Hãy tránh xa những loại thực phẩm này nếu bạn không muốn bị xấu hổ vì "xì hơi"
GiadinhNet - Các “khí ga” được hình thành một cách tự nhiên thông qua con đường tiêu hóa hoặc bằng việc bạn nuốt không khí vào cơ thể. Tuy nhiên khi việc xì hơi trở nên không kiểm soát, vấn đề sẽ rất khó chịu.
Các “khí ga” được hình thành một cách tự nhiên thông qua con đường tiêu hóa hoặc bằng việc bạn nuốt không khí vào cơ thể. Đó là điều hoàn toàn bình thường, mỗi ngày một người khỏe mạnh trung bình xì hơi tầm 10 lần. Tuy nhiên khi việc xì hơi trở nên không kiểm soát, vấn đề sẽ rất khó chịu, nhất là đối với những người xung quanh. Hãy yên tâm, có những cách để giảm thiểu chúng. 8 biện pháp sau đây sẽ giúp bạn.
1. Tránh xa một số loại thực phẩm

Việc tiêu thụ các trái cây sấy khô và các hạt có dầu như quả chà là, trái vả, mận, quả phỉ, hạnh nhân, quả óc chó cần phải giảm xuống nếu bạn dễ mắc chứng đầy hơi. Những sản phẩm này sẽ chỉ làm tăng khí trong cơ thể bạn.
Cũng như vậy đối với các sản phẩm từ sữa dù cơ thể bạn tiêu hóa được lactose. Các sản phẩm sữa có kem hay chứa 0% chất béo đều chứa chất inuline có thể gây đầy hơi.
Tương tự như vậy với a-ti-sô, bắp cải, củ cải, măng tây, đậu Hà Lan và các loại đậu, việc tiêu thụ chúng cần phải giảm. Những thực phẩm này có vai trò như nguyên liệu lên men của vi khuẩn và trở thành nguồn của khí ga.
2. Điều hòa sự tiêu hóa ở ruột

Nếu sự tiêu hóa ở ruột bị chậm, thực phẩm sẽ ở lại ruột và bắt đầu lên men. Cho nên vi khuẩn bắt đầu gia tăng nhanh chóng và từ đó xuất hiện khí ga trong ruột. Do đó những người đang bị táo bón sẽ có nhiều khí ga hơn người khác.
Cần phải ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như yến mạch, ngũ cốc để thúc đẩy tiêu hóa.
3. Tránh hít nhiều không khí trong khi ăn

Như đã nói ở trên, xì hơi có thể do việc tiêu hóa không khí, có nghĩa là bạn đã nuốt không khí trong khi ăn. Việc nhai kĩ thức ăn và kiểm soát việc nuốt không khí là rất quan trọng. Trung bình mỗi bữa ăn nên kéo dài 20 phút.
Nếu bạn có vấn đề về răng hoặc đang phải đeo răng giả, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn và điều đó làm tăng nguy cơ đầy hơi. Uống từ chai với ống hút hoặc uống từng ngụm nhỏ có thể làm bạn phải nuốt nhiều không khí và nước bọt hơn. Nó tương tự như khi bạn hút thuốc sẽ gây ra ợ hơi và đầy hơi ở ruột.
4. Quế

Quế thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là chứng đầy hơi và chướng bụng. Nó có thể làm giảm các triệu chứng bởi các hoạt chất trong quế không chỉ bảo vệ mà còn thay đổi tích cực hệ đường ruột.
Nếu bạn đang phải chịu các vấn đề về tiêu hóa, hãy pha 1 muỗng cà phê bột quế trong 150ml nước sôi, đậy lại và để nó hòa tan trong 15 phút. Sau đó lọc và uống 3 cốc mỗi ngày sau bữa ăn trong vòng 1 tuần.
5. Cỏ xạ hương (Thyme)

Cỏ xạ hương có đặc tính chống co thắt và giúp tiêu hóa rất hiệu quả. Nó được khuyên dùng cho những người đầy hơi và thường xì hơi.
Để phát huy đặc tính này của cỏ xạ hương, bạn có thể làm theo công thức sau: Đun sôi 150ml nước, đổ vào đó một muỗng cà phê cỏ xạ hương, đậy lại và chờ nó hòa tan trong 15 phút. Tiếp theo bạn có thể lọc trước khi uống 1 tách sau bữa ăn chính. Nếu bạn lựa chọn tinh dầu cỏ xạ hương, bạn nhỏ 10 giọt tinh dầu vào 500 ml dầu ô liu và sử dụng hỗn hợp này vào nêm nếm thức ăn để cải thiện tiêu hóa.
6. Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm giúp tiêu hóa tuyệt vời bởi đặc tính chống nhiễm khuẩn và cân bằng hiệu quả mức axit trong dạ dày. Bạn có thể ăn một tép tỏi tươi sau bữa ăn để phát huy đặc tính này. Nếu bạn không thích mùi và hương vị của nó, hãy nghĩ tới việc ăn kèm với vài lá cỏ xạ hương sẽ giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn.
Hoặc bạn có thể sử dụng công thức sau: nghiền 1 tép tỏi với 1 một số hạt cumin (dùng để nấu món cà ri) và một chút tiêu đen, rồi đổ hỗn hợp vào 1 tách nước sôi, để chúng hòa vào nhau trong một vài phút trước khi lọc, để nguội và uống 1 đến 2 tách mỗi ngày.
7. Gừng

Từ xa xưa, gừng đã được sử dụng để điều trị tiêu hóa bằng cách kích thích hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm viêm hệ thống tiêu hóa và loại bỏ hiệu quả khí ga trong ruột. Một bữa ăn no căng bụng sẽ kéo theo hệ quả là chứng khó tiêu và đầy hơi, lúc đó bạn hãy nhai một miếng gừng sẽ có tác dụng ngay.
Để có kết quả tốt nhất, bạn có thể uống nước gừng bằng cách nhúng 4 lát gừng trong 1 tách nước sôi, nấu lửa nhỏ trong 5 phút, đợi nước trở nên ấm thì lọc. Nên uống 3 cốc mỗi ngày.
8. Chanh và baking soda

Sự kết hợp giữa chanh và baking soda là phương thuốc cổ xưa để chống viêm và axit dạ dày, là cách để loại thải các khí ga do tiêu hóa kém gây ra. Với 100 ml nước, ¼ thìa baking soda và nước cốt của 1 quả chanh, bạn có thể chấm dứt tất cả các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Trộn hỗn hợp bằng cách quấy đều để tạo ra một thể đồng nhất và uống ngay lập tức.
Lily
Theo Vitamiiin

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận
Sống khỏe - 3 giờ trướcChế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Mẹ và bé - 20 giờ trướcNhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

Sống thọ hay không nhìn mỡ bụng là lộ hết, bạn có dám tự kiểm tra không?
Sống khỏe - 1 ngày trướcChỉ mất chưa tới 1 phút để tự kiểm tra mỡ bụng, bạn sẽ tìm được nhiều manh mối quan trọng về việc mình sống thọ hay “đoản thọ”.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?
Y tế - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ tàu du lịch bị lật trên Vịnh Hạ Long, hiện sức khỏe 10 người may mắn được cứu sống đang điểu trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy đã cơ bản ổn định.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.