Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học tiếng Anh kém vì thói quen lệ thuộc Google

Thứ sáu, 08:32 12/05/2017 | Xã hội

Theo giáo viên Đỗ Thúy Hằng, thói quen "ăn sẵn" khiến bài viết tiếng Anh của nhiều người không phải là sản phẩm tư duy mà là sự cóp nhặt.

Theo bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ lớn nhất thế giới, hay còn gọi là bảng xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh EPI (English Proficiency Index) năm 2016 của tổ chức giáo dục quốc tế EF (Education First), Việt Nam thuộc nhóm trung bình về năng lực tiếng Anh. Chúng ta xếp thứ 31 trên tổng số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khảo sát.

Tâm lý sợ sai

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trình độ tiếng Anh của nhiều người Việt ở mức trung bình là do những yếu tố khách quan như phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa hiệu quả, giáo trình không hấp dẫn... Ngoài ra, một phần còn do sự thiếu chuyên tâm, thái độ hời hợt của không ít người học.


Hiệu quả dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường bị đánh giá là yếu kém dưới góc nhìn thi cử. Theo phổ điểm thi THPT môn tiếng Anh năm 2016, điểm nhiều nhất là 2,4. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Hiệu quả dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường bị đánh giá là yếu kém dưới góc nhìn thi cử. Theo phổ điểm thi THPT môn tiếng Anh năm 2016, điểm nhiều nhất là 2,4. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Không ai phủ nhận được rằng giáo dục Việt Nam quá đề cao ngữ pháp mà không chú trọng các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói. Giờ học tiếng Anh tại nhiều trường vô cùng yên ắng, chỉ có tiếng giảng đều đều của thầy cô và tiếng bút lướt trên giấy của trò. Sự tương tác, giao tiếp giữa cô và trò rất ít.

Điều này khiến học sinh trở nên thụ động, chỉ biết ngồi ghi chép những cấu trúc ngữ pháp, từ mới, rồi cố gắng ghi nhớ một cách khó nhọc để đạt điểm cao trong bài thi.

Điều quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng nói chính là học sinh phải dám phát âm, mạnh dạn thể hiện quan điểm và sẵn sàng nói tiếng Anh bất cứ lúc nào. Nếu cứ giữ khư khư những lời nói trong đầu mình thì không ai biết bạn đang định nói điều gì và không thể sửa giúp được.

Trong chuyến đi Sapa (Lào Cai) cùng một nhóm học sinh, tôi nhận thấy các em rất ấn tượng với cô bé dân tộc bán hàng rong, với cách “chào hàng” bằng tiếng Anh tự nhiên, trôi chảy. Ngay cả khi khách nước ngoài hỏi một vài câu khó, em vẫn trả lời rất tự tin và “xuôi tai”.

Điều đó làm học sinh của tôi suy nghĩ nhiều. Tại sao cô bé chưa đến 10 tuổi, không được đi học, lại có thể nói tiếng Anh hay và truyền cảm hứng như vậy? Những bạn được học hành bài bản mà khi được hỏi lại lúng túng như “gà mắc tóc”? Câu trả lời là các em ngại nói vì sợ sai, bị chê cười, sợ bị mọi người đánh giá.


Cô giáo Đỗ Thúy Hằng.

Thói quen sử dụng Google dịch

Cô giáo Đỗ Thúy Hằng.

Thói quen sử dụng Google dịch

Đa số người Việt Nam không chỉ ngại nói, mà còn ngại cả viết tiếng Anh. Khi được giao một chủ đề để viết hoặc bắt buộc phải viết văn bản nào đó, họ thường thấy ngán ngẩm và nghĩ ngay đến việc tìm trên mạng Internet, tra cứu Google xem có bài viết cùng chủ đề để tham khảo. Thậm chí, không ít người còn sao chép, cóp nhặt thành bài của mình cho “đỡ phải nghĩ”.

Lối tư duy “ăn sẵn” đó là nguyên nhân khiến bài viết nói riêng và việc học tiếng Anh nói chung của nhiều bạn trẻ không phải là sản phẩm của tư duy, cũng không thể hiện được ý kiến, quan điểm của bản thân người viết. Đó đơn thuần là sự cóp nhặt, tổng hợp từ nhiều nguồn.

Không chỉ lười suy nghĩ, sáng tạo, nhiều người còn lười kiểm tra lại nội dung văn bản sau khi đã hoàn thành. Vấn đề này có thể được lý giải phần nào khi nhìn vào cách giảng dạy môn tiếng Anh và văn học trong nhà trường.

Với môn tiếng Anh, học sinh hầu như không được luyện tập kỹ năng viết trên lớp. Các em chỉ được dạy qua loa cách tạo ra những câu đơn lẻ chuẩn ngữ pháp chứ không được học cách viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, tư duy viết của học sinh bị ảnh hưởng nặng nề bởi phương pháp viết văn tiếng Việt. Đa số học sinh đang học văn theo cách thụ động, khuôn mẫu, thầy giảng trò ghi và không có nhiều không gian cho sự tưởng tượng, sáng tạo.

Việc các em sử dụng sách văn mẫu để cóp nhặt ý tưởng, sao chép cách diễn đạt cho vào bài viết của mình là chuyện “như cơm bữa”. Chính cách học thụ động đã khiến tư duy viết của học trò bị bào mòn. Lâu dần, điều đó có thể giết chết tư duy sáng tạo và khiến các em không biết làm sao để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình. Các em chỉ biết lệ thuộc những nguồn tài liệu sẵn có.

Có một câu thành ngữ tiếng Anh rất quen thuộc với nhiều người là “Practice makes perfect” (Có công mài sắt, có ngày nên kim). Ngược lại với sự chuyên cần sẽ đem lại thành công, sự lơ là, hời hợt chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc học tiếng Anh của không ít người "đứng im tại chỗ”.

Đỗ Thúy Hằng là chuyên gia luyện thi TOEFL iBT tại Hà Nội. Nữ giáo viên nằm trong top 1% của thế giới về điểm TOEFL iBT và đã nhận được bằng CELTA (chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài) do trường Cambridge, Anh Quốc cấp.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 4 giờ trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 5 giờ trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Giáo dục - 7 giờ trước

Những năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Giáo dục - 8 giờ trước

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 8 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

Pháp luật - 8 giờ trước

Nhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Top