Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiến giác mạc ở Nam định: Xã tiên phong xóa bỏ quan niệm “chết toàn thây”

Thứ hai, 15:00 17/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Xã Hải Vân (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) có khoảng 9.000 nhân khẩu với hơn 2.000 hộ, trong đó người theo Công giáo chiếm khoảng 85%. Xã này nổi tiếng với phong trào “mang ánh sáng đi cho” xóa bỏ quan niệm “chết là phải toàn thây” khi nhiều người đã tiên phong hiến tặng giác mạc để cứu người khác.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hải Vân đến thăm hỏi bà Nguyễn Thị Oanh (vợ của ông Lương Văn Hải, người đầu tiên hiến giác mạc của tỉnh Nam Định). Ảnh: Đức Biên
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hải Vân đến thăm hỏi bà Nguyễn Thị Oanh (vợ của ông Lương Văn Hải, người đầu tiên hiến giác mạc của tỉnh Nam Định). Ảnh: Đức Biên

Cho đi để được nhận lại

Ông Lương Như Hải, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hải Vân cho hay: Từ năm 2013, phong trào hiến giác mạc tại Hải Vân được phát động, đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống.Thời gian đầu, công tác tuyên truyền, vận động người dân hiến giác mạc gặp nhiều khó khăn bởi vấn đề này khá mới mẻ. Từ trước đến nay, xã không có ai hiến giác mạc bao giờ, nhiều người còn giữ tư tưởng "khi về thế giới bên kia phải toàn thây".

Khó khăn được tháo gỡ khi ông Lương Văn Hải (SN 1954, tại xóm 11, xã Hải Vân) là người tiên phong trong việc đăng ký và hiến giác mạc của tỉnh Nam Định. Bước khởi đầu này cùng với sự ra đời của văn bản luật trong việc hiến mô tạng, giác mạc… thúc đẩy việc triển khai của Hội Chữ thập đỏ về công tác vận động hiến giác mạc trở nên mạnh mẽ và thiết thực.

Bà Nguyễn Thị Oanh (SN 1957, vợ ông Lương Văn Hải) kể lại: “Cuối năm 2013, đi khám bệnh, chồng tôi phát hiện mình bị ung thư. Sau khi được vợ con và người thân khuyên bảo, ông đã lên Hà Nội để khám lại. Tại bệnh viện, ông đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, mỗi người một căn bệnh khác nhau, nhưng họ đều có niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nằm điều trị ở bệnh viện, ông thường xuyên theo dõi đài, báo nói về các hoạt động từ thiện, các phong trào tình nguyện, nhất là phong trào hiến giác mạc để cứu giúp những người khiếm thị tìm thấy ánh sáng. Biết bệnh tình của mình khó qua khỏi, ông đã tâm sự với tôi: Trước kia tôi cũng nghèo khó, không có gì kỷ niệm những người nghèo túng. Vậy nên khi tôi mất, tôi sẽ ủng hộ giác mạc cho những người khiếm thị. Nghe chồng nói thế, tôi khóc nhiều lắm nhưng vẫn tôn trọng quyết định của ông. Vậy là trước khi mất một tuần, ông ấy đã đăng ký hiến giác mạc cho Ngân hàng Mắt Trung ương. Điều này chỉ mỗi tôi biết, đến khi ông ấy mất thì đơn tự nguyện hiến giác mạc được đọc cho con cháu nghe”.

Thực hiện tâm nguyện của ông Hải, khi ông qua đời (ngày 27/1/2014), gia đình đã gọi điện cho Ngân hàng Mắt Trung ương về làm các thủ tục để tiến hành lấy giác mạc của ông để bảo quản. Lúc đầu, nhiều người trong gia đình và bà con nhân dân trong xóm còn chưa hiểu rõ về việc lấy giác mạc, cứ tưởng tượng là khi ông mất thì các bác sĩ sẽ "lấy cả đôi mắt" để mang đi, nhưng đến khi được các bác sĩ giải thích và trực tiếp chứng kiến thì mới biết được họ lấy giác mạc với thao tác nhanh chóng và vẫn giữ được đôi mắt người hiến bình thường. Trước khi qua đời, ông Hải còn động viên người em gái kết nghĩa của mình là bà Lương Thị Quỳ cũng mắc bệnh hiểm nghèo tham gia hiến giác mạc cho bệnh viện. Đến nay, cả vợ và các con ông Hải đã đăng ký hiến giác mạc sau khi qua đời.

Từ những nghĩa cử cao đẹp trên, ông Lương Văn Hải đã được Bộ Y tế truy tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân và Bệnh viện Mắt Trung ương trao tặng Bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp trong việc hiến giác mạc cho người mù.

Những nghĩa cử cao đẹp

Bệnh viện Mắt Trung ương tặng Giấy khen và Kỷ niệm chương cho 5 gia đình hiến giác mạc thành công trong năm 2016.
Bệnh viện Mắt Trung ương tặng Giấy khen và Kỷ niệm chương cho 5 gia đình hiến giác mạc thành công trong năm 2016.

Linh mục Nguyễn Hòa Kiên, Chánh xứ Kim Thành (xã Hải Vân) khẳng định: “Người Công giáo luôn tin rằng con người có linh hồn và thể xác, phần xác tan trong lòng đất (như cát bụi lại trở về với cát bụi) còn linh hồn vẫn sống. Người Công giáo làm việc thiện, phúc, đức để lại phần thưởng đời sau là hạnh phúc ở bên Chúa mãi mãi. Việc hiến tặng giác mạc là nghĩa cử cao đẹp phù hợp với giáo lý, giáo luật và kinh Thánh”.

Với những quan niệm trên, việc hiến tặng giác mạc sau khi qua đời của người Công giáo được khuyến khích. Đó cũng là một việc thiện cuối cùng của một con người nên đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo giáo dân nơi đây. Đặc biệt, việc đồng tình, ủng hộ của Linh mục, ông trùm của giáo xứ càng làm cho giáo dân tin tưởng trong các công tác từ thiện, hiến giác mạc và mô tạng sau khi chết.

Đến nay, sau ông Lương Văn Hải còn có 5 người khác đã hiến thành công như: Ông Mai Xuân Tiến (60 tuổi, xóm 9), ông Đinh Văn Chiến (69 tuổi, xóm 4), ông Lương Duy Tiến (70 tuổi, xóm 11), bà Lương Thị Lành (82 tuổi, xóm 2), bà Lương Thị Quỳ (66 tuổi, xóm 11). Cùng với đó là hơn 20 người trong xã đã đăng ký hiến giác mạc. Thậm chí, nhiều người đăng ký hiến cả mô tạng sau khi qua đời. Ông Ngô Văn Quảng (xóm 12, xã Hải Vân) chia sẻ : “Sau khi biết việc làm của ông Hải, tôi và vợ đã tự nguyện đăng ký không chỉ hiến giác mạc, mà cả mô tạng cho ngành Y sau khi tôi chết đi. Được nhìn lại ánh sáng là khát khao tột cùng của những người mù lòa. Tôi nghĩ rằng, những người hiến tặng giác mạc đã thắp sáng lên hy vọng cho những người mù liên quan đến các bệnh lý về giác mạc”.

Hội Chữ thập đỏ xã Hải Vân trao giấy mời tham dự Lễ tôn vinh người hiến giác mạc cho vợ chồng ông Ngô Văn Quảng.
Hội Chữ thập đỏ xã Hải Vân trao giấy mời tham dự Lễ tôn vinh người hiến giác mạc cho vợ chồng ông Ngô Văn Quảng.

Thời gian đầu, vợ chồng ông Quảng cũng những không nhận được sự ủng hộ của các con mà còn ngăn cản việc đó. Sau thời gian tâm sự, giải thích cặn kẽ, giờ đây, chính các con của ông cũng hứa sẽ tự nguyện đăng ký hiến giác mạc.Vợ chồng ông cùng các con là những cộng tác viên, tuyên truyền viên tích cực về các hoạt động từ tiện, bác ái trong nhà thờ và xã Hải Vân.

Bà Nguyễn Thị Hồng (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) là người được ghép giác mạc, xúc động chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như gia đình vô cùng biết ơn những tấm lòng cao cả của người hiến tặng giác mạc. Sau một thời gian sống trong bóng tối, nay hạnh phúc lại đến với tôi khi được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Tôi như được tái sinh lần nữa. Tôi rất biết ơn người đã hiến giác mạc cho tôi và mong muốn những nghĩa cử cao đẹp này ngày càng được nhân rộng”.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người xúc động chia sẻ: “Sinh có hẹn, tử bất kỳ, nếu biết chắc chắn rằng ngay cả sau khi chết vẫn còn đem cơ hội sống cho những người bệnh thì đó là cái chết không lãng phí. Chính nhờ sự cho đi không vụ lợi một phần cơ thể mình của những người hiến tặng mô, tạng mà đã có hàng nghìn cuộc đời được tái sinh, được tiếp tục sống và cống hiến. Biến mất mát, nỗi đau của một gia đình thành niềm vui và hạnh phúc của nhiều gia đình khác, biến sự ra đi của một con người không phải là hành trình trở về cát bụi mà là hành trình hồi sinh sự sống. Những tấm lòng vàng, những người hiến tặng đó dù đang sống hay đã mất đều đáng được xã hội trân trọng và tri ân”.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết: Đến nay cả nước đã có gần 40.000 người đăng ký tham gia hiến tặng giác mạc trước khi qua đời. Từ năm 2007 đến nay, Ngân hàng Mắt đã thu nhận được 512 giác mạc của 262 người hiến tặng. Ninh Bình vẫn là tỉnh đi đầu cả nước trong phong trào này. Theo ước tính, Việt Nam hiện có trên 30.000 người mù do bệnh lý giác mạc cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. Đặc biệt, mỗi năm số người mù do bệnh lý giác mạc lại tăng thêm 15.000 người, tất cả đều chờ đợi vào duy nhất nguồn giác mạc của người hiến sau khi qua đời.

Đức Biên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 2 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top