Hôm nay nhiều nhà cần ăn thịt vịt
GiadinhNet - Xưa nay toàn kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng, nhưng tết Đoan ngọ thịt vịt lại rất đắt hàng.
Tết Đoan ngọ nhiều nơi có phong tục ăn thịt vịt
Chị Hoa là gái thành phố, vừa về làm dâu nhà bà Tâm ở Quảng Nam được mấy tháng. Sáng sớm ngày 5/5 âm lịch chị được mẹ chồng dặn đi chợ nhớ mua thịt vịt về làm cơm Tết Đoan ngọ. Chị Hoa ngạc nhiên hỏi:
- Mẹ ơi, người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng, sao mẹ lại bảo con mua thịt vịt?
Mẹ chồng đáp:
- Ở vùng này dịp Tết Đoan ngọ nhà nào cũng ăn thịt vịt, vì các cụ xưa cho rằng, tháng 5 âm lịch oi bức, con người dễ bị mắc một số bệnh thời khí. Vịt là thủy cầm, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương. Vì vậy thịt vịt rất đắt vào dịp Tết Đoan ngọ, nên nhiều nhà đã mua vịt từ mồng 2, 3, 4 tháng 5 âm lịch. Dịp này các chàng rể cũng thường biếu bố mẹ vợ cặp vịt để tỏ lòng hiếu thuận.
Ra chợ quả nhiên chị Hoa ra chợ thấy trên các nẻo đường chợ quê nhiều xe máy, xe đạp chở vịt đổ về phục vụ nhu cầu Tết Đoan ngọ.

Ảnh minh họa.
Giá trị của thịt vịt tháng 5 âm lịch
Trong sách thuốc cổ, con vịt gọi là “Gia áp, Gia phù, con Vụ). Theo Đông y, thịt vịt có sắc vàng trắng, tính mát, ngọt, tác dụng “bổ trung ích khí”, giúp người suy nhược phục hồi nguyên khí, có tác dụng làm chuyển động phong huyết, làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao tâm nhiều. Thịt vịt có thể hạ sốt, chữa nóng sốt cao đến co giật, giải độc mụn sưng.
Đầu tháng 5 âm lịch tiết trời trở nên oi bức, cơ thể con người dễ mắc bệnh. Ăn thịt vịt có tính "âm và hàn" sẽ bổ dưỡng, có tác dụng quân bình nhiệt - hàn.
Ăn thịt vịt cũng là tập tục phổ biến của nhiều vùng, nhất là miền Trung vào dịp Tết Đoan ngọ, có ý tẩy trừ những điều xui xẻo, không may mắn. Nhưng ăn thịt vịt dịp này cũng là để gia đình, bè bạn tụ tập mỗi người mỗi món để có các món thịt vịt ngon cả nhà cùng thưởng thức, thắt chặt tình cảm gia đình. Nhiều nhà tự chế biến món vịt ở nhà vào ngày nghỉ, ngày lễ tết.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, sau vụ Xuân - Hè lúa, nếp dồi dào, vịt có nhiều thức ăn nên thịt dày, béo mà không dai. Cũng từ thời điểm này thịt vịt béo hơn và không có mùi hôi. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.Trong các món ăn của Việt Nam, các chất trong thiên nhiên được tổng hợp theo nguyên lý âm - dương hàn - nhiệt để các chất bổ dưỡng dễ hấp thụ vào cơ thể.

Ảnh minh họa
Các món vịt ngon
Tết Đoan Ngọ, ngoài rượu nếp cùng các loại trái cây, các gia đình có thêm bữa ăn chế biến từ thịt vịt, trong đó có món bún vịt nấu măng ngon tuyệt, dễ nấu ngon và hợp khẩu vị nhiều người.
Thịt vịt ngon thường từ 6 tháng tuổi trở lên ăn mới ngon, và dễ chế biến thành nhiều món hấp dẫn. Món nhiều người ưa thích là tiết canh, vịt luộc, cháo vịt, chế biến giản đơn, dễ ngon miệng.
Thịt vịt luộc và cháo vịt làm rất đơn giản. Bỏ vịt vào nồi nước to sôi sùng sục, canh già lửa, nêm chút muối và một ít gừng để khử mùi vịt.
Vịt luộc ngon khi chín không tóp, mà còn phổng phao, da mỡ vàng óng, có mùi thơm đặc trưng. Thịt vịt luộc chặt miếng vừa ăn, chấm với nước mắm gừng.
Nước luộc thịt vịt đem nấu cháo gạo nếp, đậu xanh, gạo tẻ. Muốn cháo ngon phải đun lửa nhỏ đến khi đặc quánh. Cho thêm ít gan, mề, lòng vào nồi cháo ngon hơn. Mỗi thìa cháo ăn kèm thịt vịt chấm nước mắm gừng, với rau là chuối chát, khế chua, rau thơm... trộn lẫn các vị ngọt, chua, cay nồng rất ngon miệng.
Dù thịt vịt luôn bị người Việt kiêng vào những ngày đầu tháng, nhưng lại là món ăn truyền thống đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch), đặc biệt phổ biến ở các tỉnh miền Trung.
Còn có các món vịt tiềm thuốc Bắc (hạt sen, táo, đinh, hồi) rất ngon miệng.
Chọn mua vịt ngon
Chị em mua vịt làm sẵn nên bỏ thêm ít phút chọn vịt sống ngon, đảm bảo chất lượng và nhờ người bán làm thịt tại chỗ. Không nên mua vịt làm sẵn để lâu sẽ kém tươi ngon.
- Vịt ngon phải “ăn già” - nghĩa là ăn vịt trưởng thành, có mỏ cứng và nhỏ. Nên chọn vịt đủ lông, tinh nhanh không lờ đờ, hoặc nằm bẹp. Chọn mua con vịt có ức căng, phao câu tròn, thân căng tròn. Vịt đực có thịt ngon hơn vịt cái.
- Không chọn vịt non có mỏ mềm và to vì thịt sẽ nhão, nhiều lông tơ, làm lông mất nhiều thời gian.
- Không ham rẻ mà mua những con vịt gầy, quá non, đi chậm chạp hoặc mắt lờ đờ, gà gật rất có thể bị bệnh.
- Nên vạch hậu môn của con vịt, nếu thấy nhớt chảy ra đó là con vịt bị bệnh không nên mua. Vịt sờ vào diều thấy căng, có nước chảy ra ở đầu mỏ vịt cũng không nên mua.
- Để tránh mua vịt bị bơm nước, hãy dùng tay ấn lên da vịt, nếu thấy lõm hoặc trơn rất có thể đã bị tiêm thêm nước.
- Hoặc xem dưới cánh, nếu vịt bị tiêm nước sẽ có vết tiêm màu đen, để càng lâu thì vết đen càng lan rộng hơn.
- Thịt vịt có mùi hôi đặc trưng, khử bằng cách sơ chế xong ướp thịt vịt với gừng giã, hoặc xát rượu, hoặc bóp với muối, gừng, tiêu, thêm chút rượu trắng trong 30 phút. Hoặc dùng nước cốt 1 quả chanh thoa khắp mình vịt.
Sau đó rửa sạch mới luộc, khi luộc đập củ gừng cho vào sẽ hết mùi hôi của thịt vịt.
Uyển Hương

Tận dụng nước luộc thịt để luộc rau: Nhiều người chưa biết cách làm đúng!
Ăn - 9 giờ trướcGĐXH - Nhiều người tận dụng nước luộc thịt vì cho rằng chứa nhiều dưỡng chất, nhưng có người lo ngại nước luộc lẫn tạp chất, mất vệ sinh nên đổ đi.

8 cách sơ chế nội tạng không hôi, sạch nhớt – đơn giản mà hiệu quả
Ăn - 11 giờ trướcGĐXH - Lòng, dạ dày, gan, tim, phèo… là những nguyên liệu quen thuộc, ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nội tạng động vật thường có mùi hôi đặc trưng và dễ nhớt, khiến nhiều người e ngại khi chế biến.

Hè này thử ngay món gà hầm hoa trùng thảo: Dễ nấu, đẹp da, khỏe bụng!
Ăn - 16 giờ trướcGiữa mùa hè oi ả, một bát canh gà hầm hoa trùng thảo không chỉ ngon lành, dễ ăn mà còn giúp cơ thể thanh lọc, bồi bổ nhẹ nhàng từ bên trong.

Loại củ đặc biệt giàu kali, tốt cho người bị tim mạch, chế biến thành nhiều món ngon
Ăn - 17 giờ trướcGĐXH - Bổ sung đủ kali rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là đối với tim mạch.

Loạt bữa sáng đẹp, ngon, bổ của bà mẹ phải đi làm từ 6h30 khiến dân mạng nể phục
Ăn - 22 giờ trướcBà mẹ trẻ ở Bắc Ninh gây sốt mạng với thực đơn bữa sáng đa dạng, bổ dưỡng, trình bày đẹp được chế biến trong 30 phút, dù chị luôn phải đi làm từ 6h30.

Ít ai biết quả roi ngọt, mọng nước, tốt với người tiểu đường lại có thể làm được món ngon độc đáo, bổ dưỡng này
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH – Quả roi vào mùa ngon nhất có vị ngọt, mọng nước, tốt cho người tiểu đường. Ngoài ăn trực tiếp, ít ai biết rằng, trái cây này lại có thể làm được món ngon độc đáo, bổ dưỡng dưới đây.

3 món mặn ngày mưa bão dễ làm, giá rẻ và cực kỳ đưa cơm
Ăn - 1 ngày trướcCác loại đồ khô có sẵn trong bếp rất thích hợp với khi thời tiết không thuận lợi để đi chợ; những món mặn ngày mưa bão này dễ chế biến, lại rất đưa cơm.

7 bí quyết nấu xôi dẻo mềm, không bị khô hay nhão
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Nấu xôi tưởng đơn giản nhưng để xôi dẻo mềm, thơm ngon, giữ độ nóng lâu thì cần một chút tinh tế ở từng công đoạn.

Đừng chỉ biết nướng hoặc hấp khoai lang! Người sành ăn mách mẹo ăn khoai vừa ngon, hấp thụ dưỡng chất mà lại giúp giảm cân
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Khoai lang từ lâu được xem là "thực phẩm vàng" cho người giảm cân, nhưng ít ai biết rằng ăn khoai lang theo cách này có thể giúp giảm đến 50% lượng calo hấp thụ.

Loại rau ít ngậm hóa chất, hàm lượng sắt cao, người Nhật thích mê, ở chợ Việt giá rẻ bèo, chế biến thành nhiều món ngon
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là loại rau quen thuộc ở Việt Nam, có giá "rẻ bèo", được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và chế biến được thành nhiều món ngon.

Loại rau ít ngậm hóa chất, hàm lượng sắt cao, người Nhật thích mê, ở chợ Việt giá rẻ bèo, chế biến thành nhiều món ngon
ĂnGĐXH - Đây là loại rau quen thuộc ở Việt Nam, có giá "rẻ bèo", được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và chế biến được thành nhiều món ngon.