Học sinh Hà Nội lo lắng, tính học thêm Sử để thi vào lớp 10
Nhiều học sinh lớp 9 bất ngờ khi Lịch sử được chọn để thi đầu vào THPT, có em đăng ký hai lớp học thêm ngay khi biết tin.
Nhiều học sinh lớp 9 bất ngờ khi Lịch sử được chọn để thi đầu vào THPT, có em đăng ký hai lớp học thêm ngay khi biết tin.
Chiều 11/3, tại cổng trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), học sinh lớp 9 đứng thành nhóm bàn tán chuyện Lịch sử trở thành môn thứ tư trong tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2019-2020, bên cạnh Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
"Từ trưa nay, khi biết thi Sử, các bạn em đã than thở, có bạn khóc", Lưu Phương Ly lớp 9A4, nói. Bản thân Ly cũng bất ngờ và lo lắng khi khi Lịch sử, bởi trước giờ em luôn nghĩ là Giáo dục công dân. Khả năng ghi nhớ kém khiến em gặp khó khăn với môn học nhiều dữ kiện này.
Nguyễn Quang Anh (lớp 9A1) buồn ra mặt khi môn thi thứ tư không thuộc khối tự nhiên. "Nếu đó là Vật lý, em sẽ thấy tự tin hơn", Quang Anh giải thích.
Như nhiều bạn cùng lớp, Yến Nhi (THCS Nam Từ Liêm) ngạc nhiên trước thông tin thi Lịch sử, bởi đây là môn khó nhất trong ba môn học thuộc gồm Địa Lý, Giáo dục công dân và Lịch sử. Nhi luôn nghĩ 2019-2020 là năm đầu tiên thi 4 môn vào lớp 10, Sở Giáo dục sẽ chọn môn dễ học thuộc và dễ lấy điểm.
"Học Lịch sử phải nhớ từng mốc thời gian, tên người và tên sự kiện gắn liền với mốc thời gian đó. Em rất lo nếu thi vào phần lịch sử thế giới vì khô khan và xa lạ. Sử Việt Nam em có thể tìm hiểu bên ngoài sách giáo khoa, nhưng sử thế giới thì gần như chỉ tiếp nhận kiến thức cô giảng", Nhi nói.
Thay vì học thuộc lòng, Nhi chọn cách ghi chép lại mốc lịch sử chính, học sử kết hợp với xem phim, đọc sách ngoài sách giáo khoa để nhớ lâu. Học thuộc theo em chỉ phù hợp với thi tự luận cần trình bày chi tiết, thi trắc nghiệm quan trọng nhất là nhớ ngắn gọn mốc thời gian, sự kiện để chọn đáp án đúng.
Tại trường THCS Lê Quý Đôn, nhiều học sinh cũng bàn tán về câu chuyện thi Lịch sử. Nguyễn Hà Anh, lớp 9P, nói: "Dù chỉ là môn nhân hệ số 1, em không thể chủ quan. Lịch sử có lượng kiến thức lớn, mất nhiều thời gian ôn luyện trong khi chúng em chỉ còn hơn ba tháng nữa là thi. Việc đạt được điểm cao môn này rất khó", Hà Anh nhận định.
Học thiên về khoa học xã hội, Hà Anh vẫn cảm thấy khó khăn với Lịch sử. Khi chưa biết môn thi thứ tư, em đã phải đi học thêm hàng ngày cả ở trường và những trung tâm bên ngoài cho ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh rồi về nhà tự học đến 23h30, thậm chí có hôm đến 2h30 sáng. Nhận tin thi Lịch sử, Hà Anh lập tức đăng ký hai lớp ôn luyện môn này với tần suất 4 buổi một tuần. Em rút bớt số buổi học các môn khác vì có quá trình ôn lâu dài hơn.
"Ở trường, mỗi tiết Lịch sử chúng em thường được làm bài trắc nghiệm 15 phút để nhớ bài và làm quen với hình thức thi mới. Nhưng điều đó dường như không đủ khi kiến thức quá nhiều", Hà Anh giải thích. Em bày tỏ lo lắng về việc thi trắc nghiệm 100% vì đòi hỏi học sinh phải nhớ những chi tiết nhỏ.
Kim Anh, học sinh lớp 9 trường THCS Dịch Vọng thì vừa vui mừng, vừa lo sợ. "Vui vì môn thi thứ tư không phải Vật lý, Hóa học hay Sinh học - những môn nằm ngoài thế mạnh của em. Còn lo sợ vì môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải học thuộc lòng nhiều", Kim Anh nói.
Khi Hà Nội đổi phương thức thi vào lớp 10 với 4 môn, trong đó môn cuối công bố vào tháng 3, trường THCS Dịch Vọng đã nhắc nhở học sinh học đều các môn, cho làm quen với trắc nghiệm bằng cách có bài kiểm tra ngắn ở đầu mỗi tiết học. Dù vậy, Kim Anh và các bạn vẫn áp lực vì phải học nhiều.
Ngoài học chính khóa buổi sáng ở trường, mỗi ngày Kim Anh có 3-4 ca học thêm cho ba môn thi đã được xác định trước. Em đã nghĩ tới việc đi học thêm Lịch sử ngay khi Sở Giáo dục công bố.
2019-2020 là năm học đầu tiên thí sinh Hà Nội phải thi 4 môn để xét tuyển vào lớp 10 công lập. 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được xác định từ tháng 10/2018. Riêng môn Sử ngày 11/3 mới được công bố, sau khi được lựa chọn từ các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Theo Sở Giáo dục, Toán và Ngữ văn sẽ thi tự luận. Ngoại ngữ kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Lịch sử thi 100% trắc nghiệm. Đề thi gồm câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS, chủ yếu nằm ở lớp 9.
Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán Điểm thi môn Ngữ văn)x2 Điểm thi môn Ngoại ngữ Điểm thi môn thứ 4 Điểm cộng thêm (nếu có).
Theo VnExpress
Vì sao phố cà phê đường tàu ở Hà Nội tái diễn cảnh đông đúc?
Xã hội - 26 phút trướcTrước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.
Tin sáng 23/11: Đằng sau lối sống sang chảnh của một 'hot girl' tại Đà Nẵng; Thông tin mới vụ hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày ở Gia Lai
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Phạm Thị Trà My tại Đà Nẵng đăng tải hình ảnh sống sang chảnh trên mạng xã hội để thu hút khách hàng rồi làm việc phạm pháp; Việc hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày đã ảnh hưởng đến chế độ tiền lương của các giáo viên, nhân viên trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông)...
Thông tin mới nhất về những phương tiện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ 1/1/2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, Thông tư 71/2024 quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe có hiệu lực thi hành. Những loại xe nào bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?
Pháp luật - 12 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.