Không dám ăn nhiều cơm vì sợ béo, chuyên gia chỉ rõ nhiều người đang áp dụng sai cách!
GiadinhNet - Chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm chỉ tập thể dục là cách duy nhất giúp bạn cải thiện vóc dáng khoa học, an toàn. Còn việc kiêng cơm để giảm cân thì cần hiểu đúng.
Nhiều chị em muốn giảm cân, giữ cân nên truyền tai nhau hạn chế ăn cơm trắng, thay vào đó là ăn tăng cường rau xanh, thịt cá và các bữa ăn vặt để… chống đói.

Một ngày mỗi người không nên ăn quá 3 bát cơm. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, không phải cứ ăn cơm là tăng cân. Khẩu phần ăn hàng ngày của một người gồm 12-15% chất đạm, 25% chất béo còn lại là đường bột. Từ đó có thể hiểu chất đường bột là năng lượng chính trong mỗi bữa ăn.
Nhiều người giữ quan điểm "kiêng" chất đường bột nhưng lại không phân biệt rõ chất đường bột là gì. Thực ra, chất đường bột không chỉ có trong cơm mà có ở nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh kẹo... Đường bột không phải chất béo nhưng lại dễ hấp thụ, khi ăn quá nhiều, đường bột sẽ chuyển hóa thành mỡ và gây ra thừa cân, béo phì. Nhiều người giảm cân nhưng lại ăn vặt, đặc biệt là ăn các loại trái cây nhiều đường như xoài, thanh long... thì vẫn sẽ tăng cân.
Thực tế trước đây cơm chiếm khẩu phần chính trong các bữa ăn của mọi gia đình người Việt, nhưng hiện tượng thừa cân béo phì không được nhắc nhiều như hiện nay. Mặc dù nhiều các gia đình đã chủ động cắt giảm cơm, nhưng thừa cân béo phì vẫn phổ biến.
Ăn tinh bột thế nào là hợp lý?
Bạn không nên loại bỏ tinh bột ra khỏi thực đơn mà hãy sử dụng chúng thông minh để mang lại hiệu quả cao trong việc duy trì sức khỏe và giảm mỡ thừa.

Bạn có thể thay cơm gạo trắng bằng gạo lứt cho bữa ăn hàng ngày. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi bát cơm có thể tích 250 ml có chứa khoảng 200 – 240 calo. Từ sự đo lường này, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, mỗi người lớn chỉ cần lượng tinh bột bằng 3 bát cơm. Như vậy, một ngày mỗi người chỉ nên ăn không quá 3 bát cơm để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bạn cũng có thể thay thế cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt hay các tinh bột lành mạnh như bánh mì nguyên hạt, yến mạch, khoai lang,... Ngoài ra, một số loại trái cây (táo, nho, cam, lê, đào), đậu, bắp,... cũng cho bạn nguồn tinh bột có lợi.
Việc ăn rau thay thế cơm là không đúng vì rau không cung cấp năng lượng mà chỉ cung cấp chất xơ, chất khoáng. Việc ăn thịt thay cho cơm cũng không tốt vì thịt gây khó tiêu, tăng nguy cơ bị bệnh gout, viêm khớp...
Lưu ý: Người có bệnh lý như tiểu đường không được kiêng tuyệt đối chất bột đường, vì cơ thể vẫn cần phải có một lượng nhất định để sinh năng lượng cho các hoạt động.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm chỉ tập thể dục là cách duy nhất giúp bạn cải thiện vóc dáng khoa học, an toàn.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Mùa Đông vẫn có thể bị cháy nắng, mặc gì để tránh

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 15 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.