Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt

Thứ năm, 11:30 28/01/2021 | Sống khỏe

Mặc dù bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nhưng theo WHO, hầu hết các bệnh tim mạch có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện các thói quen tốt.

Ai cũng nghĩ rằng ung thư là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trên toàn cầu xong thực tế, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh tim mạch mới là nguyên nhân tử vong số 1. Hàng năm số người chết vì căn bệnh này nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch vào năm 2016, chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trong số những ca tử vong này, 85% là do đau tim và đột quỵ.

Theo định nghĩa của WHO, bệnh tim mạch là một nhóm các rối loạn của tim và mạch máu. Chúng bao gồm:

- Bệnh tim mạch vành - bệnh của các mạch máu cung cấp cho cơ tim;

- Bệnh mạch máu não - bệnh của các mạch máu cung cấp cho não;

- Bệnh động mạch ngoại vi - bệnh của các mạch máu cung cấp cho cánh tay và chân;

- Bệnh thấp tim - tổn thương cơ tim và van tim do sốt thấp khớp, do vi khuẩn liên cầu gây ra;

- Bệnh tim bẩm sinh - dị tật cấu trúc tim tồn tại khi sinh ra;

- Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi - các cục máu đông trong tĩnh mạch chân, có thể bong ra và di chuyển đến tim và phổi.

Trong đó, đau tim và đột quỵ thường là những cơn cấp tính và chủ yếu là do tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông đến tim hoặc não.

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt - Ảnh 1.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong số 1 trên toàn cầu.

Mặc dù bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nhưng theo WHO, hầu hết các bệnh tim mạch có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện các thói quen tốt.

4 thói quen tốt có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch bao gồm

Các nghiên cứu của WHO cho thấy, 80% các bệnh tim mạch và mạch máu não có thể được ngăn chặn kịp thời. Nếu muốn phòng ngừa hiệu quả, bạn cần thực hiện 4 thói quen tốt sau đây:

1. Từ bỏ hoàn toàn thuốc lá

WHO cho rằng thuốc lá rất có hại cho sức khỏe con người. Một số nghiên cứu cho rằng thuốc lá chứa nhiều nicotin và hơn 400 chất độc hại. Trong đó, chất nicotin trong thuốc lá có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu và gây ra nhiều loại bệnh tim mạch và mạch máu não.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy hút một điếu thuốc mỗi ngày làm tăng 74% xác suất nam giới mắc bệnh tim mạch vành và 119% ở nữ giới.

2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là không chỉ cần giảm lượng muối, chất béo tổng... mà còn phải bổ sung đầy đủ rau và trái cây. WHO khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ khoảng 400g rau xanh, trái cây mỗi ngày.

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt - Ảnh 2.

Một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là không chỉ cần giảm lượng muối, chất béo tổng... mà còn phải bổ sung đầy đủ rau và trái cây.

Ngoài ra, cần bổ sung nước kịp thời, bổ sung đủ nước có lợi cho việc pha loãng máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

3. Tập thể dục đều đặn

Theo WHO, lười vận động sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Vì vậy. nếu muốn phòng bệnh cần tập thể dục thường xuyên. Bạn nên tập thể dục nửa tiếng mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần.

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt - Ảnh 3.

Theo WHO, lười vận động sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

4. Kiểm tra và kiểm soát kịp thời nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một trong những điểm mấu chốt trong công tác phòng chống bệnh tim mạch là điều trị và phòng ngừa càng sớm càng tốt cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao.

WHO khuyến cáo những người mắc bệnh tim mạch hoặc những người có nguy cơ tim mạch cao (do có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu hoặc bệnh đã có sẵn) cần được phát hiện và xử trí sớm bằng cách thăm khám và điều trị cùng bác sĩ.

Theo Trí thức trẻ

(Nguồn: WHO, Sohu)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Top