Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không tùy tiện dùng thực phẩm chức năng

Thứ năm, 10:40 17/03/2011 | Sống khỏe

Mới đây có người dùng chế phẩm TPCN để trị bệnh lupus ban đỏ đã bị dị ứng rất nặng, phải nhập viện.

Nhiều người biết rõ dược phẩm có thể gây dị ứng nhưng sẽ ngạc nhiên khi biết được co loại thực phẩm chức năng (TPCN) gây dị ứng rất nặng. Bởi vì chữ “thực phẩm” trong TPCN thường được hiểu tính chất “hiền lành” giống như thức ăn thức uống ta dùng hàng ngày. Thế mà mới đây có người dùng chế phẩm TPCN để trị bệnh lupus ban đỏ đã bị dị ứng rất nặng, phải nhập viện.

Thế nào là TPCN?

TPCN là những chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm đã được thay đổi thành phần qua chế biến, bổ sung nhằm đưa đến tác dụng sinh lý nào đó có lợi cho sức khỏe ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản. Các TPCN được bày bán với bao bì chai lọ giống chai lọ thuốc và dạng bào chế là viên nén, viên nang giống y như viên thuốc nhưng không được xem là thuốc. Trên nhãn, bao bì của TPCN bắt buộc phải ghi rõ: “Đây không phải là thuốc và không được dùng để thay thế thuốc”. Lấy ví dụ sản phẩm là vitamin và chất khoáng, nếu nhà sản xuất đăng ký là thuốc thì sản phẩm đó là thuốc phải bán trong nhà thuốc.
 
Nhưng nếu đăng ký là TPCN thì chế phẩm vitamin và chất khoáng được đăng ký như một thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, có thể bày bán không chỉ ở nhà thuốc (phải để ở nơi biệt lập tách rời khu vực dược phẩm) mà ở các siêu thị. Mặc dù là TPCN, phải dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn thì mới an toàn. Còn dược thảo, đa số là các vị thuốc Đông y, là loại nằm trong các sản phẩm gọi là dược liệu và dược liệu nói chung là các nguyên liệu dùng làm thuốc chủ yếu là cây cỏ (dược thảo) nhưng có thể là động vật (như tắc kè, hải mã…) hoặc khoáng chất (hàn the, hoạt thạch…).
 
Nếu chế phẩm bào chế từ dược liệu đăng ký là thuốc thì đó được xem là thuốc, nhưng đăng ký là TPCN thì đó không phải là thuốc mà là TPCN. Trong nhiều trường hợp, TPCN là trung gian giữa thực phẩm và thuốc. Vì vậy, nếu thuốc nói chung có thể gây dị ứng thì TPCN cũng có thể gây tác dụng hết sức bất lợi này.

Nguy hiểm như dùng thuốc

Bản thân các dược thảo, chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm có trong TPCN không gây dị ứng nhưng các tá dược hay chất bảo quản có trong TPCN (nên lưu ý bất cứ TPCN nào cũng đều chứa tá dược và chất bảo quản) đều có nguy cơ gây dị ứng, thậm chí gây dị ứng rất nặng. Do đó, cũng giống như thuốc, TPCN cũng gây dị ứng và trong trường hợp này cũng có thể gọi là “dị ứng thuốc”. Vì sao thuốc và TPCN gây dị ứng?

Khi sử dụng thuốc bằng cách đưa thuốc hay TPCN (thậm chí là một số thức ăn kiểu như tôm, cua…) vào trong cơ thể, thuốc được xem là “chất lạ”. Phản ứng tự nhiên của cơ thể ta là chống lại chất lạ đó bằng những phản ứng gọi là phản ứng kháng nguyên - kháng thể. Kháng nguyên chính là “chất lạ” còn kháng thể là các chất do bạch cầu sinh ra có tên immunoglobulin (Ig) với nhiều loại IgM, IgG, IgA, IgE… sẽ gắn vào kháng nguyên để vô hiệu hóa. Đối với một số người gọi là nhạy cảm dễ bị dị ứng, phản ứng kháng nguyên - kháng thể xảy ra mãnh liệt đưa đến rối loạn gọi là dị ứng.

Dị ứng thuốc hay dị ứng TPCN chính là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp tục lần thứ hai hay những lần sau với một thuốc hay TPCN mà thành phần của thuốc hay chế phẩm có tính chất gọi là “gây dị ứng” (tính chất gây dị ứng trong chuyên môn gọi là dị nguyên).

Một số đặc điểm của dị ứng thuốc

- Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng nên sẽ xảy ra dị ứng dù thuốc hay TPCN dùng đúng liều hoặc thậm chí dùng thuốc rất ít, tức dưới liều chỉ định.

- Phản ứng dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân gọi là người dễ dị ứng, hoặc người có “cơ địa dị ứng” (đã bị viêm mũi dị ứng hay hen suyễn…). Cho nên, có thuốc nhiều người dùng chẳng việc gì nhưng dùng ở người khác thì bị dị ứng, thậm chí dị ứng rất nặng.

- Trong thuốc, ngoài dược chất còn có tá dược, chất bảo quản, kể cả tạp chất và người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong đó.

- Phản ứng dị ứng sẽ biến mất với việc ngưng dùng thuốc.

Dị ứng thuốc hay dị ứng TPCN biểu hiện bằng nhiều dạng. Nặng nhất là sốc phản vệ biểu hiện bằng chứng xanh tím tái, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, trụy tim mạch, có thể gây chết người. Hoặc biểu hiện nhẹ hơn ở nhiều cơ quan khác nhau: trên da nổi mề đay, mẩn ngứa; trên hệ hô hấp khó thở, hen suyễn; trên hệ tiêu hóa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; trên mắt bị viêm đỏ kết mạc...

Dị ứng thuốc được phân loại 4 kiểu (gọi là týp 1, 2, 3, 4), trong đó có “phản ứng tức thì kiểu phản vệ” (týp 1) xảy ra nhanh, khởi phát sau khi tiếp xúc thuốc khoảng 15 phút. Có phản ứng chậm hơn gọi là “phản ứng độc tế bào” (týp 2) với triệu chứng xuất hiện sau vài giờ. Hoặc xuất hiện sau vài ngày như hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell gây bong da, tróc niêm mạc như bị bỏng toàn thân.

Về đường dùng thuốc, không chỉ dùng dạng uống hay tiêm mới dễ bị dị ứng thuốc mà dùng dạng thuốc cho tác dụng tại chỗ như thuốc bôi ngoài da hay thuốc nhỏ mắt cũng bị dị ứng thuốc. Có người dùng thuốc nhỏ mắt có chứa sulfamid đã bị hội chứng Stevens - Johnson rất nặng hoặc thậm chí có thể bị sốc phản vệ.

Không tùy tiện dùng TPCN

Để phòng tránh tình trạng dị ứng thuốc và TPCN, cần lưu ý các điều sau:

- Xem việc dùng thuốc là hệ trọng, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự hiểu biết tối thiểu về cách dùng, liều lượng, tính năng, tác dụng phụ của thuốc. Nếu có gì nghi ngờ về bệnh của mình thì cách tốt nhất đến bác sĩ khám để được chỉ định dùng đúng thuốc. Còn đối với TPCN hay thuốc Đông y cũng thế, chỉ dùng khi thật sự cần thiết và luôn cảnh giác rằng nguy cơ bị dị ứng có thể xảy ra. Riêng trường hợp dùng TPCN hay thuốc Đông y trị lupus ban đỏ là không xác đáng vì cho tới nay chưa có TPCN hay thuốc Đông y nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ.

- Khi đang dùng thuốc hay bất cứ TPCN nào nếu xảy ra các phản ứng bất thường như: ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngưng ngay thuốc đó, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp (có thể phải đổi thuốc nếu đang dùng thuốc gây dị ứng).

- Khi đã bị dị ứng loại thuốc hay TPCN nào thì tuyệt đối không dùng loại thuốc đó. Khi đi khám ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc và TPCN đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức
SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 9 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

Top