Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học phí “khủng” tại trường quốc tế, dân lập có tương xứng chất lượng?

Thứ năm, 07:00 21/05/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Năm học 2020 - 2021, nhiều trường quốc tế, trường dân lập dạy chương trình song ngữ dù thu học phí cao hàng trăm triệu một năm nhưng vẫn tiếp tục điều chỉnh tăng học phí và các khoản phí.

Học phí đã "khủng" còn thêm phí giữ chỗ

Hiện tại nhiều trường quốc tế, trường ngoài công lập đã thông báo tuyển sinh, thông báo học phí năm học 2020 - 2021. Cụ thể, trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội năm học 2020 - 2021 có mức thu học phí chương trình Tiểu học Cambridge Primary: 130 triệu đồng/năm; Lớp 6 - 9: 142,7 triệu đồng/năm; Lớp 10, 11: 154,8 triệu đồng/năm; Lớp 12: 158,5 triệu đồng/năm. Trường Song ngữ quốc tế HANOI Academy, năm học 2020 - 2021 học phí tiểu học: 107,5 triệu đồng/năm; Lớp 6 - 8: 122,7 triệu đồng/năm; Lớp 9: 122,7 triệu đồng/năm; Lớp 10 - 12: 142,8 triệu đồng/năm.

Trường quốc tế Mỹ (TAS) tại TP.HCM, năm học 2020 - 2021 học phí dành khối dự bị tiểu học là 453,8 triệu đồng/năm; Tiểu học 490,1 triệu/năm; Lớp 6 - 8: 539,2 triệu đồng/năm; Lớp 9, 10: 566,1 triệu đồng/năm; Lớp 11, 12: 690,8 triệu đồng/năm. Trường quốc tế Hồ Chí Minh (ISHCMC) học phí cao nhất là lớp 11 và lớp 12: 775,3 triệu đồng/năm. Các lớp đầu cấp như lớp 1 (524,2 triệu đồng/năm), lớp 6 (649,9 triệu đồng/năm), lớp 10 (679,6 triệu đồng/năm).

Học phí “khủng”  tại trường quốc tế, dân lập có tương xứng chất lượng? - Ảnh 1.

Bảng phí năm học 2020 - 2021 tại trường Quốc tế Việt Anh - Hà Nội. Ảnh chụp từ website nhà trường.

Ngoài học phí cao, một số trường tiếp tục duy trì lệ phí tuyển sinh, phí giữ chỗ. Trường Quốc tế Anh Việt (Hà Nội) năm học 2020 - 2021, phụ huynh đóng phí tuyển sinh không hoàn lại 47,2 triệu đồng, tiền đặt cọc 35,4 triệu đồng trước khi học sinh nhập học. Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS) yêu cầu đóng và không hoàn lại và không thể chuyển nhượng phí tuyển sinh 1.000 USD mỗi học sinh, phí vốn hàng năm từ mẫu giáo đến lớp 12 là 3.000 USD/học sinh.

Theo ghi nhận, mức học phí năm học 2020 - 2021 tại nhiều trường đã điều chỉnh nâng so với năm học trước chủ yếu trong khoảng 5 - 10%. Các trường cũng đã công bố các khoản thu trước khi tuyển sinh, song với nhiều phụ huynh cũng cảm thấy "choáng" với cách tăng này.

Học phí “khủng”  tại trường quốc tế, dân lập có tương xứng chất lượng? - Ảnh 2.

Nhiều phụ huynh chấp nhận cho con học trường quốc tế học phí cao để học ngoại ngữ nhều hơn. Ảnh minh họa

Chất lượng có tương xứng?

Cho rằng tăng học phí đối với trường ngoài công lập là một tất yếu, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội cho biết: "Việc tăng học phí ở trường ngoài công lập là hoàn toàn có cơ sở, bởi trường công lập được nhà nước đầu tư, hỗ trợ còn trường tư thì phải tự xoay sở trong bối cảnh mọi chi phí đều nâng lên. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định nào trong việc giám sát những cam kết chất lượng đào tạo có thực sự đúng như lúc tuyển sinh hay không".

Còn theo Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cũng là một phụ huynh cho rằng, thời gian gần đây các trường "quốc tế", trường dạy chương trình quốc tế ở Hà Nội mọc lên khá nhiều với mức học phí cao gấp 7 - 8 lần, thậm chí gấp hơn 10 lần chi phí trường công lập. Bên cạnh đó nhà trường cũng giới thiệu nhiều dịch vụ, tiện ích và chất lượng đào tạo để phụ huynh yên tâm. Không phải phụ huynh nào cũng dư giả, nhưng muốn cho con phát triển tốt nên chấp nhận đầu tư cho con.

Học phí “khủng”  tại trường quốc tế, dân lập có tương xứng chất lượng? - Ảnh 3.

Một số vụ việc liên quan đến sức khỏe, tính mạng học sinh đặt ra câu hỏi tiền cao chất lượng có tương xứng?

Lấy ví dụ về chuyện tiền cao nhưng chất lượng cần phải tương xứng sau sự cố học sinh tử vong trên xe bus tại trường Gateway (Hà Nội), Luật sư Đặng Văn Cường nhận xét: "Khi đã chấp nhận chi phí một số tiền lớn, các phụ huynh cũng rất mong muốn là con mình được sống trong một môi trường lành mạnh, an toàn và được phát triển toàn diện trong quá trình học tập. Chắc chắn rằng sẽ không có bất cứ phụ huynh nào nghĩ đến câu chuyện lại xảy ra những vụ việc thương tâm như vụ việc trường Gateway. Phụ huynh cần giám sát, đưa ra lựa chọn các trường có chất lượng chứ không nên chạy theo hình thức".

Theo các chuyên gia giáo dục, chuyện tăng học phí trường ngoài công lập là do được xây dựng dựa trên cơ sở nhà trường và phụ huynh tự thỏa thuận. Nhà trường chỉ công khai các khoản thu, cam kết về chất lượng… Ngoài ra, nhiều trường duy trì khoản đặt cọc để giữ học sinh ở lại trường. Chính vì mức tăng "chóng mặt", những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc phụ huynh tập trung phản đối tăng học phí, đòi nâng cao chất lượng tương xưng với khoản tiền lớn đã đóng cho trường.

Liên quan tới công tác thu - chi tiền trường, Bộ GD&ĐT đã vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước phối hợp thực hiện tốt các nội dung liên quan đến chỉ đạo điều hành giá năm 2020 và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực GD&ĐT năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021. Theo đó, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục trên địa bàn.


Quang Anh

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top