Học trường quốc tế không quá ghê gớm
Học trường quốc tế các bé được chơi (thực hành) nhiều hơn, học tiếng Anh nhiều hơn và học tiếng Việt, Toán ít đi.
10 năm làm việc ở trường quốc tế, bạn Hiệp Cường chia sẻ góc nhìn về cách học ở môi trường này.
Tôi 34 tuổi, có con năm sau vào lớp 1 và đang rất lo lắng dù học hết 16 năm học chương trình giáo dục Việt Nam. Tôi đọc rất nhiều phê bình, đánh giá không tốt về chương trình học và sách giáo khoa đổi mới mỗi năm, cũng thấy Việt Nam có rất nhiều thành tựu về Toán học, hay các cuộc thi quốc tế. Đối với giáo dục Việt Nam, tự hào có, lo lắng cũng có.
Tôi cũng hiểu áp lực phát triển, áp lực đi lên qua mỗi năm là rất lớn. Nhưng để những đánh giá và bình luận không tốt về giáo dục mỗi ngày mỗi nhiều thì các nhà làm giáo dục nên suy nghĩ lại. Cũng như bao phụ huynh khác tôi thấy chưa hài lòng về nền giáo dục Việt Nam.
Tôi làm việc cho trường quốc tế được 10 năm, mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh của tôi đều tăng và năm nào tôi cũng vượt chỉ tiêu. Học phí trường quốc tế đâu rẻ, thậm chí cao gấp 10-20 lần giáo dục công lập, nhưng người có điều kiện đều cho con học trường quốc tế. Vì sao vậy?
Tôi hỏi một người bạn thân thu nhập tầm 15 triệu đồng/tháng cho con đi học công lập tầm 1-2 triệu đồng/tháng. Chia sẻ nếu có điều kiện, bạn nhất định cho con học trường quốc tế. Tôi gặp rất nhiều bạn bè, tất cả đều chia sẻ chương trình học của Việt Nam nặng, học mà tội nghiệp tụi nhỏ. Tuy cấm dạy thêm nhưng phụ huynh len lén cho tụi nhỏ học chứ không vào lớp học không kịp, rồi ở lại.

Tôi làm việc và thấy chẳng có gì gọi là ghê gớm mà học phí trường quốc tế cao gấp 10-20 lần. Một buổi học của trường công lập về đất, phân, cần, giống, các bé được giải thích chi tiết nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống... Hôm sau lên trả bài, học sinh thuộc lòng 100%, cho vài ví dụ thì được 8-10 điểm.
Còn học kiểu học phí gấp 10-20 lần thì kéo nhau ra Củ Chi, Bình Chánh (TP HCM) giải thích quy trình trồng một cây cải xanh thế nào (trong đó có đất, phân, cần, giống... có thêm mưa gió, nắng, tưới ngày mấy lần, thu hoạch, cải cà bao nhiêu một kg). Sau đó học sinh đi thu hoạch rau cải, mỗi đứa mang về một kg cải xanh cho mẹ nấu ăn.
Hôm sau mỗi bé phải giải thích quá trình trồng một cây cải thế nào, thu hoạch ra sao. Bé nào không giải thích được thì phải mua CD đi hái rau về xem giá 20.000 đồng một đĩa, trong đó có cảnh các bé hái rau. Các bé còn lại mua tự nguyện.
Tôi nghĩ trường công không khó để học theo, quan trọng là không có điều kiện để học. Vì chi phí mỗi bé đi hái rau cải là 100.000 đồng (50.000 đồng cho vườn rau, 50.000 đồng cho xăng xe).
Tôi không muốn nói thêm về trường quốc tế, nhưng người người nhà nhà mong muốn cho con học thì nền giáo dục Việt Nam nên xem lại. Học trường quốc tế không quá ghê gớm, chỉ là các bé được chơi (thực hành) nhiều hơn. Học tiếng Anh nhiều hơn và học tiếng Việt, Toán ít đi. Được cái này thì mất cái khác, nếu học theo chưa chắc trong tương lai chúng ta còn có các giải Toán quốc tế.
Theo VnExpress

Tóm gọn băng trộm 'móc' 319 điện thoại của người dân tại chùa Tam Chúc
Pháp luật - 6 giờ trướcLợi dụng sự kiện đông người tới chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc (Hà Nam), băng trộm chuyên nghiệp đã lấy cắp 319 chiếc điện thoại của người dân.

Vạch trần thủ đoạn lừa đảo của nữ phó trưởng phòng ngân hàng xinh đẹp
Đời sống - 6 giờ trướcLợi dụng chức vụ, lòng tin của đồng nghiệp và khách hàng, Nguyễn Thị Kiều Nga đã thực hiện hàng loạt phi vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 47 tỷ đồng.

Chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh tại TP.HCM từ năm học 2025-2026
Thời sự - 7 giờ trướcTheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ và thực thi chính sách thống nhất, công bằng đối với người học.

Đồng Nai: Mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường chìm trong ‘biển nước’
Đời sống - 8 giờ trướcTrưa 24-5, mưa lớn kéo dài nhiều giờ tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) khiến nhiều tuyến đường ngập sâu, giao thông tê liệt, người dân vất vả di chuyển.

Một nữ chủ shop online ở Vũng Tàu bị khởi tố
Đời sống - 9 giờ trướcMột nữ chủ shop bán hàng online tại TP Vũng Tàu vừa bị khởi tố về hai tội danh khi thu hơn 27 tỉ đồng nhưng không đóng thuế.

Tuyến đường sắt trên cao xuống cấp sau 4 năm vận hành
Đời sống - 10 giờ trướcSau gần 4 năm vận hành thương mại, hạ tầng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang có dấu hiệu xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng.

Thái Nguyên: Phát hiện nhiều loại 'thuốc' đông y nghi là hàng giả
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Hai nhóm đối tượng ở Thái Nguyên bị cơ quan chức năng phát hiện nghi làm giả thuốc đông y, rao bán trên mạng xã hội, mỗi tháng thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.

Giả nhà sư đi bán nhang, gọi từ thiện
Đời sống - 12 giờ trướcP.T.Đ thừa nhận bản thân mình không phải là tu sĩ, không theo Phật giáo, tự mua trang phục tu sĩ và sổ ghi cầu an để đi bán nhang kiếm lời và kêu gọi quyên góp từ thiện.

Sơn La: Đi qua đập tràn bị lũ cuốn trôi, 2 mẹ con mất tích
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Một người phụ nữ ở Sơn La điều khiển xe máy chở theo 2 người con đi trên đường ở huyện Mường La, khi đi qua đoạn tràn nước thì bị lũ cuốn trôi, khiến 2 người mất tích.

Sinh viên chuẩn bị vào ngành học này sắp đón 'cú hích' cực lớn: Miễn học phí, được Nhà nước trả tiền 'sống' mỗi tháng
Giáo dục - 13 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2025, nhóm người học ngành học dưới đây sẽ được miễn toàn bộ học phí và nhận khoản hỗ trợ sinh hoạt gần 4 triệu đồng mỗi tháng. Chính sách mới được kỳ vọng tạo ra cú hích lớn cho ngành, nhưng cũng đặt ra ràng buộc chặt chẽ: Nếu không hoàn thành cam kết làm việc trong lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp, người học sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận.

Đầu tháng 5 Âm lịch, 3 con giáp được quý nhân phù trợ, đột phá ngoạn mục về tài chính
Đời sốngGĐXH - 3 con giáp này được dự báo sẽ có bước đột phá trong sự nghiệp vào đầu tháng 5 Âm lịch.