Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóc thạch rau câu nguy hiểm hơn hóc dị vật cứng; lời cảnh báo từ vụ trẻ 22 tháng tuổi suýt mất mạng vì thói quen vừa ăn vừa làm những việc này

Thứ hai, 17:17 10/10/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, hóc thạch rau câu thậm chí còn nguy hiểm hơn hóc dị vật cứng. Bởi miếng thạch hình trụ, trơn rất dễ bít kín đường thở gây ngưng tim, ngưng thở, đe dọa tính mạng của trẻ.

Người đàn ông hoang mang khi chỉ số acid uric tăng đột biến mà chưa có triệu chứng goutNgười đàn ông hoang mang khi chỉ số acid uric tăng đột biến mà chưa có triệu chứng gout

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, những người có acid uric máu cao, dù chưa bị bệnh gout nhưng cũng không được chủ quan mà cần theo dõi chặt chẽ chỉ số acid uric của mình và chủ động tầm soát những bệnh lý chuyển hóa khác có liên quan.

Mới đây, theo thông tin từ BS Trần Văn Phúc, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, các bác sĩ đơn vị này vừa kịp thời cứu sống một bé trai ngưng thở, ngưng tim do hóc dị vật là thạch rau câu.

Theo đó, ngày 9/10, Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân L.H.D (22 tháng tuổi, ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở. Lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tim phổi và lấy thành công ra 3 dị vật là thạch rau câu.

Được biết trước đó, bé D. ăn liền 3 cục thạch rau câu tại siêu thị. Vì cục rau câu lớn, nên vô tình rơi vào thực quản đã bịt đường thở khiến bé trai bị sặc và tím tái toàn thân.

Từ vụ trẻ 22 tháng nguy kịch vì ăn thạch rau câu, cảnh báo những thói quen ăn thạch dễ khiến trẻ gặp họa - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo BS Phúc, vì thạch rau câu bịt đường thở khiến oxy không thông lên được não, cháu bé rơi vào tình trạng ngưng tim, ngưng thở khi đưa đến bệnh viện. Rất may, bệnh nhi được cấp cứu kịp thời. Sau khi dị vật được lấy ra ngoài, sức khỏe của bé hiện cơ bản đã ổn định.

Điều đáng nói, dù đã được cảnh báo về những mối nguy cơ trẻ bị hóc thạch rau câu, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tai nạn vẫn xảy ra. Thậm chí, đã có trường hợp trẻ tử vong vì hóc thạch.

Cụ thể, cách đây không lâu, một bé trai 5 tuổi (ngụ quận 10, TP.HCM) được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cấp cứu trong tình trạng cơ thể đã tím tái, ngưng tim ngưng thở, thiếu oxy lên não.

Theo lời người nhà, trước đó, bé đang ăn thạch rau câu nhưng có lẽ do bé mút mạnh nên nguyên miếng thạch rau câu chạy tọt sâu trong cổ họng, khiến mắc nghẹn, gây nghẹt thở. Người nhà đã cố gắng vỗ lưng, ấn ngực để đẩy miếng thạch ra ngoài nhưng không được. Khi đưa đến bệnh viện, bé đã ngưng tim, ngưng thở, tím tái. 

Theo các bác sĩ, trong đường thở của bé còn miếng thạch rau câu bị chắn ngang. Mặc dù, đã được cấp cứu tích cực nhưng không cứu được cháu bé. 

Những thói quen ăn thạch rau câu dễ khiến trẻ gặp họa

Theo các bác sĩ, thạch rau câu là món ăn vặt quen thuộc, khoái khẩu của nhiều trẻ em. Nhiều người lớn vẫn chủ quan, cho rằng thạch mềm, dễ ăn nên không nghĩ đến khả năng trẻ có thể bị hóc với thực phẩm này nên để trẻ vô tư ăn một mình mà không quan sát trẻ.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, hóc thạch rau câu thậm chí còn nguy hiểm hơn hóc dị vật cứng. Bởi miếng thạch hình trụ, trơn rất dễ bít kín đường thở của trẻ.

Đặc biệt, một số thói quen khi ăn thạch rau câu dễ khiến trẻ gặp họa như:

Mút quá mạnh cả cục thạch to

Khi ăn các loại thạch rau câu hay uống trà sữa trân châu, trẻ phải hút/mút mạnh để lấy thực phẩm vào miệng. Khi hút mạnh, nắp thanh môn (trong cổ họng) mở to, cùng với độ trơn của miếng thạch, chúng dễ dàng chạy tọt vào trong cổ, lọt vào đường thở, chắn ngang gây ngạt thở cho trẻ. 

Do đó, khi trẻ ăn thạch nên có người lớn giám sát, lấy thìa xúc miếng nhỏ và không để trẻ tự ăn thạch, mút miếng thạch vì theo quán tính miếng thạch trơn dễ hóc.

Vừa ăn thạch vừa nô đùa

Miếng thạch rau câu vốn trơn, dễ chui vào miệng. Do đó, nếu vừa ăn vừa nô đùa, nguy cơ bị hóc là rất cao. Nếu trẻ cố cho tay móc miếng thạch ra có thể càng khiến miếng thạch chui xuống dưới gây tắc đường thở và khiến trẻ ngừng thở ngay lập tức.

Không nhai đã vội nuốt thạch

Ngoài thói quen mút quá mạnh, việc không nhai thạch hoặc cắn miếng thạch quá to nhưng nhai vội, nuốt vội cũng dễ gây nghẹn thạch ở cổ họng trẻ. Nhiều trường hợp trẻ bị nghẹn thạch ở cổ họng nhưng không được lấy ra kịp thời khiến trẻ khó thở, tím tái, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi trẻ bị hóc thạch, khả năng cứu sống là rất khó vì miếng thạch vào khí quản sẽ bị bít đường thở và rất khó để chọc hút dị vật. Trẻ bị hóc thạch cũng như hóc dị vật nói chung chỉ có thời gian sơ cứu vàng 5-10 phút ngay sau khi bị hóc. Qua thời gian này, trẻ dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Do đó, vị chuyên gia này khuyến cáo, khi thấy con bị hóc dị vật cần đảm bảo sơ cứu đúng cách, kịp thời bằng thủ thuật Heimlich. Cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang người bé sao cho lưng bé áp sát vào bụng mình, để tay dưới xương ức trẻ, dùng sức mạnh xốc bé lên 5 cái. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé vào viện ngay.

Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai cách tập thể dục 'lạ' nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Hai cách tập thể dục 'lạ' nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Sống khỏe - 2 giờ trước

Tập thể dục nhẹ nhàng và vào những thời điểm ít người nghĩ đến có thể đem lại tác dụng bất ngờ.

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 giờ trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 6 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

Top