Khoảnh khắc Nhã Phương mắt ngấn lệ hạnh phúc trong lần sinh con thứ 2, ngay sau khi sinh, người đẹp đã có ngay hành động này!
GĐXH - Ngay sau khi sinh, Nhã Phương đã được da kề da với con trai bé bỏng của mình. Giây phút “chạm da” thiêng liêng đó, Nhã Phương đã ngấn lệ, vỡ òa trong niềm hạnh phúc.
Mới đây, Nhã Phương đã chính thức chia sẻ lên trang cá nhân loạt ảnh cả gia đình chào đón thiên thần nhỏ. Người đẹp chia sẻ: "Hành trình này không mấy gian nan vì Bi có gia đình, có chồng và mọi người yêu thương từ lúc mang thai đến tận lúc sinh em ra đời. Em đến với thế giới vào ngày 5/10/2023. Cảm ơn con đã đến với thế giới của ba mẹ và chị Destiny".
Được biết, con thứ 2 của Nhã Phương là một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu. Hiện tại sức khỏe của hai mẹ con đã ổn định. Trường Giang và con gái Destiny cũng đã có mặt tại bệnh viện để động viên Nhã Phương trong suốt quá trình sinh nở.
Nữ diễn viên cũng tiết lộ bản thân đã tăng khoảng 8kg trong suốt quá trình mang thai. Ở lần mang thai lần 2, Nhã Phương không nghỉ hoàn toàn mà lựa chọn những công việc nhẹ nhàng phù hợp vừa đảm bảo sức khoẻ cũng như giúp bản thân thoải mái hơn. Ngoài ra, người đẹp cũng tập luyện thể dục và ăn uống dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và em bé.
Ngay sau khi sinh, Nhã Phương đã được da kề da với con trai bé bỏng của mình. Giây phút “chạm da” thiêng liêng đó, Nhã Phương đã ngấn nước mắt, vỡ òa trong niềm hạnh phúc.
Được biết, da kề da ngay sau sinh sẽ đem đến vô vàn lợi ích quý giá cho cả mẹ và bé. Đây là phương pháp được áp dụng ngày càng rộng rãi với mẹ bầu sinh con, kể cả sinh thường và sinh mổ.
Da kề da sau sinh là phương pháp gì?
Da kề da ở trẻ sơ sinh còn gọi là phương pháp Kangaroo, thực chất là việc đặt em bé mới sinh, không mặc quần áo nằm lên ngực, bụng trần của bố hoặc mẹ. Khi đặt, cần để ngực, bụng và chân bé áp sát vào người bố mẹ và đặt đầu bé nằm nghiêng sang một bên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, ngay sau khi chào đời, trẻ cần được tiếp xúc “da kề da” với mẹ sớm trong vòng 5 phút đầu tiên, liên tục và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh và hoàn tất cữ bú đầu tiên. Với những mẹ sinh mổ thì có thể cho bé kề da với bố hoặc thực hiện ngay sau khi kẹp dây rốn muộn.
Da kề da sau sinh vào thời điểm sẽ tốt cho trẻ?
Mẹ cần ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng để thực hiện da kề da nhằm mang lại nhiều lợi ích nhất cho bé.
– Từ 0 – 90 phút sau sinh: Thời điểm thực hiện này hỗ trợ tích cực cho sự phát triển não bộ của bé.
– Từ 0 – 6 giờ sau sinh: Thực hiện da kề da sẽ giúp ổn định nhịp tim và nhịp thở.
– Từ 6 – 24 giờ sau sinh: Phương pháp da kề da sau sinh giúp bé hình thành lịch bú mẹ và chu kỳ ngủ ổn định.
– Từ 12 giờ – 8 tuần sau sinh: Da bé và da mẹ luôn được tiếp xúc thường xuyên sẽ tăng sự gắn kết tình thân.
Bất ngờ 6 lợi ích từ phương pháp da kề da sau sinh
Da kề da giúp mẹ bầu hạnh phúc
Mẹ được tiếp xúc da kề da với bé càng nhiều thì cơ thể càng tiết nhiều hormone oxytocin. Hormone này dẫn tới một loạt biến đổi tích cực cho mẹ: thời gian phục hồi sau sinh nhanh chóng; ổn định huyết áp; bớt lo âu, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh; tử cung co thắt giúp giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh và mẹ cũng nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn trước khi mang bầu…
Giúp bé ổn định nhịp tim, huyết áp, nhịp thở
Từ trong tử cung ấm áp của mẹ ra thế giới bên ngoài bé sẽ “sốc” về sự thay đổi nhiệt độ, cộng thêm làn da mỏng manh nhạy cảm rất dễ khiến bé bị cảm lạnh. Vì vậy, duy trì thân nhiệt là điều vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh.
Trên cơ thể mẹ, ngực là vị trí ấm hơn nhiều so với những vùng khác. Khi bé được da kề da với mẹ, chỉ vài phút sau, ngực mẹ sẽ tự điều chỉnh để làm ấm hoặc làm mát tùy theo nhu cầu của bé.
Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho rằng với những sản phụ sinh mổ, trẻ sơ sinh được da kề da với bố thường có nồng độ đường máu và thân nhiệt cao hơn so với những em bé được đặt trong lồng ấp sau khi sinh. Việc thực hiện da kề da cho bé cũng giúp con tự điều chỉnh và giữ ổn định các chỉ số như nhịp tim, huyết áp, nhịp thở…
Giúp trẻ khóc ít hơn
Sau khi sinh, nếu bé được tiếp xúc da kề da với mẹ sớm sẽ giúp bé cảm thấy đỡ đau và nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Bên cạnh đó, chỉ cần da kề da 20 phút cũng giúp giảm 67 – 72% nồng độ cortisol, một hormone gây stress. Từ đó, giúp bé ít quấy khóc và ít căng thẳng hơn.
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra con số, số lần khóc của trẻ bị cách ly khỏi mẹ nhiều gấp 10 lần và thời gian khóc dài hơn tới 40 lần so với trẻ được gần mẹ.
Giúp não bộ của trẻ phát triển
Khi mới chào đời, não của bé chưa hoàn thiện và có kích thước chỉ bằng 25% so với người lớn. Việc tiếp xúc da kề da đòi hỏi nhiều cơ quan cảm giác tham gia nên nó hỗ trợ phát triển các đường dẫn truyền thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện não bộ.
Ngoài ra, phương pháp da kề da cũng giúp thúc đẩy các hạt hạnh nhân nằm sâu trong trung tâm não trưởng thành, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tạo lập trí nhớ và hình thành cảm giác ở trẻ.
Bên cạnh đó, tiếp xúc da kề da với mẹ giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Trong khi giấc ngủ sâu lại đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trưởng thành của não.
Giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch
Khi da bé tiếp xúc trực tiếp với da mẹ sẽ tạo điều kiện cho bé thu nạp nhiều vi khuẩn quen thuộc từ da của mẹ. Điều này không hề có hại mà lại có ích vì bé đã nhận được kháng thể chống lại những vi khuẩn này từ khi còn trong bụng mẹ. Những kháng thể này giúp bé tránh được các bệnh nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nếu tiếp nhận những vi khuẩn quen thuộc của mẹ thì cơ thể bé sẽ ít tiếp nhận những vi khuẩn xa lạ khác từ môi trường bên ngoài, điều này là tốt cho bé, nhất là đối với những em bé sinh mổ vì bé không được tiếp xúc với những vi khuẩn lành mạnh khi sinh qua đường sinh dục của mẹ như những em bé sinh thường khác.
Giúp trẻ bú mẹ tốt hơn
Tiếp xúc da kề da giúp bé bắt đầu thực hiện hành vi tìm vú bản năng của một đứa trẻ mới sinh. Bé sẽ sớm biết cách ngậm vú và ngậm chính xác hơn thay vì sau sinh luôn bị quấn chặt trong tã.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc da kề da với con cũng giúp sản phụ tăng sản xuất sữa về lâu dài, đảm bảo bé luôn có đủ sữa để bú.
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con
Mẹ và bé - 4 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Mẹ và bé - 1 tuần trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ
Mẹ và bé - 3 tuần trướcChăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.
Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay
Mẹ và bé - 3 tuần trướcSự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh
Mẹ và bé - 3 tuần trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.
Bị nấm miệng phải làm sao?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcNấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên
Mẹ và bé - 1 tháng trướcViệc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.
Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.
Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn
Mẹ và béGĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.