Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khổ vì thành nạn nhân của hàng kính thuốc

Thứ tư, 09:00 16/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tại các bệnh viện mắt hay bệnh viện có chuyên khoa mắt, các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân là "nạn nhân" của cửa hàng kính thuốc. Nhiều trường hợp nhận nhiều kết quả đo thị lực khác nhau tại các cửa hàng khác nhau, hoặc phải đeo kính cận dù mình không cận.

Khám mắt, đo thị lực cho một bệnh nhân lứa tuổi học sinh tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Ảnh: T.Nguyên
Khám mắt, đo thị lực cho một bệnh nhân lứa tuổi học sinh tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Ảnh: T.Nguyên

Càng đeo kính, càng… mờ

Cách đây 5 tháng, cháu Dương Phương K (9 tuổi, trú tại Hải Phòng) thường xuyên kêu với bố mẹ cháu nhìn mọi vật bị mờ. Ngay lập tức, bố mẹ cho em đi khám mắt ở một cửa hàng kính thuốc và được cấp đơn mua kính cận 2 đi-ốp. Thế nhưng, khi đeo kính, cháu K vẫn không nhìn rõ mọi thứ xung quanh.

Một tháng sau, bố mẹ cho cháu K đi khám lại. Lần này, người khám chỉ định tăng số kính của cháu với mắt phải là 4 đi ốp và mắt trái là 4,5 đi ốp. Dù vậy, sau đó sức nhìn của cháu vẫn kém, thậm chí em còn có hiện tượng đau đầu, nhức mắt. Bốn tháng sau, cháu K được đưa đến Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) và được hội chẩn tại Khoa Khúc xạ của bệnh viện.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Trưởng khoa Khúc xạ - người trực tiếp thăm khám cho cháu K, kết quả kiểm tra cho thấy, thị lực của cháu K, gồm cả nhìn xa và nhìn gần rất kém. Đo khúc xạ máy thì cho kết quả hai mắt cận tới 8 đi-ốp. Nghi ngờ cháu bé bị rối loạn điều tiết, các bác sĩ chỉ định tra thuốc liệt điều tiết để kiểm tra khúc xạ. Kết quả khiến cả bác sĩ lẫn người nhà bệnh nhân đều... giật mình: Mắt phải của cháu K hoàn toàn không bị tật khúc xạ, chỉ mắt trái có dấu hiệu loạn thị nhẹ. Vậy là cháu bé đã phải “đeo oan” kính cận 4 đi-ốp trong khoảng thời gian khá dài.

Vì thị lực nhìn xa và nhìn gần của cháu K đều kém nên bác sĩ đã cho chụp ảnh đáy mắt và chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não hốc mắt để loại trừ bệnh lý của dây thần kinh thị giác. Cuối cùng, cháu bé được chẩn đoán hai mắt quá mức điều tiết. Cháu K được điều trị bằng thuốc Atropine và đeo kính để nhìn gần và hẹn theo dõi. Khúc xạ sau 2 tháng điều trị đã trở về bình thường nhưng thị lực xa của cháu bé hầu như không cải thiện, trong khi thị lực gần của bé đã gần khá ổn với kính nhìn gần. Theo TS Thu Hiền, đây là trường hợp rối loạn điều tiết quá mức nên rất khó chữa.

Một trường hợp khác cũng là nạn nhân của các cửa hàng kính thuốc tư nhân là chị Quỳnh Anh (30 tuổi, ở Hà Nội). Vì yêu cầu công việc mới, chị thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, giấy tờ sổ sách. Thời gian này, chị thấy mắt ngày càng kém, nhìn xa rất khó và mờ, càng cố nhìn càng nhức mắt. Cho rằng mình bị cận thị, nhưng lại ngại vào viện vì sợ chờ đợi lâu, chị quyết định đi đo mắt ở một cửa hàng kính thuốc gần nhà. Tại đây, chị được nhân viên cửa hàng đo mắt và cấp kính cận 2 đi-ốp. Nhưng đeo kính chỉ mấy tuần, chị thấy chóng mặt, nhức đầu, nhìn mờ hơn cả lúc chưa đeo kính. Để yên tâm, chị lại đến một cửa hàng kính thuốc khác ở quận Ba Đình (Hà Nội) để đo lại mắt. Kết quả, mắt của chị vừa bị cận, vừa bị loạn. Vậy là, cùng một bệnh nhân, trong khoảng thời gian ngắn, kết quả đo thị lực lại hoàn toàn khác nhau.Thấy vậy, chị Quỳnh Anh đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa mắt. Tại đây, chị được kết luận là bị cận thị giả.

Theo BS Lê Việt Sơn (Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai), hiện tượng cận thị giả hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng máy vi tính. Với thầy thuốc chuyên khoa, phân biệt cận thị thực sự hay cận thị giả không khó. Tuy nhiên, nó lại không dễ đối với người chưa qua đào tạo và thiếu thiết bị cần thiết. Trong khi đó, việc chẩn đoán sai dẫn đến hệ lụy khó lường bởi sự ảnh hưởng về thị lực diễn ra âm thầm, khó nhận biết.

Thị trường kính thuốc “vàng thau lẫn lộn”

Tại các bệnh viện mắt hay bệnh viện có chuyên khoa mắt, các bác sĩ thường xuyên phải tiếp nhận bệnh nhân là "nạn nhân" của cửa hàng kính thuốc như cháu K hay chị Quỳnh Anh. Nhiều bệnh nhân bị cấp sai số kính, lắp kính không đồng trục, lệch tâm, phải đeo kính cận số cao hơn mức cần trong khoảng thời gian dài khiến người dùng mệt mỏi, thậm chí bị biến chứng liệt điều tiết.

Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Mắt Trung ương, cả nước hiện có khoảng 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính. Trong đó, số bị cận thị chiếm khoảng 2/3. Trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 15 có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25 - 40% ở khu vực thành thị và từ 10 - 15% tại khu vực nông thôn. Số học sinh mắc tật khúc xạ tập trung nhiều ở những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM (chiếm khoảng từ 30% - 40%).

Thực trạng học sinh mắc tật khúc xạ ngày càng nhiều, nhu cầu đo thị lực, dùng kính thuốc tăng, nhiều cửa hàng kính thuốc đua nhau mọc lên đáp ứng yêu cầu tiện dụng, nhanh chóng của khách hàng, đặc biệt là những vị phụ huynh “ngại vào viện”.

Theo quy định của Bộ Y tế, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc phải là người tốt nghiệp Trung cấp Y trở lên, có chứng chỉ hành nghề về dịch vụ kính thuốc và có thời gian thực hiện đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt tại cơ sở dịch vụ kính thuốc hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa mắt ít nhất là 45 tháng. Người hành nghề dịch vụ kính thuốc phải có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ về thiết bị y tế (thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt) do cơ sở được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp. Cửa hàng kính thuốc tư nhân được phép đo tật khúc xạ mắt, tư vấn về việc sử dụng kính; mài lắp kính thuốc theo đơn của bác sĩ và bảo hành kính thuốc.

Quy định là vậy nhưng trong thực tế, hiện nay thị trường kính thuốc vẫn còn “vàng thau lẫn lộn”. Trong khi đó, nếu sử dụng kính thuốc không chuẩn trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho mắt như: Nhức mắt, nhức đầu, nhìn không rõ, lâu dần bị nhược thị và dẫn đến lé (bệnh lác mắt). Mắt cũng phải điều tiết nhiều hơn, làm tăng độ của mắt… Hơn nữa, việc đo, khám mắt chính xác chưa đủ mà còn phải đo ra công thức kính đúng, kê toa kính chính xác (đúng về độ cầu, độ loạn, công suất) và phải lắp kính chuẩn.

Một cán bộ thanh tra Sở Y tế Hà Nội thừa nhận rằng, nhân lực quá mỏng, trong khi khối lượng công việc lớn khiến việc kiểm tra thị trường kính thuốc khó khăn. Toàn ngành Y tế Hà Nội chỉ có 3 thanh tra viên về lĩnh vực khám chữa bệnh, đảm nhiệm quản lý cơ sở hành nghề y dược tư nhân, an toàn thực phẩm...

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 10 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top