Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang "dửng dưng" trước dịch COVID-19

GiadinhNet – Mặc dù Bộ Y tế đã đưa ra nhiều khuyến cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc đeo khẩu trang vải, tuy nhiên, nhiều điểm đông người vẫn “dửng dưng”…

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Không đeo khẩu trang vì khó nghe

Từ khi dịch COVID-19 có nhiều diễn biến tại Trung Quốc và xuất hiện các ca lây nhiễm tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa chi tiết các khuyến cáo trong việc sử dụng khẩu trang y tế, khẩu trang vải để phòng, chống dịch.

Cụ thể, ngoài những cán bộ y tế tiếp xúc với người bệnh, người nghi nhiễm bệnh, người bị cách ly… thì những người khỏe mạnh cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu tập trung đông người.

Dù khuyến cáo đã phát đi nhiều lần và tình hình dịch vẫn đang có nhiều diễn biến mới, nhưng dường như, nhiều điểm đông người vẫn chủ quan với dịch COVID-19 mà không hoặc ít sử dụng khẩu trang vải.

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Nhiều tiểu thương tại chợ Nhà Xanh không sử dụng khẩu trang vải khi tư vấn khách.

Chợ Nhà Xanh (phố Xuân Thủy) là điểm mua sắm nổi tiếng của giới trẻ tại trung tâm quận Cầu Giấy. Đây là nơi giao thương chủ yếu mặt hàng thời trang, phụ kiện thời trang và đồ ăn vặt nên rất thu hút giới trẻ.

Tuy nhiên, ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội cho thấy, mặc dù lượng người qua lại khu vực chợ rất đông nhưng nhiều chủ gian hàng vẫn chưa thực sự coi khẩu trang vải là một biện pháp bảo vệ mình, trong bối cảnh dịch có nhiều diễn biến.

Chị Thoa (26 tuổi), nhân viên bán hàng thời trang nam tại chợ Nhà Xanh thẳng thắn: "Mặc dù bản thân rất sợ dịch bệnh nhưng hầu hết, khách hàng vào quầy hỏi mua hàng đều đeo khẩu trang, khách hàng rất cẩn thận nên bản thân tôi cũng không lo lắm. Nhất là thời gian vừa rồi, truyền thông đưa tin về các ca khỏi COVID-19 ở Việt Nam nên tâm lý chúng tôi cũng yên tâm hơn".

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Ông Hưng ở chợ Nhà Xanh bộc trực: "Sử dụng khẩu trang thì nói chuyện khách rất khó nghe".

Vừa kéo nhẹ khẩu trang xuống dưới cằm, ông Hưng (46 tuổi), chủ quầy hàng thời trang trẻ em tại chợ Nhà Xanh đon đả giới thiệu hàng hóa.

Khi chúng tôi thắc mắc về việc kéo khẩu trang để tư vấn khách thì ông Hưng bày tỏ: "Đeo khẩu trang khi nói chuyện thì khách rất khó nghe. Ở góc độ kinh doanh, khách chỉ cần nghe nhiều hơn nói nên nếu không có khách thì chúng tôi đeo để chống bụi, chống dịch bệnh nhưng khi có khách thì chúng tôi lại phải bỏ ra".

Không chỉ các tiểu thương tại chợ Nhà Xanh không hoặc ít sử dụng các biện pháp phòng, chống dịch mà tiểu thương tại các chợ truyền thống, chợ tạm và người dân ở các điểm quán nước, nơi tụ tập đông người cũng đang "dửng dưng" trước dịch.

Khách nước ngoài tin tưởng khả năng điều trị COVID-19 của bác sĩ Việt Nam 

Mặc dù mỗi ngày, gian hàng trái cây của bà Phạm Thị Bình (53 tuổi, tiểu thương chợ Nam Trung Yên, Cầu Giấy) có rất nhiều khách hàng ra vào, qua lại nhưng bà Bình không sử dụng khẩu trang vải và lý giải: "Đeo khẩu trang khi bán hàng khá bất tiện. Hơn nữa, Việt Nam chữa thành công các ca nhiễm rồi thì tôi lại thấy không nặng nề với dịch. Quan trọng là khoảng cách khi tiếp xúc. Tôi bán hàng chủ yếu là ngồi trong quầy, khách có đến mua thì sẽ đứng bên ngoài, vì vậy, dù không sử dụng khẩu trang nhưng tôi vẫn đảm bảo được khoảng cách tiếp xúc với người khác".

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Hình ảnh quen thuộc tại chợ Nhà Xanh.

Trong khi nhiều người dân coi nhẹ tác dụng của chiếc khẩu trang vải trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thì anh Nguyễn Văn Hùng (28 tuổi), nhân viên tại chợ Nhà Xanh lại khá khắt khe với bản thân.

Anh Hùng cho biết: "Chợ là nơi nhiều người đi lại, bản thân tôi và cả khách hàng cũng đều là đối tương có nguy cơ mang mầm bệnh nên tôi nghĩ, đeo khẩu trang vải là hết sức cần thiết. Trước kia, tôi rất ít khi sử dụng khẩu trang, nhất là lúc kinh doanh, tư vấn khách, nhưng bây giờ có dịch, dù Việt Nam đã chữa khỏi các ca nhiễm COVID-19 nhưng nước ta có đường biên giới với Trung Quốc - nơi có rất nhiều ca bệnh tử vong vì COVID-19 nên tôi phải đảm bảo an toàn trước hết là cho bản thân, sau là cho những người tiếp xúc với tôi".

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Dù Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về việc phòng, chống dịch COVID-19 nhưng ở các tụ điểm đông người, nhiều người dân vẫn bàng quan trước dịch.

Anh Hùng quan điểm, sử dụng khẩu trang vải không chỉ là biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả để giảm khả năng lây nhiễm của dịch mà trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, khẩu trang vải là vật bất ly thân của anh và người thân.

Ghi nhận của PV, mặc dù dịch COVID-19 có nhiều diễn biến tại một số quốc gia trên thế giới nhưng tại các phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm…, du khách nước ngoài vẫn thoải mái tận hưởng cuộc sống giữa Thủ đô như chưa hề có dịch. Chỉ số ít những khách hàng sử dụng các dịch vụ ăn uống, cafe và massage… sử dụng khẩu trang.

Khi được hỏi về các biện pháp bảo vệ bản thân trong dịch COVID-19, nhiều du khách cho biết là tin tưởng vào khả năng điều trị COVID-19 của các bác sĩ Việt Nam. 

"Đến các điểm vui chơi, ăn uống, khách sạn hay đơn giản là di chuyển bằng xe xích lô, xe buýt, chúng tôi đều được yêu cầu sử dụng cồn rửa tay để sát khuẩn và được phát khẩu trang miễn phí. 

Vì vậy chúng tôi yên tâm khi du lịch tại Việt Nam và tin tưởng vào khả năng điều trị của các bác sĩ Việt Nam. Bởi nếu không có khả năng điều trị thì 16 ca bệnh nhiễm COVID-19 không thể cho kết quả âm tính sau một thời gian điều trị, cách ly. Đó là một trong những điều khiến chúng tôi yên tâm khi du lịch tại Việt Nam", một du khách cho biết.

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Các tiểu thương đều chung ý kiến là khi bán hàng, sử dụng khẩu trang rất khó tư vấn hàng hóa, vì người nói phải nói to hơn.

Trong khi đó, chia sẻ với PV, nhiều chủ nhà hàng, quán nước tại phố Tạ Hiện (Hoàn Kiếm) cho biết, sau Tết Nguyên đán, phố Tạ Hiện rất vắng khách. Tuy nhiên, từ khi các ca bệnh lần lượt được công bố khỏi COVID-19, cũng như hực hiện hàng loạt biện pháp để phòng, chống dịch thì khách đã trở lại đông đúc hơn. 

“Việc khách Tây trở lại đông đúc, sử dụng hàng loạt dịch vụ tại phố cổ khiến chúng tôi vui mừng. Để khách hàng vui vẻ và an tâm hơn nữa thì chúng tôi cũng trang bị nước rửa tay khô, khẩu trang miễn phí nếu khách có nhu cầu”, chị An, chủ quán bia tại phố cổ Tạ Hiện cho biết.

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 8.

Các hàng nước vỉa hè...

Hà Nội: Nhiều tụ điểm đông người đang dửng dưng trước dịch COVID-19 - Ảnh 9.

... và nơi tập trung đông người nhưng người dân vẫn coi nhẹ việc phòng, chống dịch COVID-19 cho bản thân.

Trong bối cảnh khan hiếm khẩu trang y tế, Cục QLTT Hà Nội cho biết, sau khi tiến hành kiểm nghiệm chất lượng các mẫu khẩu trang là tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính, tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm (Sở Y tế Hà Nội), đơn vị đã chuyển giao (đợt 2) cho Sở Y tế Hà Nội 102.876 chiếc khẩu trang các loại có chất lượng đạt yêu cầu vật liệu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-1:2010 về khẩu trang y tế thông thường, để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của COVID-19 (nCoV) gây ra.

Bảo Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 13 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 45 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 47 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Top