Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khách nước ngoài tiêu 7,5 USD/đêm, doanh nghiệp 'đau đầu' về du lịch hậu đại dịch

Thứ hai, 17:15 13/03/2023 | Bảo vệ người tiêu dùng

Năm 2023, Campuchia đặt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế như Việt Nam. Trong khi đó, các hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch trong nước đang than thở về hiện tượng vắng khách.

Lỗ theo dây chuyền

Trước dịch Covid-19, Sun World Bà Nà Hills Đà Nẵng (Sun Group) đón khoảng 5 triệu lượt khách/năm, hơn 55% trong đó là khách quốc tế. Tết Âm lịch 2023, điểm du lịch này mới chỉ phục hồi 60%. Tương tự, tại Phú Quốc (Kiên Giang), điểm đến tiềm năng đối với khách quốc tế cũng chỉ đón lượng khách bằng 60% trước đây.

Trong khi đó, Sun World Hạ Long (Quảng Ninh) có Tết Âm lịch u ám với lượng khách chỉ còn 50% so với cùng kỳ. Nhiều khách sạn tắt đèn, công viên không mở cửa cả tuần bởi không đủ khách tới tham quan. Trước đó, hệ thống Sun World từng đón mười mấy triệu lượt khách/năm. Trước tình cảnh ấy có thể nhìn nhận phần nào bức tranh du lịch Việt Nam hậu đại dịch.

“Đau lòng với những số liệu trên”, Phó Tổng giám đốc Khối Sun World (Sun Group) Trần Nguyện đã phải thốt lên tại hội thảo bàn về du lịch, diễn ra sáng 9/3.

Khách nước ngoài tiêu 7,5 USD/đêm, doanh nghiệp 'đau đầu' về du lịch hậu đại dịch - Ảnh 1.

Du lịch Việt Nam đang đi trước về sau (Ảnh: Nguyễn Huế)

Ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám đốc thương mại Vietnam Airlines,  cho hay, năm 2022 tổng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 28% so với năm 2019. Hai tháng đầu năm 2023, lượng khách cũng chỉ đạt 64% so cùng kỳ năm 2019. Trong khi, Singapore hay Thái Lan đã phục hồi du lịch 100% và có sự tăng trưởng so với năm 2019. Nếu không có giải pháp, du lịch Việt Nam thời gian tới sẽ trì trệ.

“Bức tranh du lịch hiện tại quá xấu”, TS. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) nhận định. Trước dịch Covid-19, khách quốc tế đến Việt Nam bằng một nửa Thái Lan. Theo ông Nam, chúng ta mở cửa sớm hơn với hy vọng rút ngắn khoảng cách so với các nước, nhưng thực tế, khách tới Việt Nam tụt xuống còn 1/3 Thái Lan, có thể sẽ chỉ bằng 1/4 nước bạn trong năm 2023.

Thành viên TAB dẫn số liệu, với tình trạng hiện nay, hàng nghìn doanh nghiệp thua lỗ, nhiều khách sạn phải rao bán trả nợ. Cụ thể, Vietnam Airlines lỗ lũy kế hơn 34.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 10.000 tỷ; Bamboo Airways lỗ lũy kế 16.700 tỷ; Vietjet lần đầu tiên công bố lỗ 2.417 tỷ đồng sau 10 năm có lãi.

“Chủ nợ nước ngoài đã có động thái giữ máy bay của một số hãng hàng không để thu hồi nợ, việc này xảy ra nhiều sẽ tạo hiệu ứng domino, nguy cơ lớn với ngành hàng không Việt Nam”, ông Nam cảnh báo.

Cứu du lịch 

Chia sẻ thêm về bức tranh du lịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, thông tin, năm 2023, Campuchia đặt mốc đón 8 triệu du khách như Việt Nam; Thái Lan mục tiêu đón 30 triệu du khách. Còn du lịch Việt Nam chỉ tăng mục tiêu từ 5 triệu lên 8 triệu lượt, con số không cao nên ngành du lịch sẽ làm vừa vừa.

Khách nước ngoài tiêu 7,5 USD/đêm, doanh nghiệp 'đau đầu' về du lịch hậu đại dịch - Ảnh 2.

Thị trường du lịch Việt thiếu những sản phẩm điểm nhấn, mức chi tiêu bình quân của khách thấp. (Ảnh: Chí Hùng)

Ông Kỳ phân tích, các yếu tố dẫn đến sự thu hút về du lịch gồm: thương hiệu du lịch quốc gia có đủ hấp dẫn; sản phẩm du lịch nổi trội, nhắc là nhớ; giá du lịch; chính sách visa nhập cảnh.

Theo ông Kỳ, chính sách visa cần mở rộng với các quốc gia, tăng thời gian lưu trú, linh hoạt theo từng thời điểm để thu hút các thị trường; tận dụng chính sách visa để thúc đẩy sự hồi phục du lịch. Ví dụ, luật quy định 15 ngày lưu trú, thì sau 15 ngày, visa có thể được gia hạn tự động cho du khách. Hiện, chúng ta vẫn nghĩ khách du lịch là đối tượng quản lý chứ không phải đối tượng khai thác.

Ngoài ra, tính kết nối trong hệ thống dịch vụ Việt kém, doanh nghiệp nào cũng muốn “ăn” đứt tiền, làm trọn gói từ A-Z. Trong khi, Thái Lan lại cung cấp giá tour rất thấp, tính cạnh tranh cao. Giá tour thực tế khách Việt Nam đi Thái Lan đang cao gấp 3 lần so với giá đúng. 4-5 doanh nghiệp liên quan tới tour đều muốn lấy lợi nhuận, bán với giá đó thì không thể cạnh tranh được trong bối cảnh lạm phát, tiết kiệm chi tiêu như hiện nay”, theo ông Kỳ.

Đồng quan điểm, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng, chính sách vĩ mô điều chỉnh là một chuyện, song, bản thân doanh nghiệp du lịch cần kết nối. Doanh nghiệp cần hiểu, không phải mỗi đơn vị sẽ thu bao nhiêu mà tổng số tiền khách du lịch đó tiêu trên đất nước Việt Nam mới quan trọng.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines thì kiến nghị, toàn bộ hoạt động quảng bá, xúc tiến, tiếp thị ở các thị trường phải được thực hiện trước từ 6-8 tháng. Đơn vị này đến giờ chưa nhận được thông báo nào về kế hoạch tham gia các hội chợ quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2023 của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam.

TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch, cho biết, mức chi tiêu tính trên đầu khách tại Việt Nam đang là 7,5 USD/người/đêm; Thái Lan là 30 USD/người; Singapore trên 100 USD/người. Chúng ta thiếu trầm trọng các điểm kinh tế đêm, gồm tổ hợp vui chơi-mua sắm-ăn uống. Trong khi đó, tình trạng mua sắm kiểu lừa đảo vẫn tồn tại, đầu chợ một giá, cuối chợ một giá, nói hàng Việt nhưng thực tế là hàng Trung Quốc. Những vấn đề này cần được giải quyết triệt để, giúp du lịch tăng trưởng.

Khách nước ngoài tiêu 7,5 USD/đêm, doanh nghiệp 'đau đầu' về du lịch hậu đại dịch - Ảnh 3.

Visa du lịch Việt Nam có thể cấp đến 90 ngàyCông ty lữ hành cho rằng số quốc gia được miễn visa vào Việt Nam ít, thời gian lưu trú ngắn so với các nước khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Bảo vệ người tiêu dùng - 16 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.

Giận sôi vì tranh mua 'sale sập sàn', hàng rớt giá sau 5 phút

Giận sôi vì tranh mua 'sale sập sàn', hàng rớt giá sau 5 phút

Bảo vệ người tiêu dùng - 23 giờ trước

Cố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...

Một kho hàng thời trang không rõ nguồn gốc chỉ bán trên Tiktokshop bị 'tóm gọn' sau hơn 1 tháng theo dõi

Một kho hàng thời trang không rõ nguồn gốc chỉ bán trên Tiktokshop bị 'tóm gọn' sau hơn 1 tháng theo dõi

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 20/11, Tổng cục QLTT cho biết, một kho hàng hóa chuyên chứa và kinh doanh các mặt hàng thời trang trên nền tảng Tiktokshop đã bị "tóm gọn" sau hơn 1 tháng lực lương chức năng tỉnh Nam Định quan sát, theo dõi.

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia: Hàng ngàn khuyến mại sâu kèm giao hàng miễn phí, người tiêu dùng chỉ cần nhanh tay 'chốt đơn'

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia: Hàng ngàn khuyến mại sâu kèm giao hàng miễn phí, người tiêu dùng chỉ cần nhanh tay 'chốt đơn'

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12 với nhiều voucher khuyến mại sâu, chờ người tiêu dùng nhanh tay "chốt đơn".

Tiểu thương bày bán công khai gần 100 lọ kem trộn nhiều 'không'

Tiểu thương bày bán công khai gần 100 lọ kem trộn nhiều 'không'

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/10, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ 80 lọ kem trộn không có căn cứ xác định nguồn gốc và nơi sản xuất tại Tiền Giang.

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT: Người tiêu dùng hưởng lợi

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT: Người tiêu dùng hưởng lợi

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%.

Từ nay đến Tết 2025, chợ đầu mối, điểm kinh doanh gần đường sắt, khu vực đông dân cư sẽ bị kiểm soát hàng hóa chặt chẽ

Từ nay đến Tết 2025, chợ đầu mối, điểm kinh doanh gần đường sắt, khu vực đông dân cư sẽ bị kiểm soát hàng hóa chặt chẽ

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục QLTT, từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng chức năng tập trung kiểm soát thị trường, ngăn hàng lậu tại các chợ đầu mối, các điểm kinh doanh gần đường sắt, đường bộ và khu dân cư đông đúc…

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh, phát hiện nhiều lon sữa giả

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh, phát hiện nhiều lon sữa giả

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 18/11, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện một cơ sở kinh doanh tại Tiền Giang công khai kinh doanh thực phẩm bổ sung là sữa giả.

Để chống lãng phí, Hà Nội yêu cầu rà soát các dự án, công trình 'đắp chiếu', bỏ hoang

Để chống lãng phí, Hà Nội yêu cầu rà soát các dự án, công trình 'đắp chiếu', bỏ hoang

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

GĐXH - Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Sở Công thương nói gì về kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán 2025

Sở Công thương nói gì về kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán 2025

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Sở Công thương Hà Nội, từ nay đến Tết Nguyên đán 2025, Sở tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn nhằm góp phần đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới, đặc biệt là vấn đề ATTP xung quanh trường học.

Top