bạn cần chú ý đến những gì mình ăn, đặc biệt là vào buổi tối. Dưới đây là những cách thay đổi chế độ ăn uống để có chất lượng giấc ngủ tốt.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân ung thư vú không có biểu hiện đau, không sờ thấy khối cứng, không sụt cân hay thay đổi thể trạng... Tuy nhiên, qua khai thác tiền sử, bác sĩ phát hiện người bệnh có yếu tố nguy cơ di truyền từ chị gái ruột...