Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi bắt được trộm, phải xử lý thế nào để không bị... ra toà?

Thứ năm, 07:04 07/01/2016 | Pháp luật

GiadinhNet - Trung tá Đào Trung Hiếu cho rằng, mọi công dân đều có quyền bắt người phạm tội quả tang và khống chế đối tượng. Tuy nhiên, ngay sau đó phải dẫn giải đến cơ quan pháp luật chứ không được phép tự xử lý theo “luật riêng”.

Tuyên y án cải tạo không giam giữ người bắt trói kẻ trộm Tuyên y án cải tạo không giam giữ người bắt trói kẻ trộm

Bị truy tố khi bắt trói kẻ trộm đột nhập vào nhà mình, ông Nguyễn Văn Tập treo cổ chết, còn con trai ông là Nguyễn Văn Trình bị kết án 6 tháng cải tạo không giam giữ.

Những ngày qua, dư luận xôn xao sau sự việc TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm vụ “lãnh án vì bắt trói kẻ đột nhập vào nhà mình”. Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 4/1, HĐXX nhận định: Dù bị cáo không thừa nhận hành vi nhưng lời khai tại cơ quan điều tra phù hợp với tình tiết vụ án. Bị cáo đã cố ý giữ bị hại để đánh trói, tra hỏi. Hành vi của bị cáo là trái quy định pháp luật.

Theo HĐXX, kháng cáo của bị cáo là không có cơ sở, cần giữ nguyên án sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo 6 tháng cải tạo không giam giữ.

Trước đó, rạng sáng 21/1/2014, anh Nguyễn Văn Trình cùng cha đẻ là ông Nguyễn Văn Tập, ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phát hiện Phạm Văn K. (SN 1999) đột nhập tiệm tạp hóa của gia đình để trộm tiền nên đã bắt, trói vào gốc cây trong vườn nhà, sau đó gọi công an đến giải quyết.

Việc bắt và trói kẻ trộm, theo cha con anh Trình, là do nhà ở vùng sông nước cách trở, công an xã, ấp không đến ngay được.


Bị cáo Nguyễn Văn Trình bị tuyên phạt 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật.

Bị cáo Nguyễn Văn Trình bị tuyên phạt 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật.

Theo kết luận điều tra của Công an huyện Chợ Lách, sau khi cùng cha trói K. vào cây và tra hỏi nhưng K. không chịu trả lời nên Trình đã đánh K.. Đến 4h40 sáng cùng ngày, ông Lê Nguyên Luyến, trưởng ấp Phú Bình đến và đưa K. về trụ sở ấp làm việc.

Sau đó, Trình bị khởi tố (cho tại ngoại) về tội bắt, giữ người trái pháp luật. Cơ quan điều tra cũng xác định đủ cơ sở kết luận ông Tập là đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trình. Sau nhiều lần bị mời làm việc, đến ngày 17/8 ông Tập treo cổ chết tại nhà riêng.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 10/9, dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, TAND huyện Chợ Lách vẫn tuyên phạt bị cáo Trình 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật nên anh Trình kháng cáo vì cho rằng mình vô tội.

Liên quan đến sự việc trên, nhiều người lo lắng đặt ra vấn đề: Vậy khi phát hiện đối tượng phạm tội, trộm cắp, mỗi công dân phải hành xử như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?.

Để giải đáp đến bạn đọc, PV báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với Trung tá Đào Trung Hiếu, một Cảnh sát điều tra kỳ cựu, hiện đang công tác tại Báo Công an Nhân dân.


Trung tá – Thạc sỹ Đào Trung Hiếu.

Trung tá – Thạc sỹ Đào Trung Hiếu.

Trung tá Đào Trung Hiếu chia sẻ: Rất nhiều tình huống mà trực tiếp nạn nhân tiếp xúc với đối tượng như bắt được cướp giật, trộm cắp… Vấn đề là cách xử lý tình huống sau khi bắt được đối tượng thế nào cho đúng bởi không ít trường hợp nhiều người vì thế mà vướng vào vòng lao lý.

Theo quy định của Pháp luật, mọi hành vi phạm tội quả tang thì bất cứ ai, công dân nào cũng có quyền bắt giữ, khám xét thu vũ khí, khống chế và dẫn giải đến cơ quan pháp luật gần nhất.

Thế nào là bắt quả tang ? Trung tá Đào Trung Hiếu cắt nghĩa : Đó là hành vi phạm tội đang diễn ra, vừa diễn ra và đang truy đuổi. Tức là có tính quả tang và liên tục về thời gian.

Tuy nhiên rất nhiều người dân không hiểu chế định của pháp luật dẫn đến từ nạn nhân trở thành tội phạm. Phải hiểu rõ là đối tượng sai với pháp luật chứ không sai với cá nhân người nào đó. Do đó việc sử dụng vũ lực đánh đối tượng cho bỏ tức, giam giữ đối tượng để tự xử là hành vi phạm tội và sẽ bị xử lý. Quan điểm theo lệ làng khi gặp kẻ trộm cướp là mình có quyền xử là sai”, Cựu cảnh sát điều tra nhấn mạnh.

Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng nêu rõ, kể cả gặp người phạm tội nhưng mình quá khích đánh người ta đến chết sẽ phạm tội “giết người”, gây thương tích trên 11% thì phạm tội “cố ý gây thương tích” hoặc giam trói thì phạm tội “bắt giữ người trái pháp luật”. Không có điều khoản, Luật nào quy định người dân được phép tự tra khảo, xử lý đối tượng trộm cắp.

 

Trói trộm, cướp mũ, làm vỡ chum Trói trộm, cướp mũ, làm vỡ chum

GiadinhNet - Một bản án vừa tuyên ở Bến Tre khiến nhiều người tưởng chuyện chỉ có trong phim ảnh, sách vở: 6 tháng cải tạo không giam giữ vì bắt trói kẻ trộm.

 

Chia sẻ về kỹ năng xử lý tình huống khi bắt giữ được đối tượng trộm cắp, Trung tá Đào Trung Hiếu cho biết: “Trên thực tế xảy ra nhiều tình huống khác nhau, không có đại lượng chung nào cho công thức ứng xử. Tuy nhiên, mọi người phải hiểu chỉ có tòa án mới có quyền phán quyết một người phạm tội, do vậy anh không thể đại diện công lý, thực thi công lý được.

Khi anh không có quyền ấy mà thực hiện quyền ấy là sai. Pháp luật cho phép anh được phép bắt giữ đối tượng, tước vũ khí nhưng sau đó phải dẫn giải đối tượng đến cơ quan pháp luật gần nhất để cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý”.

“Tôi vẫn suy nghĩ nhiều về vụ việc ở Bến Tre vì người bắt được tội phạm trở thành bị án do giam giữ người này mấy tiếng. Đáng nói là trong khi người ta đã gọi điện cho công an xã nhưng không nhận được phản hồi thì buộc phải giam giữ. Và trong trường hợp đó người ta phải vô hiệu hóa sự kháng cự của đối tượng bằng cách trói. Tất nhiên còn nhiều chi tiết trong hồ sơ mà mình chưa nắm được, tuy nhiên việc bố con ông Trình đánh đập, tra khảo đối tượng trộm cắp là sai”, Trung tá Hiếu bày tỏ.

Trung tá Đào Trung Hiếu cũng chia sẻ, trong thời gian công tác ở Phòng Cảnh sát Hình sự (PC 45 – Công an TP. Hà Nội), anh từng điều tra nhiều vụ việc mà nạn nhân trở thành thủ phạm như đánh chết người trộm chó, trộm gà…

“Tuy nhiên, qua tiếp xúc bị can và phân tích các quy định của pháp luật thì người ta cũng nhận thức được việc đánh chết một con người là sai, là hành vi phạm tội mặc dù người đó là kẻ trộm cắp. Pháp luật đã quy định rất rõ ràng và mọi người đều phải tuân theo”, Trung tá Hiếu nói.

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Cao Tuân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố kẻ đánh đập người yêu gây thương tích 23% tại quán cà phê ở TP.HCM

Khởi tố kẻ đánh đập người yêu gây thương tích 23% tại quán cà phê ở TP.HCM

Pháp luật - 55 phút trước

Trần Minh Hoàng (35 tuổi) bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích sau khi hành hung chị K.N (34 tuổi) tại quán cà phê ở Bình Chánh, khiến nạn nhân thương tích 23%.

Chiêu trò lừa đảo 'làm nhiệm vụ TikTok' của nhóm 'doanh nhân thành đạt'

Chiêu trò lừa đảo 'làm nhiệm vụ TikTok' của nhóm 'doanh nhân thành đạt'

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Giới thiệu là doanh nhân thành đạt đang sống ở nước ngoài, nhóm này tiếp cận những phụ nữ trung niên độc thân, thiếu thốn tình cảm, dùng kịch bản "7 ngày xây dựng lòng tin" rồi lừa tiền của họ.

Bắt giữ đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo trăm tỷ tại Campuchia

Bắt giữ đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo trăm tỷ tại Campuchia

Pháp luật - 8 giờ trước

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với các lực lượng chức năng của Việt Nam, Philippines, Campuchia, bắt giữ 56 nghi phạm liên quan đường dây lừa đảo xuyên quốc gia dưới hình thức đầu tư tiền điện tử Bitcoin và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok.

Cảnh báo các trò lừa đảo 'nở rộ' trong tháng 2

Cảnh báo các trò lừa đảo 'nở rộ' trong tháng 2

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong nửa đầu tháng 2, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC – Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) ghi nhận hàng loạt phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ nhằm mục đích lừa đảo. Trong đó tập trung chủ yếu vào các chiêu trò mạo danh.

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì cần làm những thủ tục gì?

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì cần làm những thủ tục gì?

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Kinh doanh hộ cá thể là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với người buôn bán nhỏ. Vậy cần phải thực hiện những thủ tục gì để có thể hoàn tất việc đăng ký kinh doanh hộ cá thể?

Hai 2 gã thanh niên dụ dỗ đưa người sang Campuchia trái phép

Hai 2 gã thanh niên dụ dỗ đưa người sang Campuchia trái phép

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi đăng ký tài khoản mạng xã hội Facebook, các đối tượng giả mạo phụ nữ đang du học, lao động, sinh sống nước ngoài có công việc, thu nhập ổn định rồi nhắn tin trao đổi với tài khoản mạng xã hội khác nhằm mục đích lôi kéo dụ dỗ nhiều người khác...

Bắt 3 tàu công suất lớn hút cát trái phép trên sông Hồng

Bắt 3 tàu công suất lớn hút cát trái phép trên sông Hồng

Pháp luật - 13 giờ trước

Các tàu hút trộm cát trên sông Hồng được trang bị hệ thống vòi hút đường kính 35-45 cm, với 6 vòi bơm có thể hút được 1.000 m3 cát trong vòng 30-40 phút.

Bắt đối tượng đục tường trốn khỏi nhà tạm giữ

Bắt đối tượng đục tường trốn khỏi nhà tạm giữ

Pháp luật - 1 ngày trước

Lợi dụng khu vực khuất tầm nhìn, Lê Văn Duy Khánh đã đục tường trốn khỏi nhà tạm giữ Công an huyện Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận) và bị bắt giữ sau 3 ngày lẩn trốn.

Khi nào người dân cần đính chính sổ đỏ? Thủ tục đính chính như thế nào?

Khi nào người dân cần đính chính sổ đỏ? Thủ tục đính chính như thế nào?

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Sổ đỏ (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) sẽ được đính chính khi bị sai sót. Vậy cụ thể những sai sót nào phải tiến hành đính chính và thủ tục đính chính như thế nào?

Chiêu thức chuyển hơn 3 tạ vàng qua biên giới rồi bán cho 6 cửa hàng ở Hà Nội

Chiêu thức chuyển hơn 3 tạ vàng qua biên giới rồi bán cho 6 cửa hàng ở Hà Nội

Pháp luật - 1 ngày trước

Các đối tượng cất vàng vào túi nilon màu đen, hoặc giấu ở trong thắt lưng quần và mang thêm sữa, nước lọc, mì tôm để tránh bị kiểm tra khi đi qua cửa khẩu.

Top