Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hết cách vì con nghiện điện thoại, bố mẹ phải đánh thuốc mê để đưa con vào viện tâm thần

Thứ hai, 10:50 08/01/2018 | Sống khỏe

Sau khi dùng mọi biện pháp khuyên ngăn, mời bác sĩ tâm lý đến nhà không có hiệu quả, anh Long phải đánh thuốc mê để cưỡng chế con gái, cho xuống viện tâm thần.

Từ con ngoan trò giỏi trở thành "con nghiện"

TS.BS Tô Thanh Phương – Trưởng khoa Cấp tính nữ, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu một ca bệnh khá đặc biệt, khi người bệnh là một nữ sinh bị nghiện điện thoại, bố mẹ phải đánh thuốc mê để cưỡng chế đưa đến bệnh viện điều trị.

Đang điều trị ở khoa Cấp tính nữ, Ng.T.T. (SN 2000, ở Hà Nội) khi gặp bác sĩ và chúng tôi liên tục nói mình không hề mắc bệnh và không hợp tác trong việc điều trị.

"Chúng tôi tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nhập viện vì nghiện game, nghiện điện thoại, lúc đầu đến viện ai cũng nói mình không mắc bệnh và từ chối điều trị, chính điều đó gây khó khăn không chỉ cho bác sĩ, mà còn khiến bệnh trầm trọng hơn", BS Phương cho hay.

Ngồi bên gường bệnh, anh Long (bố cháu T.) từ chối mọi chia sẻ về bệnh tình của con mình, chỉ khi bác sĩ phân tích đay là ca điển hình và cần phải tuyên truyền để các gia đình có con trong độ tuổi này cảnh giác…Lúc đó, anh Long mới đồng ý chia sẻ, nhưng trong cuộc nói chuyện anh vẫn dè chừng vì sợ những người nhà bệnh nhân bên cạnh nghe được.

"Lỗi là do chúng tôi, những người bố, người mẹ chưa làm hết trách nhiệm chăm sóc, quan tâm con cái, nên giờ mới ra cơ sự này", đó là câu nói đầu tiên của anh Long với chúng tôi, như thể tự dằn vặt bản thân mình.

Anh Long cho biết, trước khi bước vào lớp 12 con gái anh là một học sinh rất giỏi và ngoan, năm nào cũng thuộc tốp đi thi học sinh giỏi quốc gia và đạt giải cao. Nhưng từ đầu năm học lợp 12 đến nay, con gái anh Long thay đổi tính nết, không giao lưu với bạn bè, sống thu mình, lực học giảm sút.

Thấy con thay đổi bất thường, hai vợ chồng anh Long quyết định theo dõi mọi hoạt động của con khi ở nhà thì thấy được, con không học hành gì mà suốt ngày chỉ ôm chiếc điện thoại. Thậm chí, đến bữa ăn bố mẹ gọi xuống cũng không xuống, nhiều hôm thức đến 2-3 giờ sáng trong phòng chỉ ôm chiếc điện thoại, hoặc vào nhà vệ sinh đóng cửa không bật điện chỉ để xem điện thoại…

"Rồi đến giữa tháng 12/2017, tôi bất chợt đi làm về giữa buổi thấy con ở nhà, gọi điện đến cô giáo thì mới biết con trốn học. Khi trốn học về nhà, con tôi chỉ chơi điện thoại chứ không có việc riêng tư gì", anh Long kể lại.

Khuyên bảo con không nghe lời, anh Long và vợ bàn cách cắt mạng internet trong gia đình. Lúc bày H. mới bắt đầu có những biểu hiện bất thường mà chính bố và mẹ cũng không ngờ tới.

"Khi cắt mạng, cháu phản ứng một cách rất gay gắt, cháu như kiểu bị điên vậy. Cháu sẵn sàng đập phá đồ đạc trong nhà, chửi thậm chí là có hành động chống trả bố mẹ", anh Long nói.


(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Dùng thuốc mê, cưỡng chế đưa con vào viện

Lo cho con gái, anh Long mời bác sĩ tâm lý đến gia đình để thăm khám, nhưng H. vẫn khăn khăng nói mình không mắc bệnh gì và có thái độ không hợp tác. Dùng mọi cách không có hiệu quả, cuối cùng anh Lòng nghe theo lời tư vấn của bác sĩ đánh thuốc mê, sau đó chuyển cháu xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

TS Tô Thanh Phương cho biết, hiện cháu H. đang điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế với bệnh nhân trầm cảm. Thời gian đầu cháu chưa hợp tác trong điều trị, vì thế ngoài dùng thuốc, gia đình cần phải nhẹ nhàng động viện, chăm sóc cháu.

Phân tích cơ chế dẫn đến trầm cảm khi nghiện game, facebook…BS Phương cho biết, đa số người bệnh khi nghiện đều chỉ thích chơi với duy nhất chiếc điện thoại, xa lánh với thế giới xung quanh, lâu dần mắc bệnh.

"Nếu phát hiện nghiện điện thoại khoảng 6 tháng đầu thì lúc đó người bệnh đang ở tình trạng cấp tính, việc điều trị sẽ kéo dài ít nhất là 6 tháng. Còn nếu phát hiện nghiện game trên 6 tháng, thì lúc đó đã chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị sẽ rất dài, khoảng 3-5 năm", BS Phương cảnh báo.

Chính vì thế, BS Phương mong muốn các gia đình hãy quan tâm, chú ý đến con mình hơn nữa để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để quá muộn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và thời gian điều trị sẽ rất lâu.

Theo Soha/Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 23 giờ trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 23 giờ trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Top