Hàng loạt chợ có nguy cơ… cháy!
GiadinhNet - Cận Tết Nguyên đán nên đã có một lượng lớn hàng hóa dồn về các chợ ở trung tâm Hà Nội. Hàng khô, hàng dễ bắt lửa chất đống khắp mọi nơi song việc chuẩn bị, bố trí thiết bị chữa cháy tại các khu chợ lớn, nhỏ của nội đô dường như vẫn chỉ là “cho đẹp”.
Vải vóc, hàng mã chất cạnh bếp lò
Khảo sát của PV Báo GĐ&XH tại các khu chợ đầu mối lớn trên địa bàn Hà Nội cho thấy các mặt hàng như hàng mã, vải vóc, thực phẩm khô đã chất đầy các chợ… Bước chân vào chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) không khó để nhận ra những gian hàng ngập tràn quần áo, vải vóc, len dạ… Số sạp hàng này được kê sát nhau, quần áo được “giăng” khắp lối đi, vải vóc và len dạ được chất thành đống. Nhiều gian còn bày hàng lấn lối đi khiến việc đi lại trong chợ trở nên khó khăn. Hàng hóa chất cao khiến không gian bị thu hẹp, tầm nhìn bị che khuất. Với lượng hoàng hóa lớn và thuộc dạng dễ cháy nêu trên nhưng hệ thống phòng cháy chữa cháy ở đây được bố trí sơ sài. Vị trí đặt các bình cứu hỏa phục vụ ứng cứu tại chỗ thiếu bảng chỉ dẫn sử dụng và quy trình cứu hỏa sơ đẳng.
Việc tìm ra vị trí số bình cứu hỏa giữa “thiên la địa võng” quần áo, hàng hóa nêu trên cũng không phải dễ. Khi PV hỏi thăm một chủ cửa hàng bán quần áo trong chợ về nơi đặt bình cứu hỏa thì nhận được cái lắc đầu: “Cháu đi quanh quanh mà tìm, bác cũng không nhớ để đâu nữa”(?). Với câu trả lời của các chủ hàng, liệu khi xảy ra hỏa hoạn, ai nhớ ra bình chữa cháy ở đâu để ứng cứu?
Tình trạng hệ thống cứu hỏa thiếu chỉ dẫn cũng tồn tại ở chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội). Ngay lối vào Ban quản lý chợ cũng được treo lủng lẳng một vài bình cứu hỏa nhưng phía dưới đường đi chất đầy xe máy. Để lấy được số bình này trong tình cảnh khẩn cấp, người dân sẽ phải “bơi” trên đống xe máy may ra mới đến đích. Tại khu bán hàng mã và hoa nhựa, các chủ cửa hàng “chất” đồ kín mít đến nỗi nhiều nhà chỉ còn một ô nhỏ để dành làm chỗ ngồi, thậm chí có nhà chất kín và dời chỗ ngồi ra lối đi. Nguy hiểm hơn, ngay sau khu bán hàng mã là dãy quầy hàng phục vụ ăn uống. Việc đun nấu, chế biến với hệ thống bếp được che chắn sơ sài ngay cạnh đồ dễ bắt lửa như hàng mã, vải vóc khiến nguy cơ gây cháy tăng cao. Gần với khu hàng ăn là các quầy hàng hải sản, cá cảnh với hệ thống dây điện, các ổ cắm chằng chịt dễ gây chập điện.
Bình cứu hỏa để làm cảnh?
Theo thống kê, hiện Hà Nội có 426 chợ, trong đó có 82 chợ kiên cố, 215 chợ bán kiên cố, 129 chợ lán tạm. Gần đây việc liên tiếp xảy ra các vụ việc như vụ cháy chợ Cầu Diễn (3/12/2014), cháy chợ Nhật Tân (11/12/2014) thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng, đang đặt ra nhiều câu hỏi về công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu vực nhạy cảm này.
Khảo sát của PV Báo GĐ&XH cũng cho thấy, phần lớn các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, việc trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy còn nhiều điểm bất hợp lý. Khu vực chợ Phùng Khoang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng là một điển hình. Trong số các bình cứu hỏa được trang bị tại khu chợ này, nhiều bình đã bị gỉ, bụi bẩn, mạng nhện giăng kín xung quanh. Không biết khi có hỏa hoạn xảy ra, nó có hoạt động được không? Ở khu chợ này, bình cứu hỏa thay vì được bố trí để dễ lấy nhất khi có sự cố thì lại bị buộc bằng dây thép. Có bình còn ẩn sau các sạp quần áo, người dùng khó lòng tìm thấy số bình này trước các tình huống khẩn cấp.
Một chủ hàng rau tại chợ này cho biết: “Các bình cứu hỏa được treo ở đây lâu rồi nhưng treo để đấy thôi chứ cô đã sử dụng bao giờ đâu. Nhà cô toàn đồ tươi thế này, cháy làm sao được. Nếu có cháy lớn thì mọi người lo thoát thân và gọi xe cứu hỏa chứ ai còn thời gian đi tìm bình cứu hỏa. Nói thật với cháu chứ. Ban quản lý chợ thì vẫn mang loa đi tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy nhưng cũng chỉ nói để đấy thôi, việc ai người nấy làm”.
Hậu kiểm tra, đâu lại vào đấy
Trao đổi với PV về những bất cập của hệ thống phòng cháy chữa cháy ở chợ Ngã Tư Sở, ông Nguyễn Hữu Mạnh, Phó trưởng Ban quản lý chợ cho biết: “Ban quản lý chợ đã thành lập một đội về công tác phòng cháy chữa cháy gồm 40 người thường xuyên được tập huấn về phương án phòng chống cháy nổ, xây dựng các phương án đảm bảo an toàn, tuyên truyền, nhắc nhở các hộ kinh doanh, nhất là trong dịp Tết Ất Mùi sắp tới. Tuy nhiên, chợ Ngã Tư Sở được xây dựng từ năm 1987, nhiều hạng mục đã bị xuống cấp trầm trọng. Toàn bộ chợ có 3 máy cứu hỏa, trong đó 2 máy được trang bị từ khi thành lập chợ, năm 2012 xây dựng thêm một máy nữa”.
Tuy nhiên theo ông Mạnh, máy móc và quy trình chữa cháy vẫn còn thủ công, chủ yếu là dựa vào trách nhiệm làm việc của Ban quản lý và ý thức tự giác của các hộ kinh doanh trong chợ. Kết quả công tác kiểm tra của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 2, Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội vào tháng 12/2014 tại chợ Ngã Tư Sở cho thấy, tình trạng lấn chiếm lối đi còn diễn ra, trong chợ vẫn sử dụng các vật liệu dễ cháy, che chắn không an toàn, hàng hóa vẫn còn xếp sát với dây dẫn điện và các thiết bị điện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Nhắc về các vụ cháy lớn gần đây trên địa bàn Hà Nội, chị Nguyễn Thị Cúc, bán quần áo trong chợ Đồng Tâm (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bức xúc: “Cháy là do chủ quan, cứ ngắt hết công tắc, thiết bị điện trước khi về thì cháy làm sao được. Hàng hóa bây giờ tập kết về nhiều, mọi người phải tự biết bảo quản kiốt nhà mình. Tết nhất đến nơi rồi, chẳng may có chuyện gì thì coi như cả năm làm không công thôi”.
Mai Nguyễn

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 23 phút trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 40 phút trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 43 phút trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 2 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dục - 6 giờ trướcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dụcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.