Kết cục nào cho Khaisilk khi công an vào cuộc điều tra?
GiadinhNet - Theo quan điểm của luật sư, vụ việc Khaisilk bán khăn “Made in China” rồi gắn mác hàng Việt Nam có dấu hiệu tội phạm về tội buôn bán hàng giả; tội lừa dối khách hàng... nên cơ quan điều tra vào cuộc xác minh làm rõ để có căn cứ xử lý là điều cần thiết.
Sự đổ vỡ của một thương hiệu
Chỉ cần gõ từ khóa “Khaisilk” vào công cụ tìm kiếm google, trong vòng 0,60 giây, chúng ta sẽ có hơn 7 triệu kết quả. Điều đó chứng tỏ một điều, vụ việc Khaisilk, một vị “đại gia” có tiếng trong giới kinh doanh tại Việt Nam mới đây bị bóc trần về sự cố bán khăn “Made in China” nhưng lại gắn mác Việt Nam thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.
Như trước đó Báo Gia đình và Xã hội đã thông tin, vào ngày 17/10, khách hàng đặt mua 60 chiếc khăn lụa hiệu Khaisilk tại cửa hàng 113 Hàng Gai (Hà Nội) phát hiện một chiếc khăn gắn mác “Made in Việt Nam” vừa có mác “Made in China”. Khách hàng này là người nhà của ông Đặng Như Quỳnh.
Tới ngày 19/10, phía cửa hàng Khaisilk có văn bản trả lời khách hàng. Văn bản giải thích khăn mang hai nhãn mác là do sự nhầm lẫn của nhân viên kho hàng. Ngày 23/10, ông Quỳnh chia sẻ vụ việc lên facebook cá nhân, kèm hình ảnh sản phẩm. Sự việc ngay lập tức thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.
Ngày 24/10, hàng loạt cơ quan truyền thông trong nước vào cuộc tìm hiểu vụ việc trên. Một ngày sau đó (25/10) ông Hoàng Khải (Chủ tịch tập đoàn Khaisilk) thừa nhận 50% lụa được bán ra có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đã nhập nhằng xuất xứ. Doanh nghiệp này đã bán hàng xuất xứ Trung Quốc suốt 30 năm qua. Ông Khải xin lỗi người tiêu dùng và cho biết sẽ thu hồi sản phẩm và bồi thường thỏa đáng cho khách hàng.
Bên trong cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai, Hà Nội. Ảnh: Zing.vn
Trước làn sóng phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng, ngày 26/10, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương đã chỉ đạo kiểm tra làm rõ thông tin Khaisilk bán hàng Trung Quốc.
Chiều cùng ngày, Cơ quan quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã kiểm tra cửa hàng Khaisilk tại địa chỉ 113 Hàng Gai, thu hồi một số sản phẩm lụa đang được bày bán.
Ngày 30/10, sau khi kiểm tra cửa hàng Khaisilk tại Hà Nội có dấu hiệu vi phạm, Bộ trưởng Bộ Công thương đã chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan công an điều tra.
Mở rộng điều tra hoạt động của Khaisilk, Cục QLTT đã yêu cầu các chi cục QLTT kiểm tra mở rộng những dấu hiệu kinh doanh gian lận của hệ thống Khaisilk tại Hà Nội, TP.HCM cũng như tại các khách sạn, resort 5 sao ở nhiều địa phương.
Mặc dù cho Hoàng Khải đã cúi đầu xin lỗi vì sự cố khăn lụa Khaisilk nguồn gốc Trung Quốc gắn mác Việt Nam, nhưng khách hàng vẫn phẫn nộ vì cho rằng đây là hành vi cố tình lừa dối chứ không phải do sai sót như ông Khải tự nhận. Niềm tin của người tiêu dùng về một thương hiệu có tầm cỡ Quốc gia có lẽ đã hoàn toàn đổ vỡ.
Kết cục nào cho Khaisilk?
Tới giờ phút này, câu hỏi được dư luận đặc biệt quan tâm có lẽ là, kết cục nào cho Khaisilk khi cơ quan công an vào cuộc điều tra vụ việc?
Bàn về vấn đề trên, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Nếu có đơn thư tố cáo của Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng hoặc của khách hàng về hành vi lừa dối người tiêu dùng của doanh nghiệp này thì lãnh đạo công ty sẽ bị xem xét về tội lừa dối khách hàng.
Trong trường hợp không có đơn tố giác thì hành vi của công ty Khaisilk cũng vẫn có thể bị xem xét về tội buôn bán hàng giả.
Căn cứ vào mức độ, tính chất hậu quả hành vi vi phạm, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 1999.
Theo đó, mức hình phạt cao nhất lên đến mười lăm năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Chân dung ông Hoàng Khải, Chủ tịch tập đoàn Khaisilk. Ảnh: Zing.vn
Theo Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực, các quy định xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mang tích chất răn đe hơn. Cụ thể, tại Điều 192 về Tội sản xuất buôn bán hàng giả (BLHS năm 2015) quy định pháp nhân vi phạm có thể bị đình chủ hoạt động vĩnh viễn đồng thời có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Còn về phía người tiêu dùng thì hoàn toàn có quyền yêu cầu ông Khải phải bồi thường những tổn thất mà mình gặp phải khi mua hàng gian dối như vậy. Ngoài ra, có thể kiện ra tòa về hành vi đó nếu đơn vị này không giải quyết rõ ràng, đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Thương hiệu Khaisilk là một thương hiệu lụa nổi tiếng tại Việt Nam với dòng hàng cao cấp trong nước. Sự cố lần này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, uy tín và thương hiệu Khaisilk trong mọi lĩnh vực mà Khaisilk kinh doanh. Đây là hành vi lừa dối khách hàng, làm mất niềm tin về hàng Việt đối với người tiêu dùng và cần phải có biện pháp xử lý phù hợp.
Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận việc ông chủ Hoàng Khải đã thẳng thắn thừa nhận việc có nhập khẩu lụa của Trung Quốc về do lượng lụa trong nước không đủ đáp ứng, đã xin lỗi người tiêu dùng cũng như cam đoan sẽ thu hồi và đền bù thiệt hại đối với khách hàng.
Sự việc này là bài học kinh doanh đắt giá cho thương hiệu Khaisilk nói riêng cũng như các thương hiệu Việt khác nói chung.
Huyền Chi – Đỗ Lực
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?
Pháp luật - 5 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.