Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 50 ngày “chiến đấu” giành sự sống

Thứ tư, 11:08 19/08/2015 | Y tế

GiadinhNet - Sau hơn 50 ngày đêm kiên trì cấp cứu bằng phương pháp mới, các bác sĩ Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) đã cứu sống bệnh nhi Đồng Quốc Việt (8 tháng tuổi, ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định) bị viêm màng não mủ biến chứng nặng, nhập viện rất muộn. Đây được coi là bước tiến mới trong điều trị viêm màng não mủ, khi bé Việt đã bình phục và không để lại bất kỳ di chứng nào của bệnh.

Cháu Đồng Quốc Việt được BS Phạm Văn Hưng khám trước khi xuất viện vào ngày 18/8.  	Ảnh: Võ Thu

Cháu Đồng Quốc Việt được BS Phạm Văn Hưng khám trước khi xuất viện vào ngày 18/8. Ảnh: Võ Thu

 

Gia đình đã từng chỉ biết khóc tuyệt vọng

Ngày 18/8, khi chúng tôi cùng BS Phạm Văn Hưng – người trực tiếp theo dõi và điều trị cho bệnh nhi Đồng Quốc Việt – thăm cháu tại phòng bệnh Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cả gia đình chị Phạm Thị Thắm (24 tuổi, mẹ bé Việt) đang chuẩn bị sắp xếp đồ đạc để ra viện. “Hơn 50 ngày cùng con “chiến đấu” thành công với bệnh tật ở viện, gia đình ai cũng mong ngóng, sốt ruột được về quê lắm rồi ạ!”, người mẹ trẻ hồ hởi nói.

Đưa mắt nhìn cậu con trai đầu lòng giờ có thể vui đùa, chị Thắm không ngớt lời cảm ơn các bác sĩ. Theo chị Thắm, trước khi đi viện, bé Việt có triệu chứng ho, sốt 3 ngày, có khi lên tới 39 - 40,50C, sau đó bị tiêu chảy (5-6 lần/ngày), nôn nhiều lần, quấy khóc nên gia đình đưa đến Bệnh viện huyện Hải Hậu (Nam Định). Tuy nhiên, sau 6 ngày điều trị bằng kháng sinh, bệnh tình của cháu vẫn không thuyên giảm, gia đình chuyển thẳng lên Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bé được làm các xét nghiệm và phát hiện ra đúng bệnh. Tuy nhiên, do nhập viện quá muộn, tình trạng của bé rất nguy kịch.

“Thấy con nhiều lần hôn mê, các bác sĩ cũng cho biết tiên lượng xấu nên gia đình đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất…”, chị Thắm chia sẻ. Kế bên chị Thắm, bác Phạm Văn Hanh – ông ngoại của bé Việt kể: “Các bác sĩ chẩn đoán trúng bệnh khi cháu đã bước sang tuần thứ 2 điều trị tại viện, lúc này tình hình nguy kịch lắm rồi. Cứ đặt xuống giường là cháu nằm im, ánh mắt lờ đờ không còn biểu hiện linh hoạt, trông rất thảm hại. Tôi và mẹ cháu chỉ biết đứng khóc mà thôi…”.

BS Phạm Văn Hưng – người trực tiếp theo dõi, điều trị cho ca bệnh này từ những ngày đầu tiên chia sẻ: Khi điều trị ở tuyến huyện, trẻ được chẩn đoán viêm phổi và được điều trị kháng sinh, corticosteroid và các thuốc khác. Khi nhập viện tại Khoa Nhi, bệnh nhân đã trong tình trạng sốt cao liên tục đến ngày thứ 9, ho có đờm, tiêu chảy, xuất hiện hội chứng thiếu máu, nhiễm khuẩn huyết. Theo dõi nhiều ngày liên tục, bệnh cảnh của trẻ ngày càng mệt mỏi, tình trạng khó thở không tương ứng với chẩn đoán bệnh. “Chúng tôi đã nghĩ ngay đến viêm màng não và tiến hành chọc dịch não tủy, thấy protein trong dịch não tủy của trẻ tăng cao (4,3 so với tiêu chuẩn bình thường là 0,4)”, BS Hưng kể lại.

Bệnh nguy hiểm, di chứng nặng nếu phát hiện muộn

Phân tích cụ thể hơn, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Bạch Mai cho hay, chẩn đoán viêm màng não mủ ở dưới 1 tuổi có những dấu hiệu lâm sàng khác với trẻ lớn và người lớn, và việc chẩn đoán rất khó. Theo y văn thế giới, viêm màng não mủ nếu phát hiện trong 3 ngày đầu thì việc điều trị rất đơn giản; Phát hiện trong thời gian từ 3 - 7 ngày thì nguy cơ cao để lại di chứng; Phát hiện muộn hơn thì chắc chắn sẽ có di chứng. Riêng trường hợp bé Việt, do gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai khi đã phát bệnh 9 ngày, theo lý thuyết, chắc chắn sẽ để lại di chứng. Vì thế, điều trăn trở của các bác sĩ là làm sao để tập trung vừa cứu sống bé, vừa nỗ lực không để lại di chứng. Các bác sĩ đã dùng kháng sinh rất tốt, liều cao gấp đôi bình thường và kéo dài liên tục, đồng thời bơm tĩnh mạch kéo dài 3 giờ/lần; Đặt sonde dạ dày để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế nôn; Truyền dịch đầy đủ, điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiềm toan. “Cũng có thời điểm bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, nguy kịch, tưởng chừng không qua khỏi, chúng tôi phải nỗ lực cấp cứu, bệnh nhân mới tỉnh lại”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhớ lại. Nếu bình thường, một ca viêm màng não chẩn đoán sớm điều trị bằng kháng sinh chỉ mất 2-3 tuần thì với trường hợp phát hiện, nhập viện muộn, tiên lượng xấu, dịch não tủy thay đổi nhiều, có tổn thương màng não hiển thị ngay trên phim chụp như bé Việt thì 7 tuần và không để lại di chứng đã là một kỳ tích.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, hiện hầu như ngày nào Khoa Nhi cũng tiếp nhận bệnh nhân mắc viêm màng não. “Trong điều trị viêm màng não mủ, khó nhất hiện nay là tình trạng dùng kháng sinh tràn lan. Nhiều người có thói quen thấy con ho, sốt đã cho uống ngay kháng sinh khiến những dấu hiệu của viêm màng não mất đi gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

BS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, gần đây đã xuất hiện một số bệnh nhi bị viêm màng não mủ có triệu chứng ngược với bình thường khiến nhiều bệnh viện gặp khó khăn khi chẩn đoán. Trong khi đó, chỉ sau một, hai ngày phát bệnh, bệnh nhân đã có thể chuyển nặng, khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, thành công của các bác sĩ Khoa Nhi sẽ là cơ sở để các đồng nghiệp khác học hỏi, giúp có những chẩn đoán chính xác. BS Hùng cho biết, chi phí của bệnh nhi Đồng Quốc Việt khoảng 60 – 70 triệu đồng và phần lớn sẽ được BHYT chi trả.

 

 

 

Cảnh báo tình trạng “ép con uống tạm kháng sinh”

Trả lời câu hỏi của PV về tình trạng “tự xử kháng sinh” cho con của không ít phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, dù chưa có thống kê chính thức, nhưng 80- 90% bệnh nhi đến với Bệnh viện Bạch Mai đã tự uống kháng sinh trước.

Nhiều gia đình có thói quen, cứ thấy con ho, sốt là uống kháng sinh từ nhiều nguồn (tự cho uống bằng cách lấy từ đơn thuốc trước, bằng kinh nghiệm của mình, hỏi người quen hoặc ra hiệu thuốc), thậm chí còn ép uống tạm kháng sinh do chưa cho con đi khám được. Điều này cho thấy, phụ huynh rất coi thường triệu chứng bệnh và kháng sinh. Ngoài ra, không ít trường hợp chỉ khi nào không chịu được nữa mới đưa con đi viện, đó là sai lầm nghiêm trọng.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 6 giờ trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 9 giờ trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 1 ngày trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 2 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 2 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Top