Không đi khám đầu năm vì... sợ xui, cô gái 22 tuổi loét vùng kín nặng
Dù đã có dấu hiệu bất thường ở vùng kín nhưng sợ đi khám đầu năm sẽ gặp xui xẻo, cô gái tìm đến spa đốt laser và mua kháng sinh uống. Đến khi vào bệnh viện ở TPHCM, vết thương đã lở loét nặng nề.
Đó là trường hợp của một nữ bệnh nhân 22 tuổi, quê ở TP Cần Thơ.
Khai thác bệnh sử, vào ngày 5/2 (tức 26 Tết), bệnh nhân thấy nổi "nốt lạ" ở bộ phận sinh dục. E ngại đi khám vì đã cận Tết, bệnh nhân đến spa của bạn để nhờ đốt laser. 3 ngày sau, vị trí vết đốt của cô gái bắt đầu lở loét, lan rộng ra, kèm theo các nốt lạ nổi nhiều hơn.
Đến ngày đầu năm, dù phát hiện tình trạng ngày càng nặng nề nhưng cô gái vẫn ngại đi khám vì di chuyển khó khăn, sợ xui xẻo khi vào bệnh viện ngày đầu năm mới. Do đó, bệnh nhân tự mua kháng sinh uống và tiếp tục ăn Tết.
Mãi đến khi tình trạng chẳng những không thuyên giảm mà các nốt mụn tiếp tục nổi dày thêm, trong khi các vết đốt cũ ngày càng sưng đau, bệnh nhân mới khẩn trương đến bệnh viện cầu cứu.
Tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, qua thăm khám, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán bị mụn cơm (hoa liễu) sinh dục, loét sinh dục sau đốt bội nhiễm. Bệnh nhân được xử trí đốt laser các nốt sùi vùng không bội nhiễm và điều trị kháng sinh. Đến nay, tình trạng cô gái đã dần ổn định.

Một trường hợp đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM (Ảnh: BV).
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đoàn Văn Lợi Em, Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TPHCM cho biết, việc tiếp cận y tế, đặc biệt là những bệnh nhân ở tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán tương đối khó khăn, vì các bệnh viện đa số ngưng khám bệnh ngoại trú.
Ngoài ra, giai đoạn nghỉ lễ, mọi người thường có tâm lý ngại đi khám bệnh vì nhiều lý do, như muốn ở nhà sum vầy bên gia đình. Đáng chú ý, một số người có quan niệm đi khám bệnh ở dịp đầu năm mới là không may mắn, nên thường có xu hướng "tự cam chịu", hay tự chữa bệnh bằng các biện pháp dân gian, tự mua thuốc điều trị.
Điều này dẫn đến việc có một số trường hợp khi đến bệnh viện khám thì tình trạng đã nặng hơn do điều trị không đúng cách, khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có hơn 30 loài vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Trong đó, có một số bệnh thường gặp ở Việt Nam, bao gồm giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, viêm niệu đạo/viêm cổ tử cung do Chlamydia…
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chung thủy, không quan hệ tình dục với nhiều người. Khi quan hệ, cần sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, tránh các hành vi tình dục gây rủi ro cao. Song song đó, cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm các vaccine phòng ngừa STDs.
Khi có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc bệnh đường tình dục, cần đến bệnh viện thăm khám và xử trí sớm, tránh để can thiệp trễ hoặc tự ý điều trị sai cách, dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Khách Tây khen ẩm thực Việt

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí
Y tế - 1 ngày trướcNhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?
Y tế - 2 ngày trướcVitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 2 ngày trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi
Sống khỏe - 2 ngày trướcBệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em
Y tế - 3 ngày trướcThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Sống khỏe - 3 ngày trướcTrước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Y tế - 3 ngày trướcĐể bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Bị ô tô chèn qua người nguy kịch, nữ sinh 18 tuổi quê Hưng Yên thoát 'cửa tử' ngoạn mục
Y tếGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị vỡ khí quản gốc hai bên. Đây là một tổn thương rất nghiêm trọng và hiếm gặp với tỷ lệ tử vong cực cao.