Hà Nội ra quân dẹp chợ cóc, chợ tạm: Đuổi chỗ này, họp chỗ khác
GiadinhNet - Đã không ít lần Thủ đô ra quân dẹp chợ cóc, chợ tạm nhưng chỉ được một thời gian ngắn, mọi thứ lại đâu vào đấy. Theo chỉ đạo, trong năm nay sẽ không còn chợ cóc, chợ tạm tồn tại trên địa bàn. Thông tin đó khiến những người sống nhờ vào những khu chợ này không khỏi lo lắng.
Tiểu thương lo mất chốn kiếm cơm
TP Hà Nội vừa chỉ đạo các UBND quận, huyện, thị xã trực thuộc kiên quyết thực hiện ngay việc giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường vỉa hè, gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là đối với các tụ điểm dọc quốc lộ, tỉnh lộ, tụ điểm giao thông. Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã phải rà soát, thống kê, phân loại các tụ điểm họp chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn, để lập kế hoạch, đăng ký chỉ tiêu thực hiện giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm từ nay đến cuối năm 2015, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/4.
Trước thông tin này, nhiều người dân ở khu chợ tạm cầu Tó, huyện Thanh Trì đã không khỏi lo lắng. Bà Nguyễn Thị Thu bán hàng khô tại khu chợ này đã hơn chục năm nay. Bà Thu kể, hồi đó vùng này ít người lắm, lác đác vài nhà, xung quanh đồng không mông quạnh. Hơn 10 năm nay, nhà cửa mọc lên san sát, vài năm qua thêm mấy khu chung cư nên ở đây sầm uất hẳn. Đang yên ổn làm ăn, lại nghe có thông tin dẹp chợ, bà băn khoăn không biết khu chợ này có thuộc diện phải giải tán của thành phố hay không?!
Khu chợ Tó nằm cuối đường Kim Giang. Con đường này cắt ngang đường Nguyễn Xiển và đường Phan Trọng Tuệ, giờ đã có hai làn đường nằm ở hai bờ sông Kim Ngưu. “Đường Kim Giang “tắc” đoạn đường bây giờ là chợ, do chưa làm đường được. Nhìn sáng ra, rồi chiều đến đường tắc nghẽn, kiểu gì người ta cũng cho dẹp chợ để thông đường. Như thế thì hàng chục gia đình sống nhờ vào khu chợ này không biết phải làm thế nào?”, bà Thu lo lắng.
Còn bà Lê Thị Đào ở phố Nguyễn Phúc Lai buồn buồn: “Chợ cóc đầu phố Nguyễn Phúc Lai là chỗ bán cá của tôi 6 năm nay. Nếu cái chợ tạm này thuộc diện phải giải tán thì không biết chạy chỗ nào để kiếm ăn. Dân ở đây quen ra đầu đường mua thức ăn vì gọi là chợ tạm nhưng cái gì cũng có, từ rau củ quả cho đến các loại thịt cá, thậm chí cả dược liệu. Mấy ai đi chợ lớn mất thời gian”. Khu chợ này họp cả ngày nhưng đông nhất vẫn là vào đầu giờ buổi sáng và cuối buổi chiều. Những lúc đó, hàng quán chen lấn hai bên ra cả lòng đường gây ách tắc giao thông. Nhưng bà Đào cho rằng, mang tiếng là phố nhưng Nguyễn Phúc Lai chỉ như một con ngõ “chẳng mấy ai người ngoài đi vào phố này nên ách tắc một chút tuy có trở ngại nhưng không phải vấn đề lớn. Hàng chục chị em chúng tôi sống nhờ vào chợ đang rất lo vì sợ mất chỗ làm ăn”, bà Đào nói.
Quá thiếu chợ dân sinh
Một lý do khiến chợ cóc vẫn tồn tại là do TP Hà Nội thiếu quá nhiều chợ dân sinh. Sau khi giải tỏa chợ cóc, các quận, huyện không đủ địa điểm, diện tích để bố trí các hộ đang kinh doanh tại các tụ điểm di chuyển vào, nhất là trong khu vực nội thành. Ông Vũ Ngọc Phụng - Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho rằng, nhiều nơi người dân thực sự có nhu cầu về chợ nhưng lại chưa được đáp ứng nên phát sinh chợ cóc, chợ tạm. “Với các chợ này chúng tôi cứ kiểm tra thì dân “chạy”, đi khỏi là họ lại họp chợ, không có chợ mới cho bà con thì không thể dẹp được”, ông Phụng nói.
Theo thông tin từ Công an TP Hà Nội thì dù cố gắng giải tỏa song hiện Hà Nội vẫn còn 127 điểm chợ cóc trong thành phố. Vài năm trở lại đây, Hà Nội có nhiều khu đô thị mọc lên và đi vào sử dụng. Những khu đô thị đó hoặc chưa có khu chợ hoặc chợ tổ chức chưa hợp lý nên phát sinh chợ cóc. Người dân nông thôn cũng ra thành phố buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm kiếm thêm thu nhập. Đa số họ, buôn bán ở chợ trở thành công việc chính.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, dù Thanh tra giao thông đã xử phạt song cũng không “bịt” hết được các chợ cóc, đuổi chỗ này người ta lại nhảy sang chỗ khác buôn bán. Tiếp xúc với nhiều người sống nhờ vào việc buôn bán ở những khu chợ này, tất cả họ đều không muốn giải tán chợ. Điều đó dễ hiểu bởi họ sẽ mất chỗ kiếm sống. “Có cầu thì mới có cung. Điều đó giải thích vì sao chợ cóc tồn tại. Chúng tôi chỉ mong sao khi chợ cóc bị dẹp đi rồi, thành phố sẽ xây chợ và thu xếp cho chúng tôi một chỗ làm ăn. Nói thì nói thế thôi, được như nói… khó lắm. Thôi đuổi chỗ này, đành chạy chỗ khác”, chị Nguyễn Hường - bán thịt gia cầm ở chợ cóc trên đường Hoàng Mai, quận Hai Bà trưng nói.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, toàn thành phố có 246 chợ, trong đó có 160 chợ tại khu vực thành thị, 266 chợ tại nông thôn. Toàn thành phố chỉ có 82 chợ kiên cố, 215 chợ bán kiên cố, 129 chợ lán tạm. Các chợ lán tạm chủ yếu ở ngoại thành, với cơ sở vật chất nghèo nàn.
Hà Phương / Gia đình và Xã hội
Ngân hàng lãi suất cao nhất khi gửi tiền 6 tháng: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng nhận tiền lãi ra sao?
Giá cả thị trường - 1 giờ trướcGĐXH - Với gần 30 ngân hàng trong hệ thống, mức lãi suất tiết kiệm 6 tháng đang dao động từ 3 - 5,6%/năm.
Diễn biến giá nhà riêng lẻ tại Tây Hồ, Hà Nội những tháng cuối năm 2024
Giá cả thị trường - 1 giờ trướcGĐXH - Tây Hồ là một trong những quận có giá nhà thuộc tốp cao của thủ đô. Ghi nhận tại thời điểm tháng 11/2024, giá nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội đang ở ngưỡng không phải ai cũng có khả năng mua được.
Diễn biến giá đất nền tại Thường Tín, Hà Nội những tháng cuối năm 2024
Giá cả thị trường - 2 giờ trướcGĐXH - Cùng chung tốc độ tăng giá của các khu vực trung tâm, giá đất nền ngoại thành Hà Nội nói chung, tại huyện Thường Tín nói riêng những tháng cuối năm 2024 cũng ghi nhận sự tăng giá.
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 giờ trướcGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.
Xe ô tô MPV giá 500 triệu đồng sắp bán tại Việt Nam rẻ hơn hẳn Mitsubishi Xpander có gì đặc biệt?
Giá cả thị trường - 3 giờ trướcGĐXH - Xe ô tô MPV có giá dự kiến cực rẻ chỉ 500 triệu đồng đã bắt đầu được đại lý trong nước nhận cọc, rẻ lấn át Mitsubishi Xpander.
Phòng trưng bày 'hiểu hàng thật, tránh hàng giả' phục vụ người tiêu dùng Thủ đô từ nay đến hết 29/11
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả đối với các mặt hàng sữa, thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm… Thời gian mở cửa kéo dày đến hết ngày 29/11.
Black Friday năm 2024 rơi vào ngày nào?
Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trướcGĐXH - Black Friday năm 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
Giá vàng hôm nay 22/11: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ tiếp tục tăng với biên độ lớn
Giá cả thị trường - 5 giờ trướcGĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng nhẫn và miếng SJC trong nước tiếp tục tăng dựng đứng.
Lịch cúp điện Cà Mau ngày 22 - 24/11/2024: Nhiều khu dân cư nằm trong diện cúp điện cả ngày
Sản phẩm - Dịch vụ - 6 giờ trướcGĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), cuối tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Cà Mau sẽ mất điện cả ngày.
Lịch cúp điện Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 22 – 24/11/2024: Cúp điện 13 tiếng/ngày một số khu vực để sửa chữa
Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trướcGĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), cuối tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ mất điện cả ngày.
Chi tiết xe ga Vision mới giá 31,3 triệu đồng đẹp đỉnh, màu sắc độc đáo, trang bị đẳng cấp sẽ thống trị thị trường?
Giá cả thị trườngGĐXH - Xe ga Vision của Honda Việt Nam đã chính thức ra mắt phiên bản 2025 với loạt màu mới cực độc đáo và lạ mắt, xe cũng được nâng cấp thêm tiện ích, giá bán từ 31,3 triệu đồng.