Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp
GiadinhNet - Con trai bị bệnh câm điếc bẩm sinh, bản thân đang điều trị căn bệnh ung thư nhưng cô Nông Thị Tuyến (SN 1984, dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn đội tóc giả đến trường, dạy thể dục cho các học sinh...
Quên bệnh ung thư hết mình vì sự nghiệp trồng người
Cô giáo Nông Thị Tuyến là một trong 63 gương mặt thầy cô giáo tiêu biểu đến từ 26 dân tộc thiểu số vừa được tôn vinh trong Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức.
Mang trong mình sự đau đớn của bệnh ung thư, thế nhưng điều mà ai cũng vô cùng khâm phục ở cô Tuyến là nghị lực vượt lên bệnh tật để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi vùng sâu, vùng xa. Ngay từ khi còn nhỏ, cô Tuyến đã luôn ý thức việc học là con đường thoát nghèo. Sau 3 năm theo học tại khoa Giáo dục thể chất, Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang, ước mơ trở thành cô giáo của cô Tuyến đã thành hiện thực.

Cô Nông Thị Tuyến tại buổi lễ tuyên dương “Chia sẻ cùng thầy cô 2020”. Ảnh: P.T
Xây dựng gia đình vào tháng 10/2008, không lâu sau, vợ chồng cô Tuyến vui mừng đón con đầu lòng và nhận quyết định trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục ở địa phương. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, bác sĩ phát hiện cháu bị teo thực quản bẩm sinh. Hai ngày tuổi, con trai cô phải phẫu thuật ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ít ngày sau, cháu lại bị vàng da nhân nên kéo theo câm điếc bẩm sinh.
Bệnh tật, ốm đau liên miên khiến con trai của cô dù 2 tuổi vẫn không thể tự cất cổ. Thời điểm đó, cô công tác xa nhà 50km. Để tiện cho việc chăm sóc con nhỏ, cô xin chuyển công tác về làm việc tại Trường tiểu học Minh Cầm cách nhà 10km. Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày cô lại đưa đón con đến Trung tâm Phục hồi chức năng tỉnh để luyện tập. Sự kiên trì của cô đã được đền đáp khi con trai dần biết tự cất được cổ và tập đi lúc 3 tuổi.
Trong thời gian đó, chồng cô vẫn đang học ở Hà Nội nên mọi công việc gia đình và chăm sóc hai con nhỏ cô đều gánh.

Cô Nông Thị Tuyến.
Năm 2015, cô phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú. Đúng ngày 20/11 năm đó, cô phải vào viện phẫu thuật, điều trị hóa chất. Từ một người khỏe mạnh 51kg, sau khi hoàn thành 6 đợt truyền hóa chất, cô xuống còn 44kg, da xanh xao, người gầy vẫn phải tự chăm sóc bản thân và lo cho con nhỏ. Tuy vậy, cô luôn cố gắng để thi đại học liên thông và thậm chí đã đội tóc giả nhận bằng tốt nghiệp.
Tuy nhiên, sau những đợt chạy hóa chất và điều trị bằng phác đồ ở Bệnh viện K (Hà Nội), cô lại trở về và tiếp tục công việc của mình. Cả trường chỉ có một giáo viên thể dục dạy cho 11 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên cô gần như không có lúc nào được nghỉ. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc, lúc nào cũng tham gia đầy đủ các tiết dạy trên lớp.
Qua những năm giảng dạy thể dục ở trường, cô nhận thấy từng khối lớp đều có các đối tượng học sinh khác nhau về thể lực, chiều cao, cân nặng… Vì vậy mà trong từng tiết học cô luôn sáng tạo cho các em được vận động tốt nhất.
Hơn 11 năm gắn bó với công tác giáo dục, trong đó có 9 năm công tác tại Trường Tiểu học Minh Cầm, cô giáo Nông Thị Tuyến đã vinh dự nhận danh hiệu "Lao động tiên tiến" nhiều năm liền, "Chiến sĩ thi đua" cấp huyện…
"Gieo chữ" trên vùng đất khát nước

Cô Lan đang dạy học sinh.
Bản thân là người dân tộc ít người Bố Y, cô Lồ Thị Lan (SN 1990) đã 9 năm làm giáo viên "cắm bản" ở vùng đất Dìn Chin còn nhiều khó khăn của huyện Mường Khương, Lào Cai.
Vùng đất Dìn Chin thiếu thốn đủ bề, đặc biệt là nước sinh hoạt. Nhớ lại thời gian đầu đến Dìn Chin công tác, cô Lan chia sẻ: "Dù mình cũng là người dân tộc thiểu số nhưng khi đến điểm trường công tác vẫn thấy vô cùng hoang mang vì nơi đây còn thiếu thốn hơn ở nhà. Nước không có, mọi người phải đi lấy nước mà thực tế là đi hứng từng giọt. Nhiều khi các cô phải tận dụng dùng nước vo gạo để rửa rau, rồi lại dùng nước đó rửa bát... Sau rồi thấy mọi người vẫn sinh sống ở đó, nhất là học sinh đang đói chữ nên chẳng nỡ rời xa".
Không chỉ thiếu thốn vật chất, việc dạy học trò của cô Lan cũng phải nỗ lực hơn, bởi các em ở đây phần nhiều chưa biết nói tiếng phổ thông. Để dạy tốt, cô vừa làm bạn, vừa học tiếng của các em để trò chuyện. Khi hiểu được học sinh, cô khuyến khích, động viên và hướng dẫn cho các em được tốt hơn.

Cô Lan đi hứng nước đêm. Ảnh: Lâm Hải
9 năm gắn bó với những điểm trường sau khi tốt nghiệp đại học, cô Lan nhận thấy rằng, những đứa trẻ nơi đây cũng chính là hình ảnh của cô năm xưa. Cô Lan hiểu rằng học vấn, kiến thức là con đường duy nhất để các em không bị mù chữ, lớn lên không phải suốt đời làm nương, làm rẫy mà vẫn bị đói nghèo đeo đẳng.
Dẫu vất vả là thế, cô giáo người Bố Y này chưa khi nào có ý định bỏ dở ước mơ "gieo chữ" nơi rẻo cao. Cô Lan bảo, điều cô sợ nhất trong quá trình giảng dạy của mình chính là các em bỏ học. Không ít lần cô đã phải tới tận nhà vận động đồng bào cho trẻ đi học. Khi huy động đủ số lượng tới lớp, cô lại phải làm đủ cách để giữ chân các em không bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ lên nương. Mỗi buổi đi vận động phụ huynh cho con em tới trường ấy lại thêm một lần cô Lan hun đúc thêm quyết tâm dạy dỗ học sinh nên người.
Cô Lan chia sẻ: "Niềm vui đối với tôi và cũng là món quà quý giá nhất của những người đứng trên bục giảng là các em không bỏ trường, bỏ lớp. Thầy cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, biết tính toán, trở thành người tử tế".
Phương Thuận

Khởi tố đối tượng trộm 21 chỉ vàng của bạn
Pháp luật - 16 phút trướcGĐXH - Đối tượng có quen biết từ trước với nạn nhân, lợi dụng sự chủ quan, sơ hở nên thực hiện hành vi lấy trộm 21 chỉ vàng.

Truy nóng đối tượng lấy trộm 21 chỉ vàng
Pháp luật - 28 phút trướcCông an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Hoàng Vũ Lập (SN 1997, trú xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi: “Trộm cắp tài sản”.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới của học sinh trên toàn quốc
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025, học sinh, giáo viên được nghỉ mấy ngày? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Từ 1/5 tới, du khách Việt Nam bắt buộc phải thực hiện điều này để được nhập cảnh vào Thái Lan
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), từ 1/5, du khách quốc tế bao gồm cả du khách Việt Nam, phải khai báo theo mẫu bằng hình thức trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến để được nhập cảnh Thái Lan.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Nhóm học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm
Giáo dục - 2 giờ trướcHiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Long Xuyên) nhận trách nhiệm khi sự việc nhóm học sinh tiểu học hút thuốc lá sau giờ tan học.

Triệu tập 4 đối tượng vụ chặn ô tô, đánh bé trai 2 tuổi phải nhập viện
Pháp luật - 2 giờ trướcCông an đã triệu tập 4 đối tượng liên quan vụ cố ý gây thương tích cho bé trai 2 tuổi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), sau khi cháu bị đánh trúng chảy máu mũi.

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 12 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Xã hội - 13 giờ trướcDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'
Đời sốngGĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".