Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình tìm lại cô gái Mông trong ảnh sau 19 năm

Thứ năm, 20:00 19/02/2015 | Xã hội

Gần 20 năm sau ngày chụp bức ảnh cô gái Mông xinh đẹp, nhiếp ảnh gia Đỗ Ngọc đã quay trở lại và may mắn gặp được người xưa.

 

Một sáng mùa thu 1995, nhiếp ảnh gia Đỗ Ngọc cùng các tay máy trong CLB nhiếp ảnh Hải Âu ghé bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai), hành trình cuối của chuyến xuyên Việt dài ngày bằng xe máy. Bản nằm trên đường lên đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương. Cát Cát có vài chục mái nhà nằm dưới thung lũng, xung quanh là núi đồi, ruộng bậc thang và dòng suối uốn khúc.

Bản lúc đó nghèo lắm, người dân (đa số là người Mông) sống bằng nghề trồng lúa, ngô và dệt thổ cẩm. Thu hút ống kính của các nhiếp ảnh gia nhất là cảnh sinh hoạt đời thường, trang phục đầy bản sắc của người Mông, những ngôi nhà trình tường đất, mái lợp bằng những tấm gỗ mỏng, hàng rào đá vây quanh nhà rất đẹp…

Chị nhớ lại: "Tôi cùng các bạn đi quanh quẩn trong bản để chụp ảnh. Khi qua một nương lúa, tôi bất ngờ nhìn thấy một cô gái ngồi ở thềm nhà. Thấy tôi, cô mỉm cười ngượng nghịu và chào bằng tiếng Mông. Tôi chưa bao giờ gặp một cô gái vùng cao nào đẹp như vậy, da trắng ngần, mắt to, mũi cao và ánh nhìn rất thông minh. Cô mặc váy áo thổ cẩm màu đen, cổ và tay viền đỏ, đơn giản mà tuyệt đẹp.

Tôi làm quen và xin chụp ảnh, cô cười bẽn lẽn không nói gì nhưng để mặc tôi theo cô 'sáng tác' khắp trong nhà, ngoài sân. Trong nhiều tấm ảnh chụp được, tôi thích nhất bức chụp cô nhìn thẳng vào ống kính với nụ cười thanh xuân e ấp. Lúc ấy cô đang phơi vải ngoài sân, trước ngôi nhà mái gỗ, quanh nhà là hàng rào đá, những cây mận trổ bông trắng xóa bên hiên nhà".

chu-2984-1423557619.jpg
Bức ảnh 19 năm trước được nhiếp ảnh gia Đỗ Ngọc chụp khi lên bản Cát Cát.

 

Suốt mấy chục năm cầm máy, “Cô gái H’Mông” - tên bức ảnh - là một trong số ít chân dung mà chị Đỗ Ngọc ưng ý nhất. Đó còn là một trong những kỷ niệm đẹp trong đời cầm máy của chị.

"Là nghệ sĩ nhiếp ảnh, tôi rất quan tâm đến những con người, nơi chốn mình từng qua đã thay đổi thế nào sau nhiều năm tháng. Hành trình tìm lại người cũ, chốn xưa cũng là hành trình ngược đưa tôi về thời tuổi trẻ nhiều kỷ niệm. Mùa thu năm 2014, 19 năm sau khi chụp bức ảnh đó, tôi đã trở lại Sa Pa tìm người trong ảnh", nhiếp ảnh gia tâm sự.

Sa Pa cuối thu 2014 mây mù trôi bãng lãng trên các đỉnh núi, tràn xuống thung lũng. Cảnh vật trầm lặng, mờ ảo trong sương. Nhóm bạn đi cùng vào bản Cát Cát cũng háo hức chia sẻ câu chuyện ảnh 19 năm của chị. Nhiếp ảnh gia cầm theo cuốn sách ảnh in 17 năm trước để hỏi thăm, phòng khi không tìm được nhà người xưa. Vật đổi sao dời, ai biết được sau từng ấy năm cô và gia đình có còn sống ở bản Cát Cát hay không.

Cát Cát đổi thay quá nhiều. Bản làng thưa thớt chỉ vài chục nóc nhà dưới thung lũng xưa, giờ là địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Đường chính trong bản đã đổ bê tông, nhiều ngôi nhà xây nền cao, có nhà lợp tôn, ngói. Dường như mỗi ngôi nhà ở trục đường chính của bản đều là một cửa hàng bán thổ cẩm, quà lưu niệm. Đi gần giáp vòng bản, đoàn vẫn không tìm ra ngôi nhà xưa. Dân bản nhiều người chăm chú xem ảnh “người mẫu” rồi lắc đầu “không biết”.

Chị Ngọc ôm cuốn sách ảnh đứng ngơ ngác giữa bản. 19 năm rồi, nay cô ấy khoảng 40 tuổi. Đời sống vùng cao vất vả đã biến cô gái xinh tươi thành người đàn bà lam lũ nào để không ai còn nhận ra cô ấy nữa. May sao, một thanh niên chỉ bà già người Mông ngồi trước cửa hàng thổ cẩm và mách nước: “Hỏi bà ấy đi, bà ấy sống ở đây từ khi sinh ra, chắc biết!”.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Ngọc cùng nhân vật Mã Thị Chú gặp lại nhau sau 19 năm.

 

Vừa nhìn ảnh cô gái, bà già cười hồn hậu: “Tao biết nó. Nó lấy chồng ở xã khác. Cậu nó bán hàng dưới kia”. Cả nhóm mừng rỡ đi ngay xuống cuối bản gặp cậu ruột cô gái là một người đàn ông khoảng 60 tuổi. Ông nói ngay khi vừa nhìn ảnh: “Đúng là con Mã Thị Chú, cháu tao. Nó đang sống ở Sa Pả bên nhà chồng, cách Sa Pa 8 km”. Ông dẫn đoàn đến nhà mẹ cô gái, ngôi nhà vách đất mái gỗ xưa nơi chị Ngọc đã đến, giờ được đúc nền xi măng cao ngay dốc xuống thung lũng.

Mẹ cô gái, một phụ nữ Mông đẹp lão, đón đoàn khách dưới xuôi ở cửa với nụ cười hiền. Vừa nhìn bức ảnh, bà xác nhận: “Con bà đó, giờ nó già lắm rồi”. Nghe lời khẩn thiết của chị Ngọc: “Cháu muốn gặp cô ấy, tặng cô ấy cuốn sách ảnh này, chụp lại ảnh cô ấy sau 19 năm”, bà liền điện thoại cho con gái. Lát sau, bà quay sang cười vui vẻ: “Con gái bà sẽ đến”.

Hơn nửa tiếng sau, Mã Thị Chú, đến với chồng, một người đàn ông Mông trắng trẻo, thư sinh. "Tôi nhận ngay ra cô ấy, vẫn nụ cười bẽn lẽn xưa, dù nhan sắc phần nào héo hắt, mệt mỏi. Cô thích thú ngắm nhìn chân dung mình trong cuốn sách ảnh của tôi rồi cười ngượng nghịu: 'Cuộc sống vất vả, mình già và xấu lắm rồi!”, chị Ngọc kể.

Ở tuổi 40, Mã Thị Chú giờ có 3 con, con gái đầu đã lấy chồng. "Như vừa hôm qua thôi, sau 19 năm, tôi lại say sưa chụp ảnh cô ở góc sân với những dải vải đũi vừa nhuộm phơi ngang sân. Nhìn khuôn mặt đã nhiều nếp nhăn, có chiều mệt mỏi nhưng nụ cười vẫn bẽn lẽn như xưa, lòng tôi trào lên niềm thương cảm. Không chỉ thương câu chuyện ảnh, một kỷ niệm gắn bó, mà thương cả cuộc đời một người phụ nữ, một nhan sắc...", nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Vợ chồng Mã Thị Chú mặc quần áo mới, trang phục như đi hội làng bản. Nhìn cách họ cư xử với nhau, người ngoài có thể cảm nhận được hạnh phúc của hai vợ chồng. Vàng A Seng cho biết, anh là chồng thứ hai của cô. Thời điểm 19 năm trước, Chú đang sống với người chồng đầu tiên. 2 năm sau, cô ly dị mà chưa kịp có con. Sau đó cô kết hôn với Vàng A Seng, kém cô 3 tuổi. Hai vợ chồng sống bằng nghề làm nương, đủ ăn.

Vợ chồng Mã Thị Chú tại nhà mẹ cô ở bản Cát Cát.

 

Ngồi nói chuyện mà mẹ Chú cứ nhìn chị Ngọc cười, thỉnh thoảng lại cầm tay lắc nhẹ: “Quý lắm, chụp ảnh bao nhiêu năm rồi còn trở lại!”. Câu chuyện của họ xoay quanh sự đổi thay của bản Cát Cát, cuộc sống của người dân, thăm hỏi nhau về gia đình, con cái…

Rồi cũng đến lúc chia tay, chị Ngọc tặng cho Chú và mẹ cô chút quà, chia tay họ với lời hẹn ngày nào trở lại Sa Pa. Chú đùa: “20 năm nữa lại gặp để chụp ảnh, mình thành bà cụ già lắm rồi”. Chồng cô chở chị Ngọc bằng xe máy ra đầu bản để về lại Sa Pa. Trên xe, chị đùa: “Chăm sóc vợ nhé, đừng làm cô ấy buồn mà xấu đi. Lần sau tôi trở lại cô ấy vẫn đẹp và vui, để chụp ảnh cho đẹp nhé!”. Seng cười: “Chị đừng để 20 năm mới trở lại nhé. Hôm nay vợ mình vui lắm đấy. Thế nào tối về cũng khoe khắp bản cuốn sách ảnh của chị!”.

"Trời đổ mưa phùn, tôi chia tay Seng, bước đi mà thấy lòng ấm áp. Đi xa rồi quay lại nhìn, tôi vẫn thấy Seng đứng nhìn theo ở con dốc đầu bản. Đó là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc trong đời tôi...", nữ nhiếp ảnh gia tâm sự.

Theo Pháp Luật TP HCM

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tỉnh Bắc Kạn thành lập 6 sở mới

Tỉnh Bắc Kạn thành lập 6 sở mới

Thời sự - 28 phút trước

GĐXH - Sáng ngày 21/2, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức kỳ họp thứ 25, quyết định việc sắp xếp, kiện toàn một số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

Lừa gần 900 triệu đồng, người phụ nữ ở Hải Dương nhận kết đắng

Lừa gần 900 triệu đồng, người phụ nữ ở Hải Dương nhận kết đắng

Pháp luật - 32 phút trước

GĐXH - Do ham mê cờ bạc, cần tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân, Nga đã nói dối anh Th. về việc có thể mua giầy si tuyển với giá thấp để nạn nhân tin tưởng đặt tiền cho mình. Tuy nhiên khi nhận được tiền của nạn nhân, Nga đã không thực hiện lời hứa...

Video va chạm trực diện với xe đầu kéo, 2 nam sinh thương vong

Video va chạm trực diện với xe đầu kéo, 2 nam sinh thương vong

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn xảy ra khoảng hơn 8h cùng ngày trên Quốc lộ 7B đoạn qua địa bàn thị trấn Hoa Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) khiến 1 nam sinh tử vong tại chỗ.

Học viện CSND tuyển sinh 100 chỉ tiêu văn bằng 2 toàn miền Bắc, riêng tỉnh này lấy 50 chỉ tiêu

Học viện CSND tuyển sinh 100 chỉ tiêu văn bằng 2 toàn miền Bắc, riêng tỉnh này lấy 50 chỉ tiêu

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Năm 2025, Học viện Cảnh sát Nhân dân có sự thay đổi lớn nằm ở việc mở rộng chỉ tiêu hệ văn bằng 2, đặc biệt là dành chỉ tiêu riêng cho một tỉnh nằm ở phía Bắc.

Hà Nội chính thức phê duyệt quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại hàng loạt khu tập thể cũ, xuống cấp

Hà Nội chính thức phê duyệt quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại hàng loạt khu tập thể cũ, xuống cấp

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại hàng loạt khu tập thể cũ và vùng phụ cận trên địa bàn, gồm: Kim Liên, Trung Tự và Khương Thượng.

Rinh quà hấp dẫn cùng 'Run With Me – Cộng Đồng Khỏe'

Rinh quà hấp dẫn cùng 'Run With Me – Cộng Đồng Khỏe'

Xã hội - 1 giờ trước

Mỗi vận động viên (VĐV) tham gia giải chạy "Run With Me – Cộng Đồng Khỏe" không chỉ có cơ hội nhận được giải thưởng giá trị lên đến 10 triệu đồng mà được bốc thăm trúng thưởng và "rinh" về vô vàn các phần quà hấp dẫn.

Hà Nội: Kịp thời giải cứu cụ ông 78 tuổi trong đám cháy tại quận Thanh Xuân

Hà Nội: Kịp thời giải cứu cụ ông 78 tuổi trong đám cháy tại quận Thanh Xuân

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời giải cứu cụ ông 78 tuổi trong vụ cháy nhà tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân sáng 21/2.

Số lượng thí sinh dự thi đánh giá năng lực cao kỷ lục

Số lượng thí sinh dự thi đánh giá năng lực cao kỷ lục

Giáo dục - 2 giờ trước

Hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức để xét tuyển vào 100 trường đại học, cao đẳng.

Vi phạm lỗi này tài xế có thể bị tước giấy phép lái xe đến 2 năm

Vi phạm lỗi này tài xế có thể bị tước giấy phép lái xe đến 2 năm

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP được ban hành, nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ tài xế có thể bị phạt rất nặng và tước giấy phép lái xe đến 2 năm. Đó là những hành vi nào?

Hà Nội: Yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác đất, cát trái phép tại huyện Gia Lâm

Hà Nội: Yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác đất, cát trái phép tại huyện Gia Lâm

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản về việc kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh về các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép tại huyện Gia Lâm.

Top