Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị xếp loại 'chưa hoàn thành'

Thứ ba, 06:32 25/07/2023 | Giáo dục

Hơn 50.000 học sinh lớp 1 trên toàn quốc bị đánh giá “chưa hoàn thành” trong năm học 2022 - 2023. Những học sinh này sẽ phải học bồi dưỡng trong hè và có nguy cơ ở lại lớp.

Theo Bộ GD&ĐT, năm học vừa qua, toàn quốc có hơn 9,2 triệu học sinh tiểu học, tăng hơn 476.000 em. Tính trung bình cả nước sĩ số học sinh ở bậc học này là 32 em/lớp. Tuy nhiên, ở một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn, áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp vượt quy định. Các địa phương có số học sinh đông bao gồm Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai…

Năm học 2022-2023 áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1, 2, 3 và chương trình hiện hành với học sinh lớp 4, lớp 5. Các địa phương, trường học đã ưu tiên giáo viên có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ tốt để dạy các khối lớp thực hiện thay sách giáo khoa, thực hiện chương trình mới.

Hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị xếp loại 'chưa hoàn thành' - Ảnh 1.

Năm học 2022-2023, toàn quốc có hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị đánh giá “Chưa hoàn thành” (ảnh minh họa).

Tuy nhiên, kết quả học tập của học sinh lớp 1 cho thấy có hơn 50.000 em bị đánh giá “Chưa hoàn thành” trong 4 mức đánh giá gồm: Xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành.

Quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá định kỳ, học sinh đánh giá chưa hoàn thành là: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Cụ thể, môn Tiếng Việt dẫn đầu các môn với 49.702 em bị đánh giá “Chưa hoàn thành”; tiếp theo là môn Toán có 39.022 em bị xếp loại tương tự. Trong khi khối 2 đến khối 4 mỗi khối có từ 13.000 đến gần 16.000 em bị xếp loại tương tự. Duy chỉ có khối 5 số lượng xếp loại “Chưa hoàn thành” ít nhất (hơn 5.000 em).

Bà Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông (Hà Nội) nói rằng, học sinh lớp 1, 2, 3 hiện nay được đánh giá, xếp loại theo Thông tư 27 của Bộ GD&ĐT, trong đó những em bị xếp loại “Chưa hoàn thành” là rất yếu cả kiến thức môn học lẫn các hoạt động.

Cách đánh giá đối với học sinh thực hiện chương trình mới bậc tiểu học hiện nay là giữa kỳ, cuối kỳ I, kỳ II sẽ có bài kiểm tra lấy điểm số kết hợp với việc giáo viên theo dõi quá trình học tập, sự hợp tác thường xuyên trong các hoạt động. “Như vậy, trong suốt năm học ngoài điểm số, giáo viên còn theo dõi sự tiến bộ và đánh giá bằng lời nhận xét đến từng học sinh nên sẽ rất chuẩn xác”, bà Hương nói.

Theo bà Hương, đề kiểm tra cuối kỳ, cuối năm đối với lớp 1 yêu cầu không quá cao. Ví dụ, môn Tiếng Việt, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đọc một đoạn trích. Ở phần đọc hiểu, các em sẽ trả lời thêm một số câu hỏi và viết chính tả. Đối với môn Toán, bài kiểm tra cũng chỉ dừng ở mức tính toán các con số trong phạm vi nhỏ.

Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Hà Nội Đào Tân Lý cho biết, học sinh bị xếp loại “Chưa hoàn thành” không có nghĩa là ở lại lớp. Theo quy định, trong hè, các trường sẽ phải bố trí giáo viên kèm cặp, hướng dẫn kiến thức cho các em. Đến cuối tháng 8, trước thềm năm học mới, nhà trường thực hiện bài khảo sát, nếu vượt qua, học sinh được lên lớp như bình thường.

Ông Lý lý giải, số lượng học sinh lớp 1 xếp loại thấp cao nhất không quá khó lý giải bởi đây là năm đầu tiên ở bậc học mới như “tấm lưới” lọc học sinh. Nếu học sinh đạt mục tiêu cơ bản về đọc thông, viết thạo sẽ thuận lợi tiếp cận kiến thức lớp 2, 3, 4.

Năm học 2023-2024 là năm thứ 4 áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới đối với tiểu học. Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương đảm bảo học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của chương trình đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học.

Đánh giá thực chất chất lượng dạy học

Bộ GD&ĐT cho rằng, năm học vừa qua có phần ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ năm học trước diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động dạy học. Trước giai đoạn đầu năm học này, nhiều học sinh phải học trực tuyến. Khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều địa phương đã đón học sinh trở lại trường học tập nhưng vẫn còn nhiều nơi chưa được tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn có sự chênh lệch so với vùng có điều kiện thuận lợi... Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi.

Tuy nhiên, Bộ khẳng định: “Số học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học ở bậc tiểu học là 105.734, chiếm 1,19% đã phản ánh thực chất chất lượng giáo dục nói chung trên bình diện toàn quốc. Cách đánh giá như hiện nay dần đi vào thực chất, không vì thành tích và xem việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu”.

Trên thực tế, hiện nay, lo ngại chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 nặng về kiến thức, cách tổ chức dạy học gấp gáp khiến học sinh gặp khó khăn, áp lực ngay từ đầu năm học nên nhiều phụ huynh cho con đi học thêm, luyện chữ, làm toán tiền lớp 1. Do đó, khi bắt đầu vào năm học mới sẽ có tình trạng “xôi đỗ”, em biết đọc viết thành thạo, em chưa.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội cho rằng, chương trình, sách giáo khoa mới nặng hay nhẹ là do giáo viên. Hiện nay, giáo viên được giao quyền linh hoạt trong dạy học làm sao đảm bảo mục tiêu cần đạt cuối kỳ, cuối năm. Trong bối cảnh không còn dịch bệnh, học sinh được làm quen bảng chữ cái, các con số đơn giản ở bậc mầm non nên lên lớp 1 thuận lợi hơn. “Phụ huynh không cần và không nên cho con học thêm, luyện chữ trước khi vào lớp 1 bởi vì trong chương trình năm học sẽ đáp ứng các nội dung đó”, vị hiệu trưởng nói.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Giáo dục - 4 giờ trước

Ngoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Giáo dục - 12 giờ trước

Ngày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 23 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 1 ngày trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Top