Không rượu, không gút, vì sao axit uric vẫn cao?
Đã 2 đợt khám sức khỏe chỉ số axit uric của tôi vượt ngưỡng bình thường nhưng tôi không uống rượu, hiếm khi uống bia và không bị gút…
Bạn đọc Trần Thanh S. (nam, 40 tuổi, tranth…@gmail.com), hỏi: Chào bác sĩ, đã 2 đợt khám sức khỏe liên tiếp (6 tháng/ đợt), kết quả cho thấy mức axit uric của tôi cao khá nhiều so với giới hạn bình thường. Tôi rất bối rối vì thường tôi nghe nói những người "nhậu" nhiều mới gặp vấn đề này, trong khi tôi không bao giờ uống rượu và rất hiếm khi uống bia, khi uống cũng chỉ 1-2 chai (khoảng 1 tuần/1 lân). Tôi cũng không hề bị bệnh gút. Vậy tại sao chỉ số này của tôi vẫn cao, đó có thể là dấu hiệu một bệnh nào khác không? Axit uric này thật ra là gì và có nguy hiểm không?
PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM), trả lời:
Chào bạn, đầu tiên bạn có thể hiểu axit uric là sản phẩm ly giải của phân tử purin từ gan và niêm mạc ruột, lưu hành trong máu. Sau đó gần 2/3 lượng axit uric được thải ra ngoài qua thận, 1/3 còn lại được thải qua đường tiêu hóa.
Ai cũng có axit uric trong máu, nồng độ axit uric thường phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, huyết áp, chức năng thận và tình trạng sử dụng bia rượu… Nếu kết quả xét nghiệm thể hiện axit uric cao, vượt ngưỡng bình thường, thì có thể bạn gặp một trong các tình trạng sau:
- Bệnh gút.
- Suy thận.
- Tình trạng phá hủy tế bào ồ ạt trong các bệnh lý như: Ung thư máu dòng bạch cầu, hóa trị liệu ung thư, nhiễm độc thai nghén, bệnh vẩy nến, bệnh bất thường tế bào máu, thiếu máu tán huyết..
- Do thuốc lợi tiểu, thuốc ngủ nhóm barbiturate.
- Do tình trạng toan chuyển hóa.
- Nhược giáp.
- Bệnh thận mãn tính.
- Bệnh lý tuyến cận giáp.
- Đang dùng thuốc giảm đau nhóm salicylate liều thấp.
- Do chế độ ăn nhiều đạm, uống rượu.
- Nhiễm độc chì mãn tính.
- Bệnh Down.
- Bệnh thận đa nang, hội chứng Lesch-Nyhan, bệnh Von Gierke…
Như vậy, cho dù không sử dụng bia rượu, không bị bệnh gút thì vẫn còn rất nhiều nguyên nhân có thể làm chỉ số axit uric của bạn tăng cao. Các bệnh lý còn lại đều cần được trực tiếp thăm khám và chẩn đoán, do đó bạn nên đến cơ sở y tế để khám sớm. Trường hợp bạn đang dùng một trong các thuốc kể trên, nên quay lại gặp bác sĩ đã kê toa cho bạn để được tư vấn thêm.
Theo Anh Thư/NLĐ

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 5 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 16 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 19 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 20 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.