Hành trình kỳ diệu vượt cửa tử của sản phụ băng huyết nguy kịch
Bị băng huyết nặng dẫn đến tình trạng nguy kịch, sản phụ K.T.T đã vượt qua cửa tử một cách ngoạn mục nhờ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao của Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park (TP HCM).
Thử thách từ hành trình mang thai tới sinh con
Chuẩn bị cho hành trình làm mẹ, chị K.T.T đã quyết định đi khám và bất ngờ nhận được kết quả: tử cung 1 sừng, kích thước tử cung chỉ bằng một nửa bình thường, kèm theo tình trạng polyp lòng tử cung khiến phôi không thể làm tổ.
Hành trình tìm con của chị T. bắt đầu bằng cuộc phẫu thuật đầu tiên, sử dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu: nội soi buồng tử cung nhằm loại bỏ polyp giúp làm tăng khả năng đậu thai. Sau đó, kết hợp với phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - OLEA Fertility - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park, chị T. đã đạt được ước nguyện với một "mầm sống" phát triển trong cơ thể.
Hạnh phúc tưởng chừng đã trọn vẹn khi em bé chào đời khỏe mạnh, thì bất ngờ chị T. rơi vào tình huống bị băng huyết sau sinh do tử cung không thể co hồi để cầm máu. Ngay lập tức, ekip bác sĩ đã sử dụng thuốc và thực hiện thủ thuật cấp cứu liên tục, như đặt bóng chèn, truyền máu cho sản phụ. Tuy nhiên, do chất lượng cơ không tốt của tử cung 1 sừng, tình trạng băng huyết của bệnh nhân ngày càng trầm trọng, đe dọa đến tính mạng. Trong tình thế cấp bách, bệnh nhân được chuyển gấp vào phòng mổ cấp cứu.
Với trường hợp tử cung của bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu tự co hồi, các bác sĩ phải áp dụng ngay phương án may mũi B-Lynch ngang cải tiến thay vì may dọc thông thường, nhanh chóng thắt động mạch hạ vị hai bên. Đây là một kỹ thuật rất khó bởi khả năng gây biến chứng cao, như tổn thương các mạch máu lớn lân cận, tổn thương niệu quản, gây thiếu máu chi dưới và khiến cho khối máu tụ sau phúc mạc...
Tuy lượng băng huyết đã cầm được 80-90% nhưng tử cung của bệnh nhân đã không còn dấu hiệu đàn hồi, nguy cơ cao phải cắt để bảo toàn tính mạng cho sản phụ. Trước tình huống này, đội ngũ bác sĩ vẫn kiên trì bảo tồn tử cung cho bệnh nhân.
"Đứng trước một ca băng huyết nặng như vậy thì phẫu thuật cắt tử cung là phương pháp đầu tiên được chọn để cầm máu nhanh nhất. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ luôn cố gắng tìm phương án vừa có thể bảo toàn tính mạng, vừa bảo toàn tương lai sinh sản cho bệnh nhân. Đối với thử thách lớn như trường hợp của bệnh nhân T. - chỉ mới mang thai lần đầu bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, chúng tôi buộc phải đưa ra quyết định và xử lý thật nhanh", BSCKII Nguyễn Chí Quang - Trưởng khoa Sản phụ khoa, Vinmec Central Park, chia sẻ.
Đội ngũ y bác sĩ đa chuyên khoa từ gây mê đến hồi sức và sản phụ khoa đã cùng vào cuộc, phối hợp thực hiện phương pháp "nội công ngoại kích" với loạt kỹ thuật tiên tiến, phức tạp được triển khai liên tục: đặt bóng chèn bên trong để tử cung nở ra, mũi B-Lynch siết chặt bên ngoài, đồng thời thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị để giảm tuyến máu nuôi, song song với việc tiếp tế đến 4 lít máu dự trữ. Sau hàng tiếng căng não, ekip đã thành công trong việc bảo toàn được tử cung, giành lại sự sống cho bệnh nhân.
Nơi trải nghiệm làm mẹ càng thêm trọn vẹn
Sau ca phẫu thuật cấp cứu thành công, sức khỏe chị T. đang hồi phục nhanh chóng. Chị hạnh phúc chia sẻ: "Tôi thấy mình rất may mắn vì đã lựa chọn Vinmec trong suốt hành trình tìm con, chăm sóc thai và sinh con. May mắn nữa là trong lúc khẩn cấp nhất, ngân hàng dự trữ máu của bệnh viện đáp ứng đủ và đội ngũ y bác sĩ cũng rất khẩn trương, chuyên nghiệp để cứu tôi"
Được trải nghiệm chất lượng điều trị hàng đầu tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park, chị T. đặc biệt ấn tượng với sự tận tình chăm sóc và giúp đỡ của đội ngũ y bác sĩ nơi đây. "Tôi cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ tận tình từ tất cả mọi người, trong tất cả các việc. Nhất là trong thời gian nằm hồi sức hậu phẫu tại khoa ICU, các bác sĩ, y tá đã luôn ân cần, hỏi han, quan tâm. Thậm chí, họ còn giúp tôi gội đầu và chải tóc", chị T chia sẻ.
Sự yêu mến, tin tưởng của bệnh nhân chính là động lực cho các "chiến sĩ áo trắng" tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park trên hành trình chiến đấu với những ca bệnh khó. "Khi vượt qua được những ca phẫu thuật phức tạp, chúng tôi có thêm động lực để vững bước trên sự nghiệp chăm sóc sức khỏe mẹ và bé", bác sĩ Quang cho biết.
Luôn đặt mục tiêu vì lợi ích sức khỏe và cuộc sống lâu dài của bệnh nhân lên hàng đầu, cùng với công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất tiên tiến đạt chuẩn quốc tế JCI và đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park tự hào là cơ sở uy tín đồng hành, mang tới cho thai - sản phụ trải nghiệm sinh con an toàn và thoải mái.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park thuộc Hệ thống y tế Vinmec do Tập đoàn Vingroup phát triển sở hữu những trang thiết bị y tế cao cấp nhất hiện nay, gồm 16 chuyên khoa, quy tụ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao và quy trình vận hành chuyên nghiệp.
Tháng 6/2024, Vinmec Central Park chính thức trở thành bệnh viện thứ 4 tại Việt Nam được công nhận đạt chuẩn y tế toàn cầu JCI với điểm số gần như tuyệt đối, khẳng định là một trong những hệ thống y tế chuyên nghiệp, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3622.1166 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY!
Vinmec
Sự cố xảy ra lúc đang học trong lớp khiến bé gái 7 tuổi tử vong thương tâm
Y tế - 39 phút trướcBé gái 7 tuổi được chuyển từ tỉnh vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nguy kịch sau đó tử vong thương tâm do tổn thương vì nuốt phải đầu bút.
Ai không nên xông hơi?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcNhiều nghiên cứu chứng minh xông hơi giúp tăng sức chứa và chức năng phổi, cải thiện hô hấp, tuy nhiên một số nhóm người không nên xông hơi.
Từ những bọng nước ở chân, người phụ nữ ở Lạng Sơn bị sốc nhiễm khuẩn nguy kịch
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng hai chân sưng nề, đau cơ vùng bắp chân, đùi hai bên và đau cơ cẳng tay bên phải, không vận động, đi lại được.
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đạt danh hiệu Năng lượng Xanh 5 sao năm 2024
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) đã được vinh danh với danh hiệu "Năng lượng xanh 5 sao" – mức cao nhất dành cho các cơ sở sử dụng năng lượng xanh trọng điểm trong công trình xây dựng.
Việt Nam có một 'vị thuốc' ruộng đồng, cực dễ tìm nhưng không phải ai cũng biết
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcNấm rơm, một loại nấm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe bất ngờ từ nấm rơm mà không phải ai cũng biết.
Người đàn ông 66 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch do viêm phổi nặng, thừa nhận sai lầm nhiều người Việt hay mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 66 tuổi ở Quảng Ninh đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ho, khó thở, sốt được chuẩn đoán bị viêm phổi nặng.
Những người 'đại kỵ' với củ cải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCủ cải tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người "đại kỵ" với củ cải.
Mùa lạnh, tắm như thế nào để tránh nguy cơ bị đột quỵ?
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, tắm khuya hoặc tắm nước lạnh không thể trực tiếp dẫn đến nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Tuy nhiên, việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến đột quỵ khi tắm muộn.
5 loại thực phẩm Hoàng gia Anh ăn phổ biến nhất để tốt cho tim và não
Sống khỏe - 1 ngày trướcThói quen ăn uống của Hoàng gia Anh từ lâu đã thu hút sự chú ý của dư luận, mọi người đều rất tò mò về những thực phẩm họ ăn hàng ngày.
Mỗi ngày uống nửa lít rượu ngâm cao lá, người đàn ông ở Tuyên Quang lơ mơ, da vàng đậm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng ý thức suy giảm, lơ mơ, da niêm mạc, củng mạc mắt vàng đậm, men gan tăng rất cao.
Sau tuổi 50, ăn sáng bằng mì tôm có tốt không? Bác sĩ: Người trung niên dù đói đến mấy cũng nên tránh xa 3 món này
Bệnh thường gặpNhiều người lo lắng gan và thận ở tuổi trung niên sẽ suy yếu dẫn tới chức năng chuyển hóa - bài tiết không hoạt động tốt, ăn nhiều mì tôm sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn lipid máu. Vậy thực tế ra sao?