Người mắc bệnh dạ dày muốn uống nước cam nên thêm một thứ này, nước cam sẽ thơm ngon và bảo vệ dạ dày của bạn tốt hơn!
GĐXH - Người mắc bệnh dạ dày muốn uống nước cam cần pha loãng nước cam cùng mật ong và nước ấm để có thể làm giảm tính axit của nước cam khi sử dụng.
Nước cam luôn được ưu tiên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch cũng như sự phục hồi của các tế bào. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá mức và không đúng cách sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Biểu hiện rõ nhất về tác dụng phụ của nước cam đó là đối với những người có bệnh lý về dạ dày, hay cụ thể là những người có bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.

Ảnh minh họa
Điều gì xảy ra nếu bạn uống quá nhiều nước cam?
Trào ngược dạ dày, thực quản
Do nước cam có tính axit, vì thế nếu nạp quá mức lượng nước cam cho cơ thể có thể làm tăng tính axit cho dịch tiêu hóa của dạ dày dẫn đến làm các triệu chứng như: Ợ hơi, ợ nóng hay ợ chua xuất hiện nhiều hơn và gây khó chịu cho người bệnh.
Tổn thương vết viêm loét ở dạ dày, thực quản
Tính axit của nước cam có thể làm kích ứng các vết viêm loét ở dạ dày và thực quản, từ đó làm tăng các triệu chứng nóng rát ở vùng thượng vị. Đặc biệt, khi sử dụng quá nhiều, tính axit của cam có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng các vết viêm loét.
Gây tình trạng tiêu chảy
Ở một số trường hợp khác, tình trạng rối loạn tiêu hóa hay đi ngoài phân lỏng có thể đi kèm cùng bệnh lý trào ngược dạ dày. Nếu sử dụng nước cam có thể khiến tình trạng tiêu chảy của người bệnh ngày càng nặng hơn.

Người mắc bệnh dạ dày uống nước cam thế nào cho đúng cách
Trong trường hợp người bệnh trào ngược dạ dày, thực quản muốn sử dụng cam, cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên pha loãng nước cam cùng mật ong và nước ấm để có thể làm giảm tính axit của nước cam khi sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng nước cam khi ăn quá no hoặc khi bụng đói. Đây là những thời điểm khi uống sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày cũng như áp lực và gánh nặng lên dạ dày.
- Không uống nước cam vào buổi tối vì có thể gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ do nước cam có tính lợi tiểu.
- Không nên kết hợp nước cam cùng sữa hay trứng gà vì hàm lượng vitamin C có thể phản ứng với protein gây tình trạng tiêu chảy, thậm chí dẫn đến ngộ độc.
Nước cam uống bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, một ly nước cam 200ml thường chứa 60mg vitamin C, tương đương với 100% lượng vitamin C người lớn cần bổ sung mỗi ngày. Do đó, mỗi ngày bạn không nên uống quá 200ml nước cam ép.
Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg, tương đương với việc ăn hoặc uống 1 quả cam có đường kính 4,5cm. Lượng vitamin C cần thiết sẽ tăng lên 120mg khi bước vào giai đoạn cho con bú.
Đối với trẻ em, mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng 80-100 ml nước cam, tương đường với 1 quả cam. Không nên cho bé ăn, uống quá nhiều nước cam vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bé và có thể xảy ra tình trạng dị ứng cam.



Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 14 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 16 giờ trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 20 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 22 giờ trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 22 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.