Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không chữa khỏi bệnh ung thư nếu "ôm khư khư" 10 quan niệm sai lầm này

Chủ nhật, 18:00 07/05/2017 | Sống khỏe

Những hiểu lầm nguy hiểm nhưng rất phổ biến dưới đây khiến cho rất nhiều người mắc bệnh ung thư trên thế giới cũng như ở Việt Nam không được chữa khỏi.

Một số người tin rằng ung thư là bệnh không thể chữa được. Số khác lại nghĩ ung thư dễ lây lan và đổ lỗi cho nhiều loại thực phẩm gây ra căn bệnh này. Chính những quan niệm sai lầm, thiếu hiểu biết về căn bệnh này khiến cho nhiều bệnh nhân mắc ung thư gặp khó khăn trong việc điều trị kịp thời và tăng nguy cơ tử vong.

Việt Nam là quốc gia thuộc danh sách nhóm có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư cao. Ước tính hàng năm có khoảng 150.000 ca mới, trong đó nam giới chiếm tới 57%.

Những căn bệnh ung thư thường được phát hiện ở người dân Việt là ung thư phổi, dạ dày, gan, đại tràng, thực quản, vú, cổ tử cung, thực quản...


Hiểu đúng về ung thư sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn (Ảnh minh họa).

Hiểu đúng về ung thư sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn (Ảnh minh họa).

Dưới đây là những hiểu lầm về ung thư mà mọi người vẫn thường mắc phải.

1. Những người bị ung thư không nên ăn đường: SAI

Vẫn có một lời đồn thổi rằng bệnh nhân ung thư không nên ăn đường vì gia vị này có thể khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Thực tế: Đường không làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Tất cả các tế bào, kể cả tế bào ung thư sẽ phụ thuộc vào lượng đường trong máu (glucose) để sản sinh năng lượng.

Nhưng ăn nhiều đường không có nghĩa là tế bào ung thư tăng trưởng nhanh hay giảm đường cũng không khiến các tế bào ung thư "chậm lớn". Tế bào ung thư tăng trưởng nhanh là do tính chất ác tính của nó.

Hơn nữa, tế bào ung thư cũng không liên quan đến tinh bột. Trong khi các mô cơ thể bình thường cần tinh bột để thực hiện các chức năng hàng ngày.

Vì thế, nếu không ăn tinh bột sẽ cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

2. Ung thư là một bản án tử hình: SAI

Thực tế: Một bệnh nhân ung thư có chiến thắng được căn bệnh quái ác và sống trong bao lâu hoặc có tử vong hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đó là: Tùy loại ung thư, giai đoạn phát triển bệnh, diễn biến điều trị, sức khỏe tổng thể và quan trọng nhất là làm thế nào sớm phát hiện và can thiệp y tế kịp thời.

Hầu hết ung thư đều có thể chữa trị được. Là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).

3. Siêu thực phẩm chống ung thư: SAI

Quả việt quất, củ dền, bông cải xanh, tỏi, trà xanh... được cho là những siêu thực phẩm có trong danh sách chống ung thư.

Thực tế: Mặc dù hàng nghìn trang web có những tuyên bố khác nhau, song không có trang nào khẳng định những thực phẩm trên là "siêu thực phẩm" chống lại ung thư. Vì vậy, bạn không cần mất quá nhiều công sức tìm kiếm "siêu thực phẩm chống ung thư".

Điều đó không có nghĩa là bạn không quan tâm đến những thực phẩm đó. Có một vài loại tốt hơn các loại khác.

Chỉ cần ăn nhiều hoa quả và rau củ, một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, bạn đã phần nào thành công trong việc ngăn ngừa ung thư.

4. Trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không còn sống và làm việc bình thường: SAI

Thực tế: Mục đích đầu tiên của việc điều trị ung thư là chữa bệnh, giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn. Mục đích thứ hai là mang lại một cuộc sống bình thường cho người bệnh.

Trong nhiều trường hợp, nhiều phụ nữ sau khi chữa khỏi bệnh ung thư đã sinh con. Nhiều người vẫn hoạt động, làm việc bình thường trở lại sau khi điều trị bệnh. Nhiều bệnh nhân khỏi bệnh ung thư đã sống hoàn toàn vui vẻ, có ích, hạnh phúc.

5. Tất cả các liệu pháp điều trị ung thư đều đau đớn: SAI

Thực tế: Một vài loại thuốc được sử dụng trong quá trình hóa trị liệu có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị... Nhưng hiện nay đã được kiểm soát và giảm thiểu tác dụng phụ tốt hơn. Một số phương pháp xạ trị, hóa trị cũng không làm đau đớn như mọi người tưởng tượng. Phẫu thuật ngày càng tinh tế, ít gây tàn phá hơn và có nhiều thuốc giảm đau tốt.

6. Bệnh ung thư có tính lây lan: SAI

Thực tế: Ung thư không phải là một căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không lây qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc...

Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người bệnh ung thư.

7. Bệnh nhân ung thư không nên đi đám tang: SAI

Nhiều người có quan niệm, người mắc ung thư cần tránh xa đám tang vì đi dự đám tang làm cho bệnh di căn nhanh hoặc tái phát trở lại. Đây thực sự là một quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học. Phải khẳng định rằng dự đám tang không bao giờ dẫn tới việc tế bào ung thư di căn hay bệnh quay trở lại. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý. Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào.

Đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Khi đã chữa ung thư phải luôn tuân thủ việc tái khám. Nếu giai đoạn sớm, nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng.

8. Bệnh nhân mắc ung thư đụng "dao kéo" nhanh chết: SAI

Đây là tư tưởng sai lầm trong cách điều trị ung thư. Không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại lá không rõ nguồn gốc. Người bệnh vô tình đánh mất thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn. Phẫu thuật là một trong những phương pháp cơ bản giúp loại bỏ tối đa tế bào ung thư.

9. Bị ung thư là do "kiếp trước" mắc tội: SAI

Câu hỏi đầu tiên mà rất nhiều người vừa phát hiện ung thư đặt ra thường là "Tại sao lại là tôi", "Tôi đã làm gì sai?"... Nhiều người tin rằng họ bị trừng phạt do kiếp trước mắc tội hoặc trong quá khứ đã làm việc không nên làm. Tâm lý người bệnh nghĩ rằng ung thư là án trừng phạt bản thân mà không hiểu phần lớn do môi trường sống.

10. Không nên bồi dưỡng cho bệnh nhân ung thư: SAI

Không ít người cho rằng bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau giai đoạn điều trị chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để cơ thể gầy yếu, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Những quan niệm sai lầm này ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, làm giảm thời gian sống của bệnh nhân, đồng thời làm tăng tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong.

Nhiều người còn truyền tai nhau rằng người mắc ung thư không nên ăn trứng vịt lộn, bởi nó sẽ làm ung thư phát triển nhanh hay tái phát. Song, theo các chuyên gia, chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư.

BS. Phạm Thị Việt Hương

Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội

Các câu hỏi của bạn sẽ được các chuyên gia y tế, bác sĩ trả lời để có những cách chữa trị kịp thời nhất.

Theo Người đưa tin

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 15 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 23 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top