Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội chị em chi bạc triệu 'săn' hải sản bị thương, hấp hối ở Hà Nội

Thứ ba, 17:24 11/10/2022 | Bảo vệ người tiêu dùng

Những loại hải sản bị rụng càng, vỡ mai hay đang hấp hối chỉ sau vài phút được rao bán đã 'cháy hàng' vì giá rẻ 20-30% so với hàng tươi sống, nguyên con mà hương vị vẫn đảm bảo không thua kém.

Vốn yêu thích các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ nhưng chị Minh Thư (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) chỉ mua mỗi tháng vài ba lần cho gia đình đổi bữa vì giá thành của chúng tương đối đắt đỏ.

Thậm chí, với những hải sản nhập ngoại như tôm hùm Alaska, cua hoàng đế, cua nâu Canada, chị càng không dám nghĩ đến bởi mức giá cao, từ một đến vài triệu đồng mỗi cân.

Thế nhưng, gần đây, chị Thư phát hiện ra nhiều cửa hàng hải sản hoặc trên chợ mạng thỉnh thoảng rao bán các loại cua, ghẹ "khuyết tật" (tức gãy càng, thiếu chân hoặc vỡ mai, vỏ,....) hay tôm "ngất" (vừa mới chết) với giá thành khá rẻ, thậm chí chỉ bằng 1/2 hàng nguyên con đang bơi.

Hội chị em chi bạc triệu 'săn' hải sản bị thương, hấp hối ở Hà Nội - Ảnh 1.

Hải sản bị thương như cua gãy càng, rụng chân,... được rao bán trên chợ mạng với giá thành rẻ (Ảnh chụp màn hình).

Hội chị em chi bạc triệu 'săn' hải sản bị thương, hấp hối ở Hà Nội - Ảnh 2.

Trong quá trình vận chuyển hoặc nuôi ở bể, hải sản có thể bị thương như gãy càng hoặc chân, vỡ mai,... làm giảm chất lượng về mặt hình thức (Ảnh: Thảo Trinh).

"Ban đầu thấy giá rẻ quá, tôi cũng sợ hải sản chất lượng kém nhưng mua thử vài mẻ cua, ghẹ gãy càng về chế biến lại thấy ngon. Cua hay ghẹ đều chắc thịt, không bị óp và có vị ngọt tự nhiên không khác nhiều so với hàng tươi sống, chỉ là hình thức của chúng không được đẹp mắt thôi", chị Thư nói.

Người phụ nữ này cho biết thêm, cua gạch thường có giá 550.000 - 650.000 đồng/kg thì hàng bị thương chỉ còn 300.000 - 380.000 đồng/kg. Ghẹ nguyên con khoảng 250.000-300.000 đồng/kg thì loại gãy càng, mất chân giá khoảng 150.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, những mặt hàng này không có thường xuyên. Với hải sản "ngoại" như tôm Alaska hay cua hoàng đế, loại "khuyết tật" càng hiếm. Để tìm mua được, hội chị em phải "canh" từng giờ, từng phút trên chợ mạng hay qua các cửa hàng hải sản online.

Chị Trần Diệu (ở quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng là tín đồ "săn" hải sản bị thương từ các cửa hàng hải sản online hay chợ mạng. Tuần qua, chị đã mua được 3 con cua nâu Ireland bị mất càng với giá 500.000 đồng/kg. Mỗi con nặng gần 900g, tính ra hết 1,3 triệu đồng.

Theo chị, so với hải sản nguyên con thì hàng "khuyết tật" khan hiếm hơn mà giá rẻ chỉ bằng 1/2 lại đảm bảo độ tươi ngon, giàu dinh dưỡng nên được nhiều bà nội trợ "săn lùng".

"Cua vẫn tươi sống, chỉ là mất một càng và rụng chân nên cửa hàng bán rẻ. Còn nếu nguyên con, đầy đủ các bộ phận thì cua này có giá hơn 800.000 đồng/kg, nặng từ 0,8 - 1,2kg.

Việc chế biến cua cũng đơn giản, tôi đem hấp bia rồi chấm muối ớt chanh. Cả nhà được bữa thưởng thức hải sản nhập ngoại no nê mà tính ra chi phí rất rẻ", chị Diệu cho hay.

Hội chị em chi bạc triệu 'săn' hải sản bị thương, hấp hối ở Hà Nội - Ảnh 3.

Cua nâu Ireland bị khuyết một càng được rao bán với giá rẻ hơn khoảng 20-30% so với giá gốc (Ảnh: Thảo Trinh).

Anh Nguyễn Tuấn - Giám đốc chi nhánh của một tổng kho hải sản nhập ngoại trên đường An Dương Vương, quận Tây Hồ cho biết, hải sản tươi sống luôn có sẵn nhưng hàng rụng càng, chân hay vỡ mai thì không có thường xuyên và số lượng cũng hạn chế.

Theo anh Tuấn, các loại cua, ghẹ và tôm có kích thước lớn như cua gạch, cua hoàng đế, tôm hùm Alaska,... trong quá trình vận chuyển hoặc nuôi ở bể sục có thể bị rụng càng, gãy chân.

Những loại hải sản này có trọng lượng lớn hơn nhiều so với hàng trong nước, giá thành lại cao và cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Bởi vậy, khi phát hiện tôm, cua, ghẹ,... gặp vấn đề, các cửa hàng hải sẽ rao bán ngay và giảm giá 20-30% để hải sản đến tay khách và khi chế biến vẫn giữ được chất lượng.

Để đảm bảo chất lượng thịt, một số thương lái hay cửa hàng còn hấp chín hải sản ngay khi phát hiện hàng bị thương.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thủy - chủ một nhà hàng hải sản ở quận Hoàng Mai thừa nhận, mặc dù vẫn sống, bơi khỏe nhưng do bị thương không quá trình vận chuyển nên cua, ghẹ "khuyết tật" được loại riêng ra để bán với giá rẻ.

Chị Thủy cho hay, hải sản gãy chân, càng hay bị thương nếu không bán được  sẽ nhanh chết. Cửa hàng phải bán ngay để chất lượng mặt hàng vẫn đảm bảo tươi ngon mà còn gỡ lại được chút vốn.

Thỉnh thoảng gom được ít hải sản "khuyết tật", chị rao bán chỉ chừng 10-15 phút đã có khách đặt mua hết. Tuy nhiên, cửa hàng cũng không thể nhận đặt trước vì không biết lúc nào mới có hàng loại và số lượng loại ra mỗi ngày cũng khác nhau.

"Ngày nào cũng có khách liên hệ hỏi mua song loại hàng này không nhiều, không có thường xuyên, mỗi lần chỉ vài cân hoặc chục cân.

Các đơn vị cung cấp, vận chuyển hay nhà hàng như chúng tôi phải rất cẩn thận, không để hải sản bị thương hay chết ngạt bởi giá thành của chúng khá cao, nhất là hàng nhập ngoại. Cứ mỗi lô hàng mà có vài con bị thương như vậy thì coi như mất lãi, có khi phải bù lỗ nhiều", chị Thủy cho hay.

Người phụ nữ này nói thêm, mặc dù mặt hàng không được đánh giá cao về hình thức nhưng giá thành rẻ, chất lượng vẫn đảm bảo nên khách nhiệt tình tìm mua. Nhiều người cũng vì thế mà có thể thưởng thức các loại hải sản đắt tiền ở trong và ngoài nước mà không cần quá lo lắng về chi phí.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 tháng năm 2025, Bộ Công thương bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước như thế nào?

9 tháng năm 2025, Bộ Công thương bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 4/4, tại buổi họp báo thường kỳ Quý I/2025 của Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ cho biết, trong những tháng tiếp theo, ngành Công thương sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa bằng nhiều giải pháp.

Vụ kẹo rau củ Kera: Xử phạt hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt

Vụ kẹo rau củ Kera: Xử phạt hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 giờ trước

GĐXH - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan vụ việc kẹo rau củ Kera.

Chỉ 3 tháng đầu năm 2025, hàng chục tấn thực phẩm bẩn 'suýt' đến tay người tiêu dùng Hà Nội

Chỉ 3 tháng đầu năm 2025, hàng chục tấn thực phẩm bẩn 'suýt' đến tay người tiêu dùng Hà Nội

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 4/4, Bộ Công thương cho biết, tính từ ngày 16/12/2024 đến ngày 31/3/2025, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra 6.222 vụ, xử lý 5.648 hành vi vi phạm; thu nộp NSNN trên 90 tỷ đồng. Trong đó, hàng chục tấn thực phẩm bẩn, hàng hóa không rõ nguồn gốc đã kịp thời được ngăn chặn.

Hà Nội: Nam thanh niên nhập trái phép 1.500 điếu xì gà, thuốc lá ngoại để tiêu thụ

Hà Nội: Nam thanh niên nhập trái phép 1.500 điếu xì gà, thuốc lá ngoại để tiêu thụ

Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 4/4, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên và phát hiện cơ sở này đang tiêu thụ khoảng 1.500 điếu xì gà cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu trái phép.

Mua mảnh đất quê 200-300m2, nhà đầu tư tách lô nhỏ, rao bán với cam kết ra sổ đỏ, lời ngay 300-500 triệu đồng/lô

Mua mảnh đất quê 200-300m2, nhà đầu tư tách lô nhỏ, rao bán với cam kết ra sổ đỏ, lời ngay 300-500 triệu đồng/lô

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

Nhà đầu tư săn tìm mua những lô đất có diện tích lớn từ 200m2 trở lên. Sau đó, họ sẽ chia lô, rao bán với cam kết ra sổ đỏ cho người mua. Mỗi lô rao bán, các nhà đầu tư lời ngay 300 triệu đồng/lô, thậm chí với lô có vị trí đẹp lãi đến cả nửa tỷ đồng.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Top