Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khám sàng lọc trước tiêm vắcxin phòng bệnh cho trẻ em

Thứ năm, 15:50 20/02/2020 | Sống khỏe

Việc tiêm chủng vắcxin dự phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em hiện nay là vấn đề rất cần thiết và được mọi người quan tâm.

Tuy vậy để bảo đảm an toàn cho trẻ khi tiêm chủng, việc sàng lọc trước tiêm vắcxin để phát hiện những bất thường là yêu cầu bắt buộc để chủ động có quyết định nên hay không nên tiêm chủng tại thời điểm đó. Cần lưu ý đến vấn đề này để hạn chế nguy cơ tai biến y khoa có thể xảy ra.

Mục đích khám sàng lọc trước tiêm chủng vắcxin

Mục đích của việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vắcxin phòng bệnh là một điều quan trọng để phát hiện sự bất thường, bảo đảm đối tượng tiêm chủng đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm vắcxin và hạn chế tối đa những phản ứng xảy ra sau khi tiêm chủng. Đồng thời việc khám sàng lọc này cũng giúp phát hiện trường hợp cần lưu ý để quyết định cho trẻ có nên tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm chủng một loại vắcxin nào đó. Vì vậy, cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ hay người đi tiêm chủng vắcxin và bác sĩ cần hợp tác với nhau để bảo đảm việc tiêm chủng đúng thời điểm, có hiệu quả và an toàn.

Chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng

Chống chỉ định tiêm vắcxin phòng bệnh được áp dụng đối với các trường hợp: trẻ có tiền sử bị sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắcxin vào lần tiêm trước như sốt cao trên 390C kèm theo co giật hoặc có biểu hiện dấu hiệu não hay màng não, tím tái, khó thở. Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan... Trẻ bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh được chống chỉ định tiêm chủng các loại vắcxin sống. Các trường hợp chống chỉ định khác được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắcxin.

Khám sàng lọc trước tiêm vắcxin phòng bệnh cho trẻ em - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tạm hoãn tiêm vắcxin phòng bệnh được áp dụng đối với các trường hợp: trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...; chỉ tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ đã ổn định. Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng; chỉ tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ đã ổn định. Trẻ bị sốt từ 380C trở lên hoặc hạ thân nhiệt từ 35,50C trở xuống khi đo nhiệt độ ở tại nách. Trẻ mới sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ kháng huyết thanh viêm gan B, tạm hoãn tiêm chủng vắcxin sống giảm độc lực. Trẻ đang sử dụng hoặc mới kết thúc đợt điều trị bằng thuốc corticoid uống hoặc tiêm liều cao; hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày thì tạm hoãn tiêm chủng vắcxin sống giảm độc lực. Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi với áp lực từ 40mmHg trở lên. Ngoài ra, các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắcxin.

Trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện

Đối với các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng vắcxin phòng bệnh tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện, cần phải chuyển lên tuyến trên để được khám sàng lọc trước tiêm chủng và thực hiện việc tiêm chủng tại bệnh viện theo quy định gồm: trẻ có cân nặng dưới 2 ký. Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng một loại vắcxin. Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, máu và ung thư chưa ổn định.

Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắcxin

Trước khi thực hiện việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh phải hỏi cụ thể về tiền sử và các thông tin có liên quan đến trẻ. Phải đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ hiện tại bằng kiểm tra thân nhiệt, đo nhịp tim, kiểm tra phổi... Sau đó, ghi các thông tin vào bảng kiểm trước tiêm chủng, đồng thời có kết luận và đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp. Lưu ý toàn bộ các thông tin khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vắcxin phòng bệnh phải được lưu trữ đầy đủ qua mỗi lần khám.

Khám sàng lọc trước tiêm vắcxin phòng bệnh cho trẻ em - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó để bảo đảm sự chính xác cần có sự phối hợp của cha mẹ hoặc của người trực tiếp chăm sóc trẻ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về tiền sử những lần tiêm chủng trước, tình trạng của trẻ hiện tại để giúp bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Điều cần quan tâm

Thực tế trong thời gian qua, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em ở một số địa phương đã gây nên tai biến y khoa đối với một số đối tượng thực hiện, trong đó có trường hợp dẫn đến tử vong. Vì vậy để hạn chế tai biến này, quy định khám sàng lọc trước tiêm chủng là một vấn đề yêu cầu bắt buộc rất quan trọng và cần thiết. Các cơ sở tiêm chủng vắcxin phòng bệnh dù ở bất cứ tuyến nào cũng cần lưu ý đến đối tượng chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng để bảo đảm sự an toàn. Các cơ sở tiêm chủng ở tuyến ngoài bệnh viện phải chuyển lên bệnh viện các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng để được khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện theo đúng quy định.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 17 phút trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 3 giờ trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Làn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 19 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Top