Huyết áp bao nhiêu thì đáng lo?
Không an tâm với huyết áp thì nên đo vài lần trong ngày, vài ngày liên tục mới đánh giá chính xác mức độ bệnh lý.
“Huyết áp của tôi là 16, như thế có cao hay không?”. Một câu hỏi thường nghe hơn câu chào trong các phòng khám. Người cao huyết áp thường hay đỏ mặt? Sai, vì nhiều người lại sợ xanh mặt khi đo huyết áp thấy cao.
Ít người hiểu đúng
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bằng chứng là rất nhiều người bệnh, dù đã được điều trị nhiều năm với thuốc hạ áp vẫn mô tả huyết áp với một trị số 15 hay 16, trong khi ý nghĩa bệnh lý của huyết áp chỉ có thể được diễn giải chính xác khi có đủ hai trị số. Điều này còn chứng tỏ không ít thầy thuốc đang cho thuốc rất hào phóng nhưng lại dè sẻn lời giải thích với người bệnh.
Nói cho dễ hiểu, trị số này nếu tăng cao hơn 140 chứng tỏ tim đang mệt vì phải cố gắng đẩy máu. Còn trị số bên dưới là trị số ít khi được lưu ý, còn được thầy thuốc gọi là huyết áp trương tâm, là trị số phản ánh một cách gián tiếp mức độ xơ vữa chai cứng của mạch máu. Trị số này nếu hơn 90 cho thấy mạch máu không còn mềm dẻo như mong muốn.
Ý nghĩa bệnh lý của huyết áp lại không chỉ tùy thuộc vào hai trị số vừa mô tả ở trên mà còn tùy theo khoảng cách biệt giữa hai trị số. Khoảng cách biệt này càng rộng càng an toàn cho người bệnh, càng hẹp thì nguy cơ do biến chứng càng trầm trọng.
Nói cách khác cụ thể hơn, huyết áp 15/9 (cách biệt 6) trên thực tế tuy cũng thuộc về định mức bệnh lý nhưng lại không nguy hiểm bằng huyết áp 14/10 (cách biệt 4). Chính vì thế mà khi đo huyết áp phải kiểm soát cả hai trị số. Chỉ với 1 trong 2 trị số thì thầy thuốc khó cho thuốc, trừ khi là thầy... bói!
Cao, thấp... tùy người
Huyết áp không cố định mà thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như trọng lượng, chiều cao, tuổi tác, sinh hoạt... Chẳng hạn huyết áp 14/9 ở người chưa tròn 30 tuổi chắc chắn nghiêm trọng hơn huyết áp tuy cùng trị số nhưng ở người đã hơn 60, vì huyết áp ít nhiều phải tăng theo tuổi đời.
Huyết áp tuy còn trong định mức bình thường, thí dụ 13/8, dù vậy vẫn đáng được lưu tâm nếu đối tượng chỉ cao dưới 1,5 m, cân nặng không đến 40 kg. Ngược lại, huyết áp tuy cũng 12/8 nhưng không thể gọi là lý tưởng nếu gia chủ cao đến 1,7 m lại nặng hơn 70 kg.
Nên ghi tất cả kết quả khi đến thầy thuốc. Nhờ đường biểu diễn lên xuống của huyết áp mà nhà điều trị chọn loại thuốc hạ áp và giờ uống thuốc thích hợp cho mỗi bệnh nhân cá biệt. Đó chính là nguyên tắc tối quan trọng để có thể kiểm soát huyết áp nhằm dự phòng nhiều biến chứng nghiêm trọng.
|

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 11 phút trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 11 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 13 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.