Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng: Thành công trong việc đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức tự nhiên
GiadinhNet - Đức Trọng là một huyện có các trục đường giao thông huyết mạch nối liền với các địa phương trong tỉnh và ngoại tỉnh, là cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt. Với quy mô dân số ngày càng lớn, việc tăng dân số cơ học cao, trong khi hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế, dân trí không đồng đều, công tác DS-KHHGĐ huyện Đức Trọng trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn này đòi hỏi những nỗ lực của người làm công tác dân số nơi đây, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính trong tương lai. Ảnh: T.G
Nhìn rõ khó khăn, đề ra giải pháp
Theo thống kê của ngành Dân số huyện, những năm trước đây, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở Đức Trọng tiếp tục tăng cao ở một số địa phương; kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai không ổn định, đặc biệt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) cao và chưa có dấu hiệu cải thiện.
Trong 2 năm liên tiếp (2010, 2011), tỷ số giới tính khi sinh ở Đức Trọng tăng khá cao: Năm 2010 là 115 bé trai/100 bé gái, năm 2011 là 116 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ này có sự chênh lệch lớn ở một số xã như: Tà Năng, Ninh Loan, Bình Thạnh, Tà Hine và tỷ lệ trung bình giai đoạn 2009-2011 của các xã này tương ứng là 123, 125, 124 và 121. Khi đó, những người làm công tác dân số ở Đức Trọng nhận định: Nếu tỷ số này không được khống chế mà vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như vậy sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính và nhân khẩu học trên địa bàn toàn huyện.
Từ thực trạng đó, lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Đức Trọng tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch phê duyệt Đề án Can thiệp giảm thiểu MCBGTKS và ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý Đề án và quy chế hoạt động của Ban. Bước đầu, Đề án được triển khai tại 8 xã, sau đó tăng lên 15 xã, thị trấn trên toàn huyện. Mục tiêu đầu tiên của Đề án hướng tới là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội về ý nghĩa của việc triển khai Đề án và những hệ lụy của việc MCBGTKS.
Trưởng Ban Quản lý, điều hành Đề án là lãnh đạo HĐND, UBND nên công tác triển khai Đề án rất thuận lợi, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện đều chung tay triển khai. Hàng tháng, triển khai lồng ghép vào các Hội nghị của các ban, ngành, đoàn thể để chuyển tải những nội dung, thông điệp về MCBGTKS đến mọi tầng lớp nhân dân như công nhân, người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên; phối hợp với Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện, hệ thống loa phát thanh xã, thị trấn phát sóng, đưa các tin, bài, phóng sự tuyên truyền nguyên nhân, hậu quả của MCBGTKS, cấp phát hàng nghìn tờ rơi, sách mỏng và hàng chục pano nhằm đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả truyền thông. đẩy mạnh Đề án an thiệp giảm thiểu MCBGTKS.
Tăng cường thanh, kiểm tra việc lựa chọn giới tính thai nhi
Để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn, Đức Trọng đã có nhiều giải pháp. Hàng năm, Trung tâm DS-KHHGĐ Đức Trọng tổ chức các Hội thảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Tư vấn, cung cấp thông tin trực tiếp về thực trạng, hậu quả cũng như các văn bản nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho hàng nghìn cặp nam, nữ thanh niên đến đăng ký kết hôn tại UBND xã, thị trấn.
Mặt khác, Trung tâm DS-KHHGĐ chủ động tham mưu UBND huyện phối hợp tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra việc thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại 12 cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai và cơ sở kinh doanh văn hoá phẩm trên địa bàn, tuyên truyền thực hiện các quy định của pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn về không sinh con thứ 3, không lựa chọn giới tính thai nhi cho cán bộ tư pháp xã, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, cán bộ y tế thôn bản.
Nhờ triển khai thực hiện các giải pháp và hoạt động can thiệp giảm thiểu MCBGTKS trong những năm qua, tốc độ gia tăng tỷ lệ giới tính khi sinh của huyện đã được khống chế. Đa số lãnh đạo Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã hiểu và nhận thức sâu sắc về hậu quả, hệ lụy của tình trạng MCBGTKS. Phần lớn người dân trong huyện hưởng ứng tích cực. Nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, dịch vụ kinh doanh văn hoá phẩm trên địa bàn cơ bản đã thực hiện nghiêm túc đúng theo quy định của Nhà nước. Qua gần 3 năm triển khai Đề án, tỷ lệ MCBGTKS đã giảm xuống rõ rệt cụ thể: Năm 2013, tỷ số giới tính khi sinh là 106 nam/100 nữ, năm 2014 là 104 nam/100 nữ, năm 2015 là 103 nam/100 nữ và duy trì kết quả tốt. Năm 2017, tỉ số giới tính khi sinh của Đức Trọng là 106,9/100, ở trong mức tự nhiên (từ 103-107/100).
Chị Võ Thị Kim Loan, cán bộ truyền thông huyện Đức Trọng chia sẻ: “Nơi nào có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo huyện và sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thì nơi đó công tác DS - KHHGĐ luôn đạt hiệu quả cao chứ không riêng gì về khắc phục được tình trạng MCBGTSK”.
Huyện Đức Trọng có diện tích tự nhiên 902,2km2, dân số 197.557 người, mật độ dân số vào loại cao trong tỉnh: 218.9 người/km2. Người dân tộc thiểu số chiếm 30%, chủ yếu là người Chu Ru, Cơ Ho và một số đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc di cư vào từ năm 1954. Huyện Đức Trọng có 14 xã và 1 thị trấn và là huyện có sự phát triển mạnh về kinh tế, thu hút 84,6% lao động xã hội, biến động dân số lớn.
Công Nam

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.