Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng, phụ huynh vừa mừng vừa lo

Thứ bảy, 08:52 04/07/2020 | Xã hội

Nhiều phụ huynh vui mừng khi con được nghỉ hè 3 tháng song không ít người lo nghỉ nhiều, con quên kiến thức. Gia đình không biết sắp xếp trông con thế nào.

Dự thảo của Bộ GD&ĐT đang xây dựng, dự kiến sẽ áp dụng từ kỳ nghỉ hè năm sau, thông tin học sinh sẽ được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng. Thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5. Thời gian bắt đầu năm học mới là từ 1/9.

Thấy báo chí đăng tin Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị dự thảo để từ năm sau, học sinh nghỉ hè 3 tháng, chị Trần Liên (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa mừng vừa lo. Chi lo lắng việc trông con nhưng cũng hy vọng đây là cơ hội để con “tạm thoát” khỏi áp lực học hành.

“Bé nhà tôi vừa vào lớp 1 mà học hành nhồi nhét rất căng thẳng, mỗi lần học lại mếu máo. Giờ tôi chỉ mong có 3 tháng nghỉ hè trọn vẹn sẽ giúp con tự do vui chơi và vui vẻ trở lại”, chị Liên tâm sự.

Học sinh được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng, phụ huynh vừa mừng vừa lo - Ảnh 1.

Kỳ nghỉ hè dài 3 tháng, học sinh có nhiều thời gian vui chơi, giải trí hơn. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Cho con học, chơi tùy thích

Là bà mẹ hai con, chị Trần Liên thừa nhận việc nghỉ hè 3 tháng sẽ khó khăn với phụ huynh, đặc biệt những nhà neo người, không nhờ ai trông hộ con được.

Tuy nhiên, chị cho rằng thời gian nghỉ như vậy tốt cho trẻ. Các con cần nghỉ hè để đầu óc có khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, con được tự do tham gia các hoạt động yêu thích như đá bóng, bơi lội.

Vì thế, chị mong chờ kỳ nghỉ hè 3 tháng. Cậu con trai lớn thích học, chị sẽ sắp xếp để con theo học tiếng Anh tại trung tâm ngoài nhưng chỉ học 1-2 buổi/tuần. Thời gian còn lại, con có thể chơi thể thao hoặc tham gia hoạt động giải trí khác.

Trong khi đó, cậu con trai thứ hai sợ học sẽ được vui chơi suốt 3 tháng. Chị quan niệm không nhồi nhét, ép con học hành quá nhiều, cho con tự do phát triển.

Về vấn đề trông con, gia đình chị dự định để bé đầu (chuẩn bị lên lớp 8) tự trông nom, chăm sóc con nhỏ.

Thông tin kỳ nghỉ hè kéo dài 3 tháng cũng được chị Trúc Như (Phú Quốc) ủng hộ. Phụ huynh mong muốn cùng với việc kéo dài kỳ nghỉ, các trường cũng giảm bớt chương trình học.

“Tôi không có ý định cho con học hè, chỉ mong con được trải qua tuổi thơ đúng nghĩa, sau này nhớ lại với ký ức vui vẻ”, bà mẹ có con học lớp 5 tâm sự.

Từ năm sau, với thời gian nghỉ hè như vậy, chị Như dự định rèn cho con ở nhà một mình, tự chăm sóc để học làm việc nhà, sống tự lập hơn. Việc đăng ký các lớp học kỹ năng, năng khiếu sẽ tùy thuộc vào mong muốn của con gái.

Trong khi đó, chị Phương Mai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại cho rằng nghỉ hè 3 tháng là quá dài. Như vậy, trẻ có thể quên kiến thức. Việc trông con trong thời gian nghỉ cũng là vấn đề nan giải.

“Ngày trước nghỉ hè, chúng ta có thể tự ở nhà hoặc sang nhà bạn chơi. Nhưng với tình hình hiện nay, tôi không dám để con đi đâu một mình, cho con tự ở nhà cũng sợ”, chị Phương Mai nói.

Vì thế, chị mong kỳ nghỉ chỉ kéo dài khoảng 1,5 tháng. Nếu nghỉ 3 tháng, chị đành gửi hai con về quê một tháng, rồi hai vợ chồng thay nhau nghỉ để ở nhà trông con hai tháng còn lại.

Học sinh được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng, phụ huynh vừa mừng vừa lo - Ảnh 2.

TS Vũ Thu Hương cho rằng cần có quy định chung, tránh tình trạng học sinh nghỉ hè những vẫn phải học thêm. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Nên quy định rõ ràng để trẻ nghỉ hè đúng nghĩa

TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, lại cho rằng có tình trạng nghỉ hè dài, trẻ quên kiến thức nhưng tỷ lệ không lớn.

Hơn nữa, chương trình học các lớp được xây dựng theo kiểu xoay vòng rồi nâng cao lên. Trẻ được học đi, học lại nên khó quên kiến thức. Vì thế, lo lắng của phụ huynh có vẻ “hơi thừa”.

Tuy nhiên, nếu sợ con quên, phụ huynh có thể sắp xếp cho con ôn tập. Song ở vấn đề này, bà cho rằng nếu cho trẻ học các lớp kỹ năng, phụ đạo, nâng cao theo nguyện vọng của phụ huynh, hợp tác với trường, Bộ GD&ĐT nên giới hạn thời gian để cho trẻ thực sự được nghỉ hè.

“Hiện nay, nhiều học sinh dành cả kỳ nghỉ hè chỉ để học. Các con rất mệt mỏi, vào năm học mới, mất hết năng lượng, nhiệt tình đi học”, bà nêu thực trạng học hè.

Về vấn đề chăm con thế nào khi trẻ nghỉ hè tận 3 tháng, TS Vũ Thu Hương cho rằng thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19 vừa qua cho thấy phụ huynh có thể sắp xếp được.

Hơn nữa, thời gian nghỉ hè dài cũng tránh được tình trạng phụ huynh phó mặc việc dạy con cho nhà trường. 3 tháng sẽ là thời gian để kết nối gia đình, kịp thời nhận ra các mâu thuẫn để xử lý sớm.

Vì thế, bà cảm thấy vui mừng khi học sinh được nghỉ hè 3 tháng. Như vậy, lễ khai giảng cũng trở lại đúng nghĩa, tức ngày đầu tiên của năm học mới.

Dù vậy, bà lo lắng quy định này sẽ được thực hiện ở các trường, đặc biệt trường dân lập, quốc tế, như thế nào.

Bà cũng mong muốn với kỳ nghỉ dài như vậy, bộ cần có quy định rõ ràng, tránh tình trạng “thả nổi”.

Chuyên gia giáo dục đề xuất bộ quy định các kiến thức, kỹ năng phụ huynh cần cho trẻ rèn luyện trong hè.

“Ví dụ, ở hè lớp 1, các con cần thành thục kỹ năng phòng chống xâm hại. Trong hè lớp 2, trẻ thành thạo kỹ năng ứng phó khi lạc đường. Lên cấp hai, học sinh cần tận dụng thời gian hè để học kỹ năng xây dựng, thực hiện kế hoạch, tham gia hoạt động xã hội”, bà Hương đề nghị.

Bà nói thêm trường học ở một số nước châu Âu quy định trong kỳ nghỉ hè, học sinh cần đọc các tác phẩm văn học kinh điển và viết lại cảm nhận. Nước ta cũng có thể áp dụng cách tương tự.

Ngoài ra, với kỳ nghỉ hè dài, điều bà quan tâm là vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ.

“Nhiều gia đình cho con về quê nhưng ông bà không để ý dạy nên các con có thể gặp tai nạn như đuối nước, hỏa hoạn, bị xâm hại. Trẻ em ở thành phố cũng gặp rất nhiều vấn đề như tai nạn thang máy, thang bộ, ngã từ tầng cao xuống”, bà Hương cảnh báo.

Vì thế, TS Vũ Thu Hương đề nghị phụ huynh dạy con về vấn đề an toàn từ bé, bắt đầu khi con mới 2-3 tuổi. Theo bà, người lớn dạy càng sớm, nhắc nhở càng nhiều, trẻ càng ghi nhớ tốt và phản xạ nhạy hơn.

Ông Nguyễn Quốc Vương - người từng là nghiên cứu sinh tiến sĩ về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản, cho rằng nghỉ hè là dịp tốt để học sinh về gia đình, địa phương sinh hoạt, trải nghiệm cuộc sống. Qua đó, trẻ học hỏi kỹ năng sống, cách thức giao tiếp, rèn luyện năng lực thích nghi với đời sống và đặc biệt là học cách lao động và trân trọng giá trị của lao động.

Trong xã hội ngày nay, nếu quan sát, ta sẽ thấy có rất nhiều học sinh không biết làm việc nhà hay giúp đỡ cha mẹ hàng ngày. Đây là điều không có lợi cho giáo dục và tạo ra những thế hệ ỷ lại trong cả tư duy và sinh hoạt.

Các em trở thành người lớn nhưng không tự lập được về tư duy và sinh hoạt, sẽ gây ra hệ lụy không chỉ cho cá nhân, mà còn làm suy yếu cộng đồng.

Học sinh nghỉ hè đủ, đúng cách, còn giúp tạo ra quãng thời gian “thong thả” cho giáo viên nghỉ ngơi, sum họp bên gia đình. Giáo viên là nghề không nhàn như nhiều người tưởng. Giáo viên cũng rất cần thời gian dài nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top