Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khóc, cười chuyện chăm sóc người cao tuổi

Thứ bảy, 16:02 25/03/2017 | Y tế

GiadinhNet - “Chân chậm, mắt mờ, tai nghễnh ngãng”, đó là những bệnh được nhiều người cho là đương nhiên ở người cao tuổi. Chính quan niệm này đã khiến không ít người già bị tàn phế, bệnh trở nặng bởi không được tư vấn, điều trị kịp thời.


Để nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi, bản thân họ và các thành viên trong gia đình cần chú trọng đến việc đề phòng bệnh, có sự tư vấn, điều trị kịp thời. Ảnh: P.V

Để nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi, bản thân họ và các thành viên trong gia đình cần chú trọng đến việc đề phòng bệnh, có sự tư vấn, điều trị kịp thời. Ảnh: P.V

“Tôi có tiếc gì bà đâu”

Gần nửa năm nay, bà Loan (65 tuổi, ở Kiến An, Hải Phòng) luôn cảm thấy căng thẳng vì không nghe rõ người trong nhà nói gì với mình. Đáng lẽ phải hỏi lại cho rõ thì bà cứ âm thầm đoán, khiến con cháu nhiều phen xanh mặt vì những tai nạn “dở khóc, dở cười”.

Buổi sáng, con dâu pha sữa bằng nước sôi và nói: “Bà để nguội một lúc rồi uống nhé”, nghe loáng thoáng tưởng là nước nguội rồi bà uống một hơi. Do cốc đựng là cốc cách nhiệt nên bà càng nghĩ là nước không nóng. Hậu quả bà Loan bị bỏng lưỡi phải điều trị mất gần 2 tuần, không ăn uống gì được, người gầy rộc đi.

Bà Loan còn bị hẹp động mạch vành và đã can thiệp tim mạch nên phải uống thuốc hàng ngày. Bình thường, anh con trai vẫn chia thuốc hàng ngày cho bà uống, đợt phải đi công tác nửa tháng, anh gọi bà dặn dò kỹ lưỡng: “Đây là hai loại thuốc mẹ phải uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Riêng loại thuốc này, hai ngày/viên nhé”. Hàng ngày vẫn uống thuốc nên bà rất tự tin, tuy nhiên cũng vì nghễnh ngãng nên loại thuốc hai ngày/viên thì bà chắc mẩm là ngày hai viên. Mới sang đến ngày thứ hai của chuyến công tác, anh con trai hộc tốc chạy thẳng vào bệnh viện vì nghe tin mẹ phải đi cấp cứu vì hạ huyết áp do uống thuốc quá liều. Sau vài lần gây hốt hoảng cho con cháu, bà Loan mới cho mọi người biết là mình bị “nặng tai”, nhưng vì cho rằng già thì nặng tai là đương nhiên nên bà cố “cầm cự” bởi tâm lý sợ mọi người cười chê là bị điếc.

Theo khảo sát không chính thức, phần lớn những người già bị giảm thính lực đều có chung tâm lý như bà Loan. Ông Thắng (71 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Nói thật, nhiều khi nghe không rõ nhưng chả lẽ ai nói gì mình cũng “hở, hả” thì ngại lắm nên 10 câu mọi người nói thì mình nghe ra được hai đến ba câu. Rồi cứ gật gù, ậm ừ thôi. Có lần con tôi dặn mười rưỡi (10h30) đón cháu thì mình nghe thành mười hai rưỡi (12h30), làm thằng bé khóc chờ ở cổng trường. May có người quen đi qua thấy gọi điện cho con tôi đến đón”.

Ông Thắng cho biết, cũng chỉ vì cái nghễnh ngãng của mình mà nhiều lần bố con, ông cháu giận nhau, đã thế bị bà vợ mắng “đã điếc thì phải hỏi lại cho rõ, cứ ấm ớ có ngày chết dở” làm ông càng tức. Các cháu thì được bố mẹ cho biết “ông bị điếc có nói phải nói to lên” nên càng ngại trao đổi với ông. Lâu ngày, ông thu mình lại, nghe được cũng coi như không nghe khiến mối quan hệ giao tiếp trong nhà ít đi và luôn cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

Vượt qua mặc cảm, chủ động phòng ngừa

Suy giảm khả năng nghe thường xảy ra ở người cao tuổi do quá trình lão hóa đã mang lại cho họ khá nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nhiều người sợ lâm vào tình cảnh thật như đùa của bà vợ quát ông chồng “Điếc à” thì được trả lời là “Tôi có tiếc gì bà đâu”(!?).

Người cao tuổi bị giảm thính lực thường hay nói to nên sợ mọi người xung quanh khó chịu dẫn tới ngại tiếp xúc. Thậm chí nhiều khi muốn xem chương trình mình yêu thích trên tivi nhưng sợ bật tiếng to làm ảnh hưởng tới người trong nhà hoặc hàng xóm nên các cụ thường ngại sử dụng. Dần dần họ cô lập mình vào cuộc sống câm lặng. Bên cạnh đó, nhiều người thân trong gia đình cho rằng các cụ già nặng tai là chuyện bình thường, nên ngại nói chuyện vì phải nói to và cũng ít quan tâm để đưa các cụ đi chữa bệnh. Điều này gián tiếp làm bệnh tăng nặng và tăng thêm sự mặc cảm vốn đã ngày càng trầm trọng ở người già.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, đây không phải là bệnh vô phương cứu chữa mà vẫn có thể được cải thiện bằng sử dụng thuốc hay một số biện pháp trợ giúp khác. Hiện nay, máy trợ thính được coi là một biện pháp quan trọng giúp cải thiện thính lực cho người cao tuổi. Tuy nhiên việc đeo máy trợ thính sẽ gây phiền toái nếu sử dụng không đúng chỉ định và đúng cách. Vì thế người bệnh phải đi đo cụ thể xem sức nghe của mình bị thiếu hụt là bao nhiêu? Loại tần số nào bị giảm và giảm bao nhiêu? Để có chỉ định dùng loại máy thích hợp và hiệu chỉnh máy nghe phù hợp với từng mức độ suy giảm thính lực của mình. Để nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi, bản thân họ và các thành viên trong gia đình cần chú trọng đến các triệu chứng của bệnh và có được sự tư vấn, điều trị kịp thời của bác sĩ.

Khi tuổi trên 50, toàn bộ tai con người bị thoái triển: Da ống tai ngoài dần dần bị teo, mất nước, ứ đọng dáy tai tạo thành nút dáy, màng nhĩ dày đục, mất bóng, xuất hiện các mảng xơ nhĩ, chuỗi xương con ở tai giữa bị tổn thương dạng xốp xơ, hiện tượng canxi hóa các khớp xương trong chuỗi dẫn truyền âm thanh làm suy giảm thính lực.

Quá trình lão hóa làm tổn thương các tế bào nghe ngày càng nặng lên. Dây thần kinh thính giác và các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hóa, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua làm cho dây thần kinh bị chèn ép, không được nuôi dưỡng, ngày một thoái hóa dần. Ngoài ra, sự giảm sút các hormone tuyến thượng thận và sinh dục cũng làm gia tăng suy giảm thính lực ở người cao tuổi. Người cao tuổi phải làm việc, hoặc sinh sống trong môi trường tiếng ồn trên 70dB sẽ làm trầm trọng thêm điếc tuổi già và điếc sẽ tiến triển nhanh hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo: Đối với một số người cao tuổi vẫn cần đến sức nghe để làm việc, nếu họ không muốn sử dụng máy trợ thính thì có thể được chỉ định cấy điện cực ốc tai.

Mai Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top