Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hố băng bí ẩn ở Nam Cực có kích thước bằng cả Thụy Sĩ liên tục nứt ra không rõ lý do: Các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời

Thứ hai, 07:46 27/05/2024 | Tiêu điểm

Một lỗ nứt lớn tại biển băng Nam cực đang ngày càng mở rộng, tới bây giờ các nhà khí hậu học mới biết nguyên nhân vì sao.

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra lỗ hổng khổng lồ ở biển băng Nam Cực vào năm 1974 và gọi nó với cái tên là Maud Rise polynya.

Lỗ hổng kỳ lạ này thu hẹp và mở rộng với kích cỡ khác nhau nhưng luôn tại cùng một vị trí. Có năm, nó còn không xuất hiện. Kể từ khi được phát hiện, Maud Rise polynya đã trở thành một bí ẩn và khiến các nhà khoa học phải bối rối về các điều kiện chính xác cần thiết để hình thành lỗ hổng.

Trong năm 2016 và 2017, một khu vực lỗ hổng rộng 80.000 km2 đã xuất hiện trong vài tuần vào thời điểm mùa đông, cho phép các nhà khoa học có cái nhìn sâu hơn về hiện tượng này và cuối cùng đã giải quyết được bí ẩn sau 50 năm. Họ cũng đã công bố báo cáo khoa học này vào đầu tháng 5 năm 2024.

Hố băng bí ẩn ở Nam Cực có kích thước bằng cả Thụy Sĩ liên tục nứt ra không rõ lý do: Các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời- Ảnh 1.

Một cái nhìn từ trên không của Maud Rise polynya.

Năm 2017 là lần đầu tiên có một lỗ hổng Maud Rise polynya lớn và tồn tại lâu dài như vậy ở Biển Weddell kể từ những năm 1970.

Khi mùa hè chuyển sang mùa đông ở Nam Cực, băng biển mở rộng từ diện tích tối thiểu khoảng 3 triệu km2 đến 18 triệu km vuông, bao phủ 4% bề mặt Trái đất với màu trắng lạnh giá.

Hầu hết băng biển này phát triển trong đêm cực kéo dài hàng tuần trên thềm băng nổi bao quanh lục địa. Các lỗ hổng trên lớp băng này, được gọi là polynyas, hình thành khi gió mạnh từ đất liền đẩy các khối băng ra xa nhau.

Cơn gió lạnh này cũng làm đóng băng nhiều nước biển hơn bên trong các polynya, tạo thêm những khối băng bổ sung vào khối băng liên kết.

Nhưng ở vùng biển rộng lớn và cách xa những cơn gió ven biển, nơi hình thành polynya Maud Rise, các lỗ trên băng biển ít có khả năng phát triển hơn. Điều này, cùng với sự suy giảm đáng kinh ngạc về phạm vi băng tổng thể trên khắp Nam Đại Dương, khiến các nhà khoa học tự hỏi điều kiện cụ thể nào có thể khiến polynya Maud Rise hình thành.

Hố băng bí ẩn ở Nam Cực có kích thước bằng cả Thụy Sĩ liên tục nứt ra không rõ lý do: Các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời- Ảnh 2.

Maud Rise polynya là một trong những bí ẩn tại Nam Cực.

Để điều tra bí ẩn, các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu từ vệ tinh, phao tự hành và động vật có vú dưới biển được gắn chip theo dõi, cũng như những quan sát trước đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khác.

Họ phát hiện ra rằng vào năm 2016 và 2017, dòng hải lưu tròn của Biển Weddell, được gọi là Weddell Gyre, mạnh hơn những năm khác, khiến các dòng hải lưu dưới nước dễ dàng đưa muối và nhiệt đến gần bề mặt hơn.

Bên cạnh đó, Polynya Maud Rise nằm gần Maud Rise, một ngọn núi nằm dưới nước. Vào năm 2016 và 2017, do dòng chảy mạnh hơn, muối lơ lửng quanh khe núi này trong khi gió thổi qua bề mặt, tạo ra hiệu ứng xoắn ốc kéo nước mặn hơn xung quanh ngọn núi ngập nước lên mặt nước.

Muối này sau đó hạ thấp điểm đóng băng của nước bề mặt, tạo điều kiện cho Maud Rise polynya hình thành và tồn tại.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới này rất quan trọng để hiểu được Nam Cực và những tác động rộng lớn hơn của nó đối với đại dương toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã làm cho gió từ lục địa cực nam mạnh hơn, có khả năng tạo ra nhiều lỗ hổng hơn trong tương lai.

Trong khi đó, 40% lượng nước biển trên toàn cầu có nguồn gốc từ bờ biển Nam Cực, khiến nơi này trở nên quan trọng trong việc điều hòa khí hậu các khu vực trên khắp hành tinh.

Anh Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 hành tinh gần giống Trái Đất nhất, có thể sinh sống được ra đời thế nào?

7 hành tinh gần giống Trái Đất nhất, có thể sinh sống được ra đời thế nào?

Tiêu điểm - 1 giờ trước

GĐXH - Một nghiên cứu mới đã "ngược dòng thời gian" để tìm hiểu cách 7 hành tinh thú vị đó ra đời.

Băng trong lửa: Nguồn gốc 'địa ngục' của loại đá quý nổi tiếng

Băng trong lửa: Nguồn gốc 'địa ngục' của loại đá quý nổi tiếng

Tiêu điểm - 15 giờ trước

Nhóm khoa học gia Đức - Úc đã tìm ra nguồn gốc bí ẩn của loại đá quý mà họ gọi là "băng rèn trong lửa".

Vì sao chưa tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?

Vì sao chưa tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?

Tiêu điểm - 21 giờ trước

GĐXH - Có thể sự sống ngoài hành tinh có thể đang tồn tại, nhưng dạng sống của chúng có thể khác biệt hoàn toàn với dạng sống dựa trên carbon ở Trái đất.

Máy ATM giúp bé gái lạc đường tìm thấy người thân

Máy ATM giúp bé gái lạc đường tìm thấy người thân

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Bị lạc và không nhớ số điện thoại người thân, bé gái 8 tuổi nhanh trí tìm ra cách cầu cứu khi nhìn thấy chiếc máy ATM, bé nhấn nút màu đỏ để liên lạc với ngân hàng.

Siêu bão Yagi đã tàn phá đảo Hải Nam (Trung Quốc) thế nào?

Siêu bão Yagi đã tàn phá đảo Hải Nam (Trung Quốc) thế nào?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Bão số 3 (siêu bão Yagi) đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) gây mưa lớn và gió mạnh. Nhiều ô tô bị lật đổ, cây cối bị bẻ gẫy, bật gốc trước sức mạnh kinh hoàng của cơn bão này.

Chiếc máy bay không dùng xăng dầu hay năng lượng mặt trời vẫn có thể đi vòng quanh thế giới trong 9 ngày

Chiếc máy bay không dùng xăng dầu hay năng lượng mặt trời vẫn có thể đi vòng quanh thế giới trong 9 ngày

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Khi thế giới đang nỗ lực giảm thải carbon thì chiếc máy bay này được coi là bước đi táo bạo cho ngành hàng không.

Bí ẩn của vùng đất cấm Nam Cực: Xuất hiện dị thường từ tính ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng

Bí ẩn của vùng đất cấm Nam Cực: Xuất hiện dị thường từ tính ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Trong thời gian gần đây, Nam Cực không chỉ là vùng đất băng giá lạnh lẽo mà còn chứa đựng những bí ẩn khoa học đầy hấp dẫn. Một trong những khám phá đáng chú ý nhất là "dị thường từ tính" xuất hiện ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng.

Siêu bão Yagi đã tàn phá Philippines thế nào?

Siêu bão Yagi đã tàn phá Philippines thế nào?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Siêu bão Yagi hướng đến bờ biển Trung Quốc sau khi 14 khiến người thiệt mạng, gây ngập lụt nặng ở Philippines.

Tưởng cá sấu đã chết, 4 con sư tử vô tư ăn thịt con mồi, đột nhiên cá sấu hồi sinh: Tung đòn sấm sét

Tưởng cá sấu đã chết, 4 con sư tử vô tư ăn thịt con mồi, đột nhiên cá sấu hồi sinh: Tung đòn sấm sét

Tiêu điểm - 2 ngày trước

4 con sư tử đang gặm chân cá sấu, đột nhiên cá sấu vùng dậy...

Top