Hiệu trưởng xin nghỉ việc vì được điều về sở: Tôi không ham chức cao
Thầy Nguyễn Đình Chung ở Kiên Giang nói rằng ông tâm huyết với trường THPT Võ Văn Kiệt trong nhiệm kỳ còn lại, không muốn về sở GD&ĐT, dù có được bố trí làm trưởng phòng.
Trao đổi sáng 7/9, ông Nguyễn Đình Chung, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Võ Văn Kiệt (TP Rạch Giá, Kiên Giang), cho biết ông đã nhận được thông báo của sở GD&ĐT tỉnh này với nội dung phải bàn giao công việc cho người kế nhiệm trước 16/9.
Điều làm thầy giáo này băn khoăn nhất là sở yêu cầu ông Chung phải đến Phòng THPT nhận nhiệm vụ trước 19/9, rồi mới được xem xét đơn xin nghỉ việc .
"Tôi không muốn làm Phó phòng THPT của sở nên đã trả quyết định. Tôi không lên sở, cho tôi chức cao hơn cũng không làm vì tâm huyết với trường", ông Chung nói.
Nhận nhiệm vụ mới được xem xét đơn xin nghỉ việc
Trước việc bà Nguyễn Thị Minh Giang , Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang, nêu nguyên nhân điều ông Chung về sở giữ chức phó phòng, chờ trưởng phòng về hưu sẽ thay thế, vị hiệu trưởng vừa xin nghỉ việc nói rằng đến khi trưởng phòng THPT nghỉ hưu, ông chỉ còn hơn 3 năm làm việc nên không thể đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức vụ mà bà giám đốc sở nói.
"Bà nói vậy chứ làm sao bổ nhiệm được khi tôi còn hơn 3 năm là nghỉ hưu. Bây giờ điều lên làm phó hay trưởng phòng, tôi cũng nghỉ, bởi không thích", thầy giáo có 25 năm trong ngành giáo dục chia sẻ.

Trường THPT Võ Văn Kiệt. Ảnh: Nguyễn Lam.
Theo ông Chung, lãnh đạo sở khi nghe cấp dưới từ chối nhận nhiệm vụ mới thì phải giải thích, phân tích vì sao lại chuyển công tác vào lúc này. Để từ đó, ông Chung làm cơ sở tham khảo ý kiến gia đình, bạn bè xem có nên về sở hay không.
"Bà ấy không tìm hiểu tâm tư, không cho tôi làm ở trường nữa thì tôi nghỉ", ông Chung tỏ thái độ kiên quyết.
Khác với trình bày của thầy Chung, nữ giám đốc sở khẳng định tại cuộc họp Đảng ủy và với Phòng tổ chức, bà có nói việc điều động ông Chung về sở để chuẩn bị thay thế vị trí trưởng phòng sắp nghỉ hưu. Điều này có ghi trong biên bản tại sở và khi triển khai quyết định điều động đối với ông Chung, lãnh đạo Phòng tổ chức của sở cũng nhắc lại điều này.
"Sau khi triển khai quyết định, thầy Chung khóa cửa phòng, bỏ việc từ hôm đó đến nay, Chi bộ cũng không họp, nghỉ cũng không xin nghỉ phép. Thầy phải bàn giao dứt điểm cho đơn vị người ta hoạt động. Thầy phải về đây nhận nhiệm vụ mới, trong quá trình đó mới xem xét giải quyết cho thầy theo đúng pháp luật", bà Giang nói.
Buộc nhà trường tuyển học sinh chỉ đạt 8 điểm?
Ông Nguyễn Đình Chung cho biết năm học 2017-2018, trường THPT Võ Văn Kiệt ở Rạch Giá có điểm tuyển sinh lớp 6 và 10 là 22,5 điểm. Trường tổ chức kỳ thi còn sở chấm bài và xét điểm chuẩn.
Sau đó, lãnh đạo sở chỉ đạo nhà trường phải tuyển bổ sung thêm 70 học sinh lớp 10 và 68 học sinh lớp 6 với điểm đầu vào thấp hơn điểm chuẩn mà sở đề ra.
Trong số đó, một trường hợp điểm thi đầu vào sau khi nhân đôi 3 môn là 8 điểm. Ông Chung không đồng ý nhận do học lực của học sinh này quá kém và đề nghị học tạm một năm ở trường khác, sau khi học lực tạm ổn thì nhà trường sẽ nhận vào học. Thế nhưng, cũng theo ông Chung, lãnh đạo sở buộc nhà trường phải nhận học sinh này vào học.
Nói về trường hợp trên, bà Giang cho rằng đây là việc "đặc thù". Nam sinh 8 điểm được chọn có cha, mẹ là phóng viên đài truyền hình, trong đó người mẹ gắn bó với chuyên mục giáo dục 20 năm.
"Làm cũng không đúng đâu, nhưng không liên quan việc điều chuyển thầy Chung. Mẹ cháu 8 điểm đang mang bệnh hiểm nghèo, gia đình có đứa con duy nhất. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, lên cấp 3, mẹ cháu nằm bệnh viện ở TP.HCM nên tụi tôi mới họp, đưa vô trường này thì xét đặc cách", lãnh đạo sở giải thích.
Cũng theo bà Giang, khi xét đặc cách cho học sinh 8 điểm, tập thể luôn công khai minh bạch, giới thiệu cho Ban giám hiệu trường xem xét cân nhắc giải quyết để giúp đỡ. Đặc biệt là trong hơn 1.000 học sinh trường THPT Võ Văn Kiệt, duy nhất em này gia đình phải viết cam kết, nếu năm nay cháu học không tốt, không ngoan thì sẽ không được học trường này.
"Ăn cây nào cũng rào cây nấy, cái đó là nhân văn. Tôi nghĩ rằng đó không đúng pháp luật nhưng nhân văn. Không ai đi phân bì với một em như thế vì cái gì cũng có đặc thù của nó. Mẹ cháu lội biển, lội đảo, làm nhiều chương trình từ thiện cho giáo dục", Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang nói.
Theo Zing

Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này
Đời sống - 16 phút trướcGĐXH - Không phải phòng tranh, cũng không phải bảo tàng, nơi khơi dậy niềm tự hào dân tộc lại chính là hình ảnh bảng - phấn quen thuộc. Bằng bàn tay nghệ thuật, lòng yêu nước và mong muốn truyền tải những nét đẹp vẻ vang của dân tộc qua nhiều năm hun đúc, thầy Nguyễn Trí Hạnh đã tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất khiến học trò lặng người.

Từ giờ đến hết tháng 4, con giáp này có lộc lớn về tay, dễ nhân đôi tài sản
Đời sống - 59 phút trướcGĐXH - Giai đoạn này, vận may của các con giáp rất mạnh, dễ gặp được quý nhân, mang đến tương lai tươi sáng.

Nhiều người dính 'bẫy' vì fanpage giả mạo cơ sở du lịch ở Nghệ An
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Nhiều khách sạn, cơ sở du lịch tại Nghệ An bị kẻ xấu lập fanpage mạo danh. Trang giả mạo này đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khiến du khách tưởng thật, chuyển tiền cọc rồi không liên lạc được.

Mâu thuẫn, 18 đối tượng dùng súng cồn tự chế đuổi nhau trên đường
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Mâu thuẫn, 18 đối tượng của ba nhóm dùng súng cồn tự chế, súng ná, kiếm… rượt đuổi nhau trên đường gây hoang mang cho người dân.

Nữ phóng viên bật khóc giữa hiện trường Thiếu tá Công an hy sinh: "Vết máu vẫn còn đây nhưng đồng đội tôi đã nằm xuống..."
Thời sự - 1 giờ trướcNữ phóng viên bật khóc trên sóng truyền hình khi đưa tin về sự hy sinh của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khiến hàng triệu trái tim thắt lại, tiễn biệt người chiến sĩ đã ngã xuống giữa thời bình.

Hà Nội dự kiến sắp xếp lại 12 quận, chỉ còn 47 phường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - TP Hà Nội đang triển khai phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó 12 quận nội thành dự kiến chỉ còn 47 phường sau sáp nhập, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.

Hàng ngàn người đổ về Quảng trường Ba Đình 'check-in' trước thềm đại lễ 30/4: Áo dài, cờ đỏ rực rỡ cả góc trời Hà Nội
Xã hội - 2 giờ trướcNhiều người dân cho biết, họ đến đây chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

TP HCM: Điều động 19 cảnh sát để giải cứu vụ kẹt thang máy ở quận 10
Thời sự - 5 giờ trướcNgày 19/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (PC07) Công an TP HCM cho biết vừa xảy ra một vụ kẹt thang máy tại Công ty TNHH Diamond Dream.

Hà Nội đang vào 'mùa đẹp nhất': Từ con ngõ nhỏ tới đường phố lớn rực sắc đỏ tự hào, người người cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất bên lá cờ Tổ quốc
Xã hội - 5 giờ trướcTừng góc phố, hiên nhà nhuộm màu cờ đỏ thắm - sắc màu của niềm tin và sự tự hào.

TPHCM trình diễn drone và 3D Mapping kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Chi tiết thời gian và địa điểm
Xã hội - 7 giờ trướcTP.HCM đã biến tháng Tư thành một lễ hội văn hóa khổng lồ, với hàng loạt sự kiện được chuẩn bị công phu, thu hút sự chú ý của hàng triệu người.

Tin sáng 19/4: Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, miền Bắc có mưa rét? Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Thời sựGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, trong 10 ngày tới, thời tiết miền Bắc có nhiều biến động, từ nắng nóng chuyển sang mưa lớn sau khi đón không khí lạnh yếu; dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.