Khám phụ khoa và những điều cần biết để chuẩn bị sẵn tâm lý
Khám phụ khoa giúp đánh giá tình hình sức khỏe "vùng kín", sức khỏe sinh sản, nguy cơ bị bệnh phụ khoa, bệnh tình dục, thậm chí cả bệnh ung thư phụ khoa.
Chào bác sĩ,
Em năm nay 24 tuổi, chuẩn bị kết hôn. Thế nhưng, gần đây, em thấy mình có dấu hiệu lạ ở "vùng kín", thỉnh thoảng lại ra dịch âm đạo và ngứa. Em cũng đã có "quan hệ" với chồng sắp cưới nên em nghĩ có thể em đã bị viêm nhiễm gì đó.
Em đang muốn đi khám phụ khoa để chữa khỏi bệnh trước khi tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, em chưa đi khám phụ khoa lần nào nên rất lo lắng. Em muốn hỏi, khi khám phụ khoa thì bác sĩ sẽ khám những gì và em có cần thiết đi khám không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (H. T. Hải)
Trả lời:
Bạn H. T. Hải thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi chia sẻ đến chúng tôi. Qua mô tả của bạn, lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là: Bạn nên đi khám phụ khoa để được điều trị đúng bệnh, kịp thời trước hôn lễ. Ngứa âm đạo và ra nhiều dịch là những triệu chứng mà rất nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, triệu chứng này lại không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh cụ thể nào, nó có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó. Vì vậy, nếu không đi khám phụ khoa nhiều người có thể nhầm lẫn khi chẩn đoán nguyên nhân, từ đó dẫn tới sai lầm trong điều trị. Khám phụ khoa giúp đánh giá tình hình sức khỏe "vùng kín", sức khỏe sinh sản, nguy cơ bị bệnh phụ khoa, bệnh tình dục, thậm chí cả bệnh ung thư phụ khoa của người phụ nữ. Việc khám phụ khoa là hết sức cần thiết với tất cả chị em, dù đã kết hôn hay chưa có gia đình, có quan hệ tình dục hay chưa từng "quan hệ". Chị em nên đi khám phụ khoa theo định kì 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Ngoài ra, nếu thấy có bất kì biểu hiện khác thường ở "vùng kín" như: dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, màu lạ, đau ở "vùng kín", ngứa ngáy, đau rát hoặc ra máu khi "quan hệ"... thì nên đi khám sớm.

Khám phụ khoa theo đúng định kì hoặc chỉ định của bác sĩ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh ở "vùng kín" và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao. Phần lớn các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các viêm nhiễm có thời gian “ủ bệnh” cũng như “hoạt động âm thầm” khá lâu. Một số bệnh còn tiềm ẩn cả nguy cơ vô sinh và ung thư. Nếu đi khám định kì sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tật cũng như những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn, cũng như bảo đảm cho sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư, viêm âm đạo…
Thông thường, quy trình khám phụ khoa bao gồm các bước sau:
- Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu.
- Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.
- Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.
- Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.
- Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).
- Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí hay không.
- Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có bất thường ở ngực hay không.
Để buổi khám âm đạo diễn ra thuận lợi và dễ chịu, bạn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và thư giãn. Tốt nhất, nếu có thể, hãy đến gặp bác sĩ, phòng khám quen thuộc để được tư vấn nhiều hơn.
Trong quá trình khám phụ khoa, nên hỏi bác sĩ về tất cả những gì mình thắc mắc để được giải đáp cụ thể. Trước khi đi khám, bạn cần vệ sinh sạch sẽ, nhất là "vùng kín" để việc kiểm tra được thuận tiện. Sau khi khám, bạn cần theo dõi cơ thể, nếu thấy có bất kì biểu hiện khác thường (chảy máu, đau ở "vùng kín...) thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Bên cạnh đó, nếu thấy có gì không hiểu trong kết quả, bạn cũng nên kịp thời hỏi bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh của mình.
Khám phụ khoa giúp bạn biết được tình hình sức khỏe của mình, nếu có bệnh, bạn cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi. Bên cạnh đó, để tránh các bệnh phụ khoa tái phát, bạn cần biết cách tự phòng ngừa cho mình. Ngoài việc chú ý giữ gìn vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm phụ khoa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh và Immune Gamma để giúp cân bằng pH âm đạo và kiểm soát khí hư, tăng khả năng chống viêm và phòng ngừa các bệnh ở "vùng kín".
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Tri Thức Trẻ

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 5 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.