Hai lần “bẻ lái” ngoạn mục của BS Nguyễn Trung Cấp
GiadinhNet - Hà Nội những ngày tháng 10, được ngồi uống cà phê nơi quán quen, phóng chiếc xe máy phân khối lớn ngắm phố phường bình yên, BS Nguyễn Trung Cấp càng thấm thía giá trị của nghề Y, những nỗ lực chống dịch COVID-19 của anh, của bệnh viện nơi anh làm việc và toàn hệ thống y tế trên cả nước được đền đáp…

BS Nguyễn Trung Cấp. Ảnh: PV
ThS.BS Nguyễn Trung Cấp (50 tuổi) vừa được bổ nhiệm Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hồi cuối tháng 7/2020, kiêm Trưởng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện, vị trí anh đảm nhiệm suốt thời gian dài.
Không ngần ngại "vừa đi vừa dò đường"
24 năm làm nghề, 14 năm công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp đã cùng các đồng nghiệp cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nguy kịch. Họ cũng đã khống chế thành công nhiều dịch bệnh truyền nhiễm như dịch SARS (năm 2003), dịch cúm, sốt xuất huyết, dịch não mô cầu... Bản thân anh cũng trực tiếp "cầm tay chỉ việc", xông xáo về tuyến dưới chuyển giao, đào tạo, tập huấn cho các bác sĩ trẻ qua các Đề án 1816, Bệnh viện vệ tinh…
Đặc biệt, từ tháng 1/2020, thời điểm COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, BS Nguyễn Trung Cấp đã tham gia trực chiến tại bệnh viện liên tục để phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 và tham gia đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19. Anh còn trực tiếp tham gia nghiên cứu cải tiến bộ mũ trùm đầu và thiết bị lọc không khí cá nhân di động cho y bác sỹ khi thao tác trong môi trường ô nhiễm… để chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống dịch bùng phát trên phạm vi rộng.
Cũng trong 9 tháng "chinh chiến" ấy, nhiều lần, anh cùng đồng nghiệp tại Khoa Cấp cứu, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mạnh dạn thay đổi phác đồ điều trị dựa trên trải nghiệm thực tế, như cho bệnh nhân thở oxy dòng cao, kết luận COVID-19 lây qua khí dung trong môi trường cấp cứu và phương tiện kín... Nhờ những kinh nghiệm từ thực tế, khi tham gia đội phản ứng nhanh tăng cường tại Bệnh viện Trung ương Huế, anh đã góp phần ngăn chặn đà tăng bệnh nhân COVID-19 tử vong, điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng, chia sẻ cách làm hay cho đồng nghiệp trong phân luồng, tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nặng.
Nhớ lại những ngày chống dịch, BS Nguyễn Trung Cấp cho hay, COVID-19 là bệnh quá mới, thông tin về cơ chế gây bệnh, diễn biến bệnh lý... thay đổi hàng ngày, làm khó không chỉ anh mà mọi bác sĩ, chuyên gia. Vừa điều trị, vừa học hỏi, anh gọi quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19 là "vừa đi vừa dò đường".
Hai lần "bẻ lái"

BS Nguyễn Trung Cấp thăm khám cho một bệnh nhân. Ảnh: TL
BS Nguyễn Trung Cấp không thể quên hai lần phải đưa ra những quyết định có tính bước ngoặt cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19. Lần thứ nhất là khi Khoa Cấp cứu của anh đón nam bệnh nhân sau bệnh nhân 19, vào đầu tháng 3/2020. Lúc này, dịch COVID-19 vẫn còn quá mới mẻ. Các quan điểm, chiến lược điều trị đều dựa vào các kiến thức, kinh nghiệm đã có từ các bệnh lý tương tự trước đó như SARS hay MERS-CoV-2, thậm chí là cúm hay nhiễm trùng.
Nhưng COVID-19 quá khác. Nhận thấy bệnh nhân COVID-19 có thể chịu đựng tốt hơn với những chỉ số xấu vốn phải thở máy hay ECMO (tim phổi nhân tạo), BS Nguyễn Trung Cấp và cộng sự "thử" trì hoãn việc đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập, thay vào đó hỗ trợ hô hấp bằng thở HFNC (thở oxy dòng cao).
Vừa đi vừa dò đường, sự tự tin không đến ngay được, họ đã phải cùng nhau theo dõi sát bệnh nhân gấp nhiều lần. Sau khoảng 4 ngày, bệnh nhân đó khá lên, sau 7 ngày có thể chuyển sang thở oxy (rút ngắn khoảng 7 - 10 ngày so với bệnh nhân thở máy) và sau 10 ngày có thể cai thở oxy, chứng minh quyết định của bác sĩ là chính xác. Sau khi "thử" thành công, BS Nguyễn Trung Cấp báo cáo các Giáo sư đầu ngành, đề xuất đổi mới, cải tiến trong áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán điều trị và các guideline kỹ thuật cho phù hợp với đặc điểm tổn thương bệnh lý đặc trưng của COVID-19. Nhờ đó, hàng chục bệnh nhân nặng đã được áp dụng quan điểm điều trị mới và ngăn ngừa nguy cơ diễn biến nguy kịch. Các bệnh nhân hồi phục, tiến triển tốt. Khoa đã góp phần hạn chế được tỷ lệ bệnh nhân phải thở máy.
Lần thay đổi quan điểm thứ hai là khi 2 nhân viên trong Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhiễm COVID-19 trong quá trình làm việc dù đã mặc đồ phòng hộ đầy đủ. Khi đó, các chuyên gia trên thế giới còn tranh cãi chuyện SARS-CoV-2 có lây qua khí dung (aerosol) hay không, hay chỉ qua các giọt bắn nhỏ. BS Nguyễn Trung Cấp đã suy luận, chắc chắn virus này có thể lây qua khí dung trong môi trường hồi sức cấp cứu, trên phương tiện kín.
Từ đó, các chiến lược về ngăn ngừa lây truyền virus phải áp dụng. Khẩu trang, áo phòng hộ, mạng che mặt chỉ mới đạt tương đương an toàn sinh học cấp 2, nhưng khi SARS-CoV-2 có thể lây qua aerosol thì phải nâng lên tương đương cấp 3, có thêm mũ trùm đầu và cấp cứu sạch. Đặc biệt, mũ trùm đầu là sản phẩm sáng tạo được anh cùng các đồng nghiệp chế tạo từ những vật dụng có sẵn. Thiết bị bảo hộ mới có tên gọi rất dễ thương là "mũ bảo hộ con vịt". Mũ này có thiết bị áp lực dương, màng lọc không khí, giúp người dùng dễ chịu, không làm mờ màng che mặt trong quá trình sử dụng và không gây hằn trên mặt như đeo khẩu trang N95. Thực tế sau đó, Bệnh viện không có ai bị lây nhiễm COVID-19 nữa.
Các quan điểm, kiến thức về dự phòng lây nhiễm COVID-19 của vị Trưởng khoa Cấp cứu khi đó càng được củng cố khi bệnh viện nhận nhiệm vụ sang Guinea Xích đạo đưa hơn 200 công dân về nước, trong đó không ít người nhiễm COVID-19. Khi ấy, bệnh viện nói chung, đích thân BS Nguyễn Trung Cấp đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất, thậm chí phải "thiết kế" không gian không giống ai trên máy bay để đảm bảo không lây nhiễm COVID-19 trên phương tiện này.
Cách đây 2 tuần, BS Nguyễn Trung Cấp được trao danh hiệu Công dân Thủ đô Ưu tú. Anh nói, anh chỉ là một người may mắn trong tập thể ngành Y tế được lựa chọn cho danh hiệu này và những câu chuyện anh kể là tiếng nói chung cho hàng nghìn nhân viên y tế luôn coi người bệnh là trung tâm, sự bình yên của xã hội là điểm đến…
Võ Thu

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 1 tuần trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.