Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiểu về cục máu đông và nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não

Thứ sáu, 10:00 29/04/2022 | Sống khỏe

Cục máu đông được xem là yếu tố hàng đầu gây đột quỵ nhồi máu não. Hiểu về nguyên nhân và cơ chế cục máu đông gây đột quỵ sẽ giúp phòng ngừa, kiểm soát bệnh tốt hơn.

Cục máu đông gây đột quỵ não như thế nào?

Cục máu đông xuất hiện khi mạch máu bị tổn thương với tác dụng bịt kín vết thương, ngăn không cho máu chảy. Tuy nhiên, nếu sau khi ngừng chảy máu mà cục máu đông tiếp tục phát triển, to dần lên thì sẽ khiến lòng mạch máu bị tắc nghẽn. Nếu không được tái lưu thông dòng chảy, máu sẽ không được cung cấp đủ về não bộ. Lâu dần các tế bào não sẽ không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến hoại tử và chết. Khi đó não bị tổn thương nghiêm trọng, khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.

Cục máu đông có thể hình thành ở trong não hoặc ở các bộ phận khác trong cơ thể rồi di chuyển lên não gây đột quỵ. Cục máu đông xuất hiện ở các vị trí khác nhau sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng:

- Cục máu đông ở tay, chân: Sưng tại vị trí xuất hiện; Đau nhức cánh tay, chân với mức độ từ âm ỉ đến dữ dội; Màu sắc da ở tay và chân có sự biến đổi, xuất hiện các vệt màu xanh, đỏ; Khó thở,...

- Cục máu đông ở tim: Người bệnh đổ mồ hôi lạnh, khó thở, có cảm giác đau ở ngực và cánh tay,...

- Cục máu đông ở não: Chân tay tê yếu, miệng méo, nói khó, mắt mờ, đột nhiên mất trí nhớ,...

Hiểu về cục máu đông và nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não - Ảnh 1.

Cục máu đông là nguyên nhân số một gây đột quỵ nhồi máu não

>>> Xem thêm: Cục máu đông - sát thủ hàng đầu gây bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ não) TẠI ĐÂY

Ai có nguy cơ hình thành cục máu đông?

Cục máu đông thường gặp ở những người bị xơ vữa động mạch. Các mảng bám trong lòng mạch lâu ngày sẽ vỡ ra, di chuyển trong mạch máu hình thành cục máu đông gây đột quỵ nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim.

Đối với người bệnh có tiền sử tim mạch như rung nhĩ cũng khiến máu chảy chậm, làm tăng khả năng kết dính tiểu cầu, hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ dòng chảy.

Bên cạnh đó, cục máu đông còn được gây ra bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm:

- Người lười vận động, ăn nhiều thực phẩm chiên rán gây thừa cân, béo phì

- Người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao,...

- Người bị huyết áp cao

- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, tắm đêm, thức khuya

- Người thường xuyên căng thẳng đầu óc, làm việc nhiều

Hiểu về cục máu đông và nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não - Ảnh 2.

Người bị xơ vữa động mạch có nguy cơ cao bị cục máu đông

>>> Xem thêm: Tắc mạch máu não và những điều bạn cần biết về căn bệnh này TẠI ĐÂY

Các biện pháp ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ nhồi máu não

Cục máu đông hoàn toàn có thể được ngăn chặn bằng nhiều biện pháp như dùng thuốc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống,... từ đó hạn chế nguy cơ bị đột quỵ nhồi máu não.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống

Để ngăn ngừa cục máu đông hình thành, bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm tốt cho tim mạch như các loại hạt (óc chó, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều,...), ăn nhiều rau màu xanh (bắp cải, súp lơ,...), thực phẩm nhiều omega-3 (cá hồi, cá trích, cá thu,...), hoa quả,... Nên hạn chế sử dụng các sản phẩm được chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần bỏ thói quen thức khuya, tắm đêm hoặc tắm ngay sau khi vận động mạnh. Cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress. Thường xuyên tập luyện thể dục sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ tắc mạch do cục máu đông. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng hoặc chơi bộ môn thể thao mà bạn yêu thích cũng giúp nâng cao sức khỏe của bạn.

Hiểu về cục máu đông và nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não - Ảnh 3.

Tránh căng thẳng sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông

Kiểm soát tốt các bệnh nền

Nếu bạn đang mắc thêm các bệnh nền như: Cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, mỡ máu,... thì nguy cơ gặp phải cục máu đông sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, cần kiểm soát tốt các chỉ số về huyết áp, đường huyết, cholesterol,... luôn đảm bảo trong phạm vi an toàn.

Để kiểm soát tốt các bệnh nền, ngoài việc lưu ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống thì việc sử dụng thuốc cũng rất quan trọng. Cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc được sử dụng điều trị cho từng bệnh. Không được tự ý dừng hoặc đổi thuốc mà chưa được sự cho phép từ thầy thuốc.

Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/ năm cũng giúp bạn sớm phát hiện ra các yếu tố nguy cơ gây hình thành cục máu đông.

Đối với những người mắc các bệnh về rối loạn đông máu cần được dùng thuốc chống máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu để ngăn ngừa sự xuất hiện hoặc làm tan cục máu đông nếu hình thành.

Hiểu về cục máu đông và nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não - Ảnh 4.

Đo huyết áp mỗi ngày để theo dõi tình trạng huyết áp cao

Sử dụng sản phẩm chứa nattokinase

Một trong những biện pháp giúp phòng ngừa cục máu đông và đột quỵ nhồi máu não được nhiều người biết đến là sử dụng sản phẩm chứa nattokinase. Nguồn gốc của nattokinase được biết đến từ món ăn truyền thống của người Nhật - đậu tương lên men. Nattokinase được tìm thấy lần đầu bởi Giáo sư Sumi Hiroyuki, sau khi đã thử nghiệm trên 200 loại thực phẩm khác nhau để so sánh ông đã tìm thấy nattokinase với khả năng tiêu sợi huyết, làm tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần plasmin (enzyme nội sinh duy nhất có chức năng tiêu huyết khối).

Nattokinase còn có khả năng điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, hạ đường huyết, ngăn chặn xơ vữa động mạch, giảm độ nhớt máu,... Do đó, nattokinase cũng giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây cục máu đông hiệu quả.

Sản phẩm Nattospes có thành phần chính nattokinase đầu tiên tại Việt Nam được nhiều người tin dùng. Được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, trong đó nghiên cứu tại bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2018 trên người bệnh đột quỵ nhồi máu não cấp cho thấy Nattospes giúp cải thiện các di chứng liệt vận động rất hiệu quả.

Hiểu về cục máu đông và nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não - Ảnh 5.

Nattospes giúp ngăn ngừa cục máu đông hiệu quả

Sau gần 20 năm có mặt trên thị trường, Nattospes được nhiều chuyên gia đánh giá cao về chất lượng và tính hiệu quả. Đồng thời Nattospes cũng nhận được sự tin tưởng từ hàng ngàn người dùng. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám (Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh) bị méo miệng, nói ngọng sau cơn đột quỵ. Mặc dù được chữa trị nhiều nơi những tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm. Thật may khi ông được con gái cho dùng Nattospes kết hợp với châm cứu thường xuyên nên bệnh tình đã cải thiện đáng kể. Giờ đây ông Tám đã không còn méo miệng và có thể nói chuyện rõ ràng với người xung quanh, sức khỏe tinh thần cũng tốt hơn rất nhiều.

Như vậy cục máu đông thật sự rất nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống người mắc. Vì thế bạn hãy chủ động phòng ngừa cục máu đông ngay hôm nay bằng các biện pháp kể trên. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm chứa nattokinase hàng ngày. Nếu còn băn khoăn về vấn đề cục máu đông hay tình trạng đột quỵ nhồi máu não, bạn hãy liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để nhận được lời khuyên của chuyên gia.

>>> Xem thêm: Cách sơ cứu tại chỗ và điều trị đột quỵ não nhất định phải biết TẠI ĐÂY

Lan Khuê

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top