Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kề vai nhau cùng chiến đấu với “thủy thần”

Thứ năm, 16:00 11/02/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Bão lũ lịch sử đã đi qua, người miền Trung lại lần nữa chiến thắng “thủy thần”. Dù đau thương và mất mát là điều không thể phủ nhận nhưng nghĩa quân dân, tình đồng bào vẫn tỏa đi trong những câu chuyện đến bây giờ mới bộc bạch...

Kề vai nhau cùng chiến đấu với “thủy thần” - Ảnh 1.

Người dân thôn Tứ Sơn (xã Bình Trung) nhận mì tôm cứu trợ. Ảnh: Hồ Quân

Những ngày miền Trung chịu bão

Với những người miền Trung vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế… thì có lẽ nửa đầu tháng 10/2020 là những ngày không thể quên trong ký ức. Nhiều nếp nhà của người miền Trung vẫn còn nguyên vẹn những vệt nước ngập như dấu tích của bão lũ để lại. Chỉ trong vòng chưa đầy 15 ngày, địa bàn nhiều tỉnh miền Trung đã ngập chìm trong biển nước. Hàng vạn người dân được khẩn trương di dời. Công tác cứu hộ, cứu nạn gặp không ít khó khăn khi gặp lượng mưa lớn, kéo dài không dứt, nhiều vùng mất điện và sóng liên lạc.

Giữa lúc hiểm nguy đó, nhiều cán bộ cơ sở đã quên đi hoàn cảnh riêng để lao mình vào dòng lũ dữ. Chưa bao giờ công việc của họ lại dồn dập đến thế. Đến giờ phút này, nhiều người dân tại xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn mang ơn người Xã đội trưởng gan dạ Đặng Hồng Quân. Giữa dòng nước lũ lịch sử, anh Quân một mình chèo đò cứu cả trăm người dân xã Tân Lâm Hương.

Kề vai nhau cùng chiến đấu với “thủy thần” - Ảnh 2.

Xã đội trưởng Đặng Hồng Quân đang an ủi một bé nhỏ trên đường đi tránh lũ tại xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Trong lúc nước lũ dâng cao, anh đã phó mặc đồ đạc, nhà cửa của mình đang bị nước nhấn chìm. Với anh, tính mạng của nhiều cụ già và trẻ nhỏ đang chờ được cứu trên những mái nhà nhô lên giữa dòng nước lũ kia quan trọng hơn.

"Rằng có đi qua hoạn nạn thì mới hiểu

tận lòng nhau!".

Thượng úy Phạm Duy Triết

Còn đối với Thượng úy Phạm Duy Triết (Trưởng công an xã Thạch Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh) thì đây là quãng thời gian đặc biệt nhất trong suốt 12 năm công tác của mình trong ngành công an. Anh Triết chính là người đàn ông xuất hiện trong clip "Chạy bộ giữ thuyền suốt 2km". Clip sau khi đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự khen ngợi từ cộng đồng.

Kề vai nhau cùng chiến đấu với “thủy thần” - Ảnh 4.

Hình ảnh anh Triết chạy bộ giữ thuyền ròng rã 2km gây xúc động mạnh mẽ cho nhiều người. Ảnh: H.H

Tâm sự với chúng tôi, cái cảm giác khẩn trương của những ngày giông bão vẫn còn vẹn nguyên trong anh: "Hôm đó, chúng tôi nhận được điện thoại của người dân cấp báo về tình trạng của anh Toàn, vốn mang trong mình căn bệnh ung thư phổi, đang nguy kịch cần phải đi cấp cứu gấp. Không kịp suy nghĩ, tôi cùng với một chiến sĩ công an khác dùng xe máy chở thuyền đến điểm cần hỗ trợ. Thời gian cấp bách, không thể chờ xe ô tô nên tôi để thuyền lên xe máy, chạy bộ đằng sau, hai tay giữ thăng bằng cho chiếc thuyền. Lúc đó mình cũng không kịp nghĩ gì nữa, chỉ mong sao nhanh ứng cứu, đưa được người dân đến bệnh viện".

Kề vai nhau cùng chiến đấu với “thủy thần” - Ảnh 5.

Đoàn cứu hộ của chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy đang phát đồ cứu trợ cho bà con vùng lũ A Lưới, Thừa Thiên Huế trong đợt lũ lịch sử vừa qua

Không chỉ có những cán bộ cơ sở mà ngay cả những người dân địa phương cũng tham gia vào "mặt trận" ứng cứu. Họ là những đồng hương ở những điểm cao, ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão hơn. Tại những điểm rốn lũ, những ngôi nhà cao tầng có lúc trở thành điểm tập kết của cả trăm người dân. Họ san sẻ cho nhau từng gói mỳ, từng manh chiếu. Chúng tôi không khỏi xúc động trước câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh). Những ngày bão lũ vừa qua, chị cùng những người dân thị trấn góp công, góp của, thức thâu đêm nấu bánh chưng tiếp viện cho bà con vùng lũ. Chỉ trong hai ngày họ đã kịp hoàn thành 3.000 chiếc bánh chưng cứu trợ đồng bào. Chị Thúy xúc động: "Nhìn đồng bào bơ vơ, lạnh lẽo giữa biển nước mà chúng tôi không thể cầm lòng. Dẫu biết, vận chuyển hàng từ thiện lúc này dễ gặp phải nguy hiểm nhưng chúng tôi đã quyết tâm bằng mọi giá sẽ cứu trợ bằng được".

"Nhìn đồng bào bơ vơ, lạnh lẽo giữa biển nước mà chúng tôi không thể cầm lòng...".

Chị Thúy xúc động nói

Hành trình cứu trợ của chị Thúy và những người dân gặp phải vô vàn khó khăn khi chặng đường tới điểm ngập A Lưới (Thừa Thiên-Huế) liên tục bị sạt lở và mưa lớn. Chưa kịp về thì cả đoàn lại nhận tin bão số 10 đang đổ bộ khiến mọi người phải tìm chỗ trú ẩn an toàn. Vượt qua nhiều khó khăn, với chị Thúy, khoảnh khắc nhìn thấy người dân ăn chiếc bánh chưng mình làm giữa dòng nước lũ là "hạnh phúc hiếm có trong đời".

Yêu thương nhiều hơn để chiến thắng "thủy thần"

Đã có gần 10 năm công tác tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I, nhưng anh Nguyễn Đức Hoàn (40 tuổi, quê ở Hải Dương, Thuyền phó tàu cứu nạn SAR 411) vẫn không thể nào quên được cảm xúc khi lần đầu được giao nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại miền Trung. Anh chia sẻ: "Đã nhiều năm thực hiện nhiệm vụ cứu hộ nhưng nhìn bà con miền Trung phải oằn mình chịu thiên tai, anh em chúng tôi ai cũng xót xa".

Kề vai nhau cùng chiến đấu với “thủy thần” - Ảnh 7.

Anh Nguyễn Đức Hoàn cùng đồng đội trong một hoạt động cứu trợ của mình

Anh Hoàn cùng các đồng đội vừa hoàn thành nhiệm vụ cứu trợ một tàu biển gặp nạn tại Nghệ An cách đó mấy tiếng thì nhận nhiệm vụ khẩn cấp vào phát áo phao cùng một số dụng cụ bảo hộ khác cho nhân dân các huyện bị ảnh hưởng tại Quảng Bình và Hà Tĩnh. Trực tiếp tham gia ứng cứu bà con, anh Hoàn tâm sự: "Đến tận thời điểm này, ánh mắt và tiếng gọi "Cứu tôi với!" của bà con vẫn còn ám ảnh tôi. Tự nhiên, tôi thấy yêu và cảm nhận được giá trị cái nghề của mình. Khi được đội cứu hộ hỗ trợ, bà con dù đang khốn khó nhưng vẫn nở những nụ cười tươi rói khiến nước mắt tôi cứ thế trào ra".

Đi cùng anh Hoàn còn có anh Thắng, cũng là thành viên của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I. Họ đều là những người lần đầu tiên chứng kiến "thủy thần" nơi đất liền. Anh Thắng tâm sự: "Có đến miền Trung những lúc như thế mới thấy được bản chất kiên cường của người dân bao năm qua. Khi chúng tôi ứng cứu thành công một cụ gần 90 tuổi, cụ bảo, bão lũ gì cụ không sợ, quen rồi, chỉ mong sao mọi người được bình an. Chúng tôi nghe vậy như được truyền lửa, truyền giá trị sống từ những con người không tên giữa biển nước".

Người miền Trung khống chế và chiến thắng sức mạnh của tự nhiên không chỉ bằng sự kiên cường mà còn bằng cả cái nghĩa, cái tình từ sự đùm bọc của đồng bào cả nước cho khúc ruột thân thương. Bão lũ đi qua, chưa bao giờ hai chữ "đồng bào" lại thiêng liêng đến thế. Hàng loạt các chuyến đi từ thiện với nhiều món quà thiết thực và ý nghĩa đã hướng về miền Trung.

Kề vai nhau cùng chiến đấu với “thủy thần” - Ảnh 8.

Học sinh trường THPT Cẩm Bình đón nhận sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân.

Từ Quảng Ngãi, Quảng Trị đến Quảng Bình, Hà Tĩnh đâu đâu cũng nhận được sự hỗ trợ của đồng bào. Trong bài phân tích về tác phẩm "Đất nước" của học sinh Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) - điểm trường có đến hơn 90% học sinh bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ chắc chắn sẽ có những cảm xúc mới. Thầy giáo Trần Xuân Thắng (Bí thư đoàn Trường THPT Cẩm Bình) chia sẻ: "Hầu như sau lũ, các em đi học trong tình trạng sách vở không còn, gia đình rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn. Chỉ chưa đầy một tuần, nhà trường đã kêu gọi ủng hộ được hơn 450 triệu đồng cùng nhiều sách vở, đồ dùng học tập cho tất cả học sinh. Bên cạnh việc làm chỗ dựa tinh thần cho các em, nhà trường cũng là nơi giúp hơn 300 bà con đến tránh lũ".

Miền Trung và cuộc chiến với "thủy thần" năm qua còn nhiều lắm những anh hùng, những người tử tế vô danh, những câu chuyện cổ tích giữa đời thường mà chúng tôi chưa thể kể hết. Vượt qua những mất mát và đau thương, điều khiến chúng ta thấy tự hào hơn hết có lẽ là tình người, sự nhân văn trong xã hội. Tình quân dân, nghĩa đồng bào được thử thách và nhân lên giá trị thiêng liêng. Như cách tổng kết của Thượng úy Phạm Duy Triết: "Rằng có đi qua hoạn nạn thì mới hiểu tận lòng nhau!".

Huy Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 7 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top