Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kết cục bi thảm của những "cô hồn" rừng thẳm

Thứ tư, 16:00 04/09/2013 | Xã hội

Những đứa trẻ nơi đây tuy người rất bé nhưng bàn chân của chúng thường rất to, với những ngón dài, xương xẩu như những bộ rễ cây bám chặt vào đá núi. Nguy hiểm rình rập trên con đường chúng đi không thể nào tính được.

Giấc mơ màu máu

Những đứa trẻ An Phú thường biết làm đá trước khi biết đến trường, biết phân biệt các loại đá trước khi biết nhận mặt chữ. Tuy việc khai thác ngày càng khó khăn nhưng người ta chưa bao giờ thôi hy vọng, thôi tìm kiếm những vận may phía sau những lớp đất đá xù xì, thô cứng.

Tuy được coi là thủ phủ đá quý của đất Lục Yên mà theo cách nói dân dã là "ngồi trên đống của" nhưng An Phú vẫn là một xã miền núi đặc biệt khó khăn. So với trước khi biết đến đá quý, cuộc sống của người dân ở đây có chút khởi sắc nhưng về bản chất không khác nhau là mấy bởi vận may chỉ ghé thăm một số người. Điều khác biệt lớn nhất là họ có thêm một nghề để "đổ mồ hôi sôi nước mắt" trong những ngày vắt kiệt sức mình mưu sinh.

Kết cục bi thảm của những "cô hồn" rừng thẳm 1
Mỏ đá gốc (phần màu trắng) nhìn từ chân núi.

Phần lớn dân chúng ở An Phú đều là người Tày, cuộc sống vô cùng nghèo khó. Vì vậy, khi biết giá trị của đá quý ai cũng nhen nhúm cho mình những giấc mộng lớn về những viên ruby rạng ngời sắc đỏ, màu đỏ của máu, của đam mê, nhiệt huyết, của quyền lực tối cao, của tận cùng khát vọng.

Từ đó, họ không ngừng tìm kiếm trong các hầm mỏ nhưng có một sự thật là với những người đã chạm đến giấc mơ thì giấc mơ của họ dường như mỗi lúc một thêm bé lại. Càng bé lại, họ càng muốn làm cho nó to ra, lấp lánh hơn. Tìm được một, họ lại muốn gấp đôi. Được gấp đôi, họ lại muốn gấp mười và nhiều hơn nữa. Còn với những người đi mãi, tìm mãi không thấy được giấc mơ thì giấc mơ của họ lại có vẻ như lớn thêm ra mỗi ngày. Càng lớn, chúng càng trở nên mơ hồ, hư ảo.

Chúng tôi đến mỏ Bãi Chuối khi những người làm đá vừa sàng xong mẻ đất cuối cùng. Ráng chiều đỏ rực phản chiếu vào những giọt mồ hôi trong suốt khiến chúng cũng sáng đỏ lên như máu. Chúng tôi hỏi bằng tiếng Tày: "Hôm nay có được gì không?". Đáp lại câu hỏi ấy là những cái lắc đầu dường như đã trở nên quen thuộc. Sau khi trao đổi với nhau bằng một tràng tiếng Tày, họ dẫn chúng tôi lên lán uống nước và bắt đầu trò chuyện bằng tiếng phổ thông để tôi có thể hiểu. Qua đó, tôi được biết Bãi Chuối là một trong những mỏ đá quý lớn ở An Phú nói riêng, Lục Yên nói chung. Dân làm đá từng kiếm tiền tỷ bằng cách vét cạn nơi này để hôm nay những người đến sau vẫn tiếp tục kiếm tìm những gì còn sót lại trong cuộc "càn quét" năm xưa. Những gì họ kiếm được thường chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày nên giấc mơ vẫn mãi là giấc mơ.

Trên mỏ hiện có khoảng 4 - 5 nhóm đang hoạt động. Mỗi nhóm có từ 5 - 7 người, ăn ngủ trong các lán trại tạm bợ được dựng qua loa bằng tre nứa. Tùy thời tiết, hoàn cảnh và hiệu quả công việc mà họ sáng đi tối về hoặc ở lại lán từ vài ngày đến 1 tuần, thậm chí 1 tháng. Trong lúc chúng tôi ngồi uống trà, thủng thẳng chuyện vãn thì thành viên trẻ nhất trong nhóm tên Bân lôi ra từ trong bọc một miếng thịt ba chỉ lớn mới nhờ người mua hộ để chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau. Bân sinh năm 1995 trong một gia đình nông dân nghèo khó, bố mẹ bệnh tật triền miên, các em nheo nhóc. Vì vậy cậu phải đi làm đá từ nhỏ, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cũng như bao người làm đá khác, Bân cũng nuôi giấc mơ mang tên đá đỏ và luôn tin tưởng một ngày nào đó, đất mẹ sẽ yêu thương trao tặng cho mình những giọt máu của người. Đó chính là những viên ruby rực rỡ sẽ giúp Bân thay đổi cuộc đời.

Kết cục bi thảm của những "cô hồn" rừng thẳm 2
Thịt ba chỉ, món ăn ưa thích của các phu mỏ.

Rẻ rúng phận người

Ở Lục Yên, người ta chẳng còn xa lạ gì với hình ảnh những đứa trẻ tầm 8, 9 tuổi, bé loắt choắt, còi dí còi dị làm việc như người lớn trên các mỏ đá. Chúng còng lưng ôm những chiếc sàng đựng đầy đất cát, to gấp đôi, gấp ba thân hình nhỏ bé của mình, cần mẫn những vòng quay đều đặn, chăm chú nhặt nhạnh những gì có thể có giá trị dù không nhiều nhặn. Có lẽ vì những chiếc sàng quá to, quá nặng so với sức của chúng, những đứa trẻ này phải quay cả thân mình mới có thể làm được việc ấy. Và vì thế, người ngoài nhìn vào dễ có cảm giác là chính những chiếc sàng nặng nề kia đang điều khiển chúng chứ không phải chúng điều khiển những chiếc sàng.

Đâu đó, trên những mỏ đá gốc cheo leo giữa lưng chừng núi, thay vì gồng mình cho vòng quay của những chiếc sàng, nhiều đứa trẻ cùng độ tuổi ấy cũng đang còng lưng gùi từng gùi đá nặng gấp mấy lần so với cân nặng của chúng. Có lẽ vì thế mà tôi nhận thấy những đứa trẻ nơi đây tuy người rất bé nhưng bàn chân của chúng thường rất to, với những ngón dài, xương xẩu như những bộ rễ cây bám chặt vào đá núi. Quãng đường mà chúng phải đi có thể là 3 hoặc 4km nhưng những nguy hiểm rình rập trên con đường chúng đi không thể nào tính được. Mỗi cân đá chúng gùi từ mỏ xuống đến chân núi được tính với giá 2 nghìn đồng. Mỗi chuyến, mỗi đứa trẻ trong số ấy có thể gùi được hơn chục cân đá. Như vậy, mỗi lần đi lên đi xuống, chúng có thể kiếm được trên dưới hai chục nghìn đồng, cái giá có lẽ quá rẻ rúng so với một phận người. Dù có là người sắt đá đến mấy chăng nữa, nếu phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng này chắc cũng khó tránh được cảm giác xót xa, ngậm ngùi ám ảnh về những mảnh đời bé nhỏ không biết sẽ về đâu giữa muôn trùng gian khó.

Anh Hoàng Văn Khu, một người làm đá gốc tâm sự, đã làm đá được hơn chục năm nhưng tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Đội của anh gồm 6 anh em trong nhà, ngày nào cũng lên mỏ làm việc quần quật từ sáng đến tối, thậm chí những ngày thấy hy vọng, họ còn chong đèn đục đẽo cả đêm nhưng kiếm được chẳng đáng là bao. Thỉnh thoảng, đội anh cũng tìm được ít hàng đẹp, trị giá hơn chục triệu nhưng phải chia cho 6 người, trừ đi các khoản chi phí, mỗi người trong số họ tính ra cũng chỉ được chút tiền công ít ỏi thêm vào thu nhập của gia đình. Việc làm đá gốc vất vả và nguy hiểm hơn làm đá quý bởi thay vì đào hầm trong lòng đất, các phu mỏ phải khoan sâu vào những khối đá tưởng như bất khả xâm phạm. So với các loại đá quý tìm được trong đất, đá gốc cũng có giá trị thấp hơn rất nhiều lần bởi đá gốc chỉ là một dạng khoáng thô, giá trị sử dụng thấp, chủ yếu được sử dụng làm đá phong thủy hoặc trang trí nội thất. Bù lại, đá gốc thường dễ kiếm hơn nên người làm đá gốc có thể duy trì một mức thu nhập tuy ít ỏi nhưng đều đặn hơn để cân bằng những khoản chi tiêu trong cuộc sống. Điều đặc biệt những người dân ở đây thực hiện công việc này hoàn toàn thủ công bằng búa, rìu, đục để làm cái công việc phá đá làm giàu ấy.

Sự mưu sinh át nỗi sợ hãi

Có lẽ, những người phu mỏ này thường xuyên phải trở về nhà với những bàn tay rướm máu vì đục đẽo triền miên và những bàn chân phồng rộp vì leo trèo liên tục. Nhưng những bàn tay rướm máu, những đôi chân phồng rộp ấy có là gì so với công cuộc kiếm tiền đầy khó khăn mà họ không thể không làm để lo cho mình, cho gia đình một cuộc sống đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn. Và những đứa trẻ kia, có thể vì một phút bất cẩn nào đấy mà vĩnh viễn chôn vùi cuộc sống mới bắt đầu của mình trong đá núi vô tình nhưng có lẽ chẳng ai trong số chúng muốn nghĩ đến điều đó bởi đôi khi, việc mưu sinh lớn hơn nỗi sợ rất nhiều.

Theo Dương Dung (Nguoiduatin.vn)

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 11 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top