Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hương vị quê nhà: Bánh ít lá gai

Thứ tư, 10:08 03/06/2009

Giadinh.net - “Muốn ăn bánh ít lá gai/Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”. Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của Bình Định, không chỉ từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân, từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại…

Sự tích chiếc bánh

Theo sự tích xưa, sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới. Nàng út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng út.
 

Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng út ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh ít như ngày nay (Ảnh: TL).

Có thứ bánh mới, nàng út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, một thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa “tuy hai mà một”. Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ, xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.

Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa “tuy một mà hai, tuy hai mà một” của nàng út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh út ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng út đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.

Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:

Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít

Trầu có đầy sao gọi trầu không?

Cầu kỳ công đoạn làm bánh

Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.

Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn khéo léo.

Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.

Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (cây lá gai thường mọc sẵn ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.

Tiếp đến là công đoạn làm nhân “nhưng” bánh. “Nhưng” bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào “nhưng” trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, “nhưng” có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.

Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào “nhưng” xong, ngắt một miếng bột nếp, tẽ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm “nhưng” bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này, bột nếp đã bọc toàn bộ “nhưng” bánh thành một khối tròn. Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.

Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có “nhưng” đậu xanh, “nhưng” dừa đường hoặc “nhưng” tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai “nhưng” dừa hoặc “nhưng” đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.

ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét riêng trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.

            Mai Thìn

 

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 58 phút trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Sắc vóc nữ diễn viên VFC chuẩn đẹp như Hoa hậu nhờ giảm cân

Sắc vóc nữ diễn viên VFC chuẩn đẹp như Hoa hậu nhờ giảm cân

Đẹp - 3 giờ trước

GĐXH - Lương Thanh nổi tiếng là một trong những chân dài có sắc vóc của "vũ trụ" VFC, để có được vẻ ngoài xinh đẹp như vậy, nữ diễn viên cũng phải sử dụng đến phương pháp giảm cân.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 3 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Gia đình - 3 giờ trước

Liên tiếp nhận hai đứa trẻ bị bỏ rơi làm con, người đàn ông nỗ lực làm ngày làm đêm lo cho các con ăn học, quyết không lập gia đình.

Những ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Những ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Đẹp - 3 giờ trước

Áo sơ mi là món đồ được rất nhiều chị em lựa chọn, đặc biệt là trong mùa hè.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Tậu biệt thự thứ 3 tại Mỹ, Thúy Nga tiết lộ là người đang kinh doanh ngầm

Tậu biệt thự thứ 3 tại Mỹ, Thúy Nga tiết lộ là người đang kinh doanh ngầm

- 4 giờ trước

GĐXH - "Tới khi làm Youtube, tôi mới công khai mình là người đang kinh doanh ngầm, ngồi ở đâu cũng suy nghĩ ra cách làm ăn để vừa kiếm tiền, vừa tận hưởng, trải nghiệm" – Thúy Nga chia sẻ.

Dân tình đổ xô đi ăn mì 'view triệu đô' trên khắp Việt Nam

Dân tình đổ xô đi ăn mì 'view triệu đô' trên khắp Việt Nam

Ẩm thực 360 - 4 giờ trước

GĐXH - Thời gian gần đây, cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ hình ảnh tô mì tôm “view triệu đô”, hoặc ăn mì trên đỉnh núi. Vậy thực hư 'trend' này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào mà bạn trẻ nào cũng thích thú?

Top