Khu tập thể Nghĩa Đô xuống cấp người dân bất an về an toàn
GĐXH - Dự án khu tập thể Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), kết cấu khu nhà méo mó, giếng trời bị lấn chiếm biến thành nơi xả nước thải, rác thải bốc mùi mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu của PV Gia đình và Xã hội, Khu tập thể 5 tầng Nghĩa Đô ở ngay đường Phùng Chí Kiên đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt thuộc phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Khu tập thể Nghĩa Đô gồm 5 tầng với hai dãy A và B được xây dựng từ những năm 1970.
Năm 2013, UBND TP Hà Nội và UBND quận Cầu Giấy đã có chủ trương chấp thuận đầu tư, xây dựng Dự án cải tạo nhà A, B Khu tập thể Nghĩa Đô; giao liên doanh Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Công ty TNHH Thủ đô 2, Công ty Cổ phần Nhật Quân Anh nghiên cứu lập, thực hiện dự án theo hình thức hợp tác kinh doanh, xây dựng mới công trình, thay thế khu nhà cũ đã hư hỏng, xuống cấp. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 995 tỷ đồng, xây dựng từ năm 2013 - 2016. Tuy nhiên, đến này, dự án vẫn dừng lại ở trên giấy,...
Đến nay, vì nhiều lý do, hiện tại người dân vẫn phải tiếp tục sống trong các căn hộ đã và đang xuống cấp trầm trọng.

Theo tìm hiểu của PV Gia đình và Xã hội, Khu tập thể 5 tầng Nghĩa Đô ở ngay đường Phùng Chí Kiên đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt thuộc phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, khu tập thể gồm 2 khối nhà được xây từ năm 1970, đến nay hầu hết các hộ đã cơi nới bằng cách khoan các cột chịu lực vào bức tường chung tập thể, đua ra bên ngoài từ 1 - 2 m, sau đó dựng "chuồng cọp" kiên cố để làm bếp, nhà tắm, chỗ phơi quần áo,...
Đặc điểm, của các căn hộ lấn chiếm là hộ sau cơi nới lại đua ra khoảng không nhiều hơn hộ trước. Chuồng cọp chồng lên nhau, tất cả chủ yếu "bấu víu" vào một bức tường chung tập thể, nên kết cấu khu nhà méo mó, biến dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, đổ sập.
Thêm vào đó, các căn hộ đua ra đều sử dụng hệ thống cột chịu lực tạm bợ, nên theo thời gian, khi các cột sắt chịu lực đã mọt ruỗng, bức tường trơ cốt vữa gạch...thì nguy cơ đổ sập có thể xảy ra bất cứ lúc nào,...

Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, khu tập thể gồm 2 khối nhà được xây từ năm 1970, đến nay hầu hết các hộ đã cơi nới bằng cách khoan các cột chịu lực vào bức tường chung tập thể, đua ra bên ngoài từ 1 - 2 m, sau đó dựng "chuồng cọp" kiên cố để làm bếp, nhà tắm, chỗ phơi quần áo,...
Chưa hết, khoảng không gian sân chung khu tập thể, giếng trời cũng bị các hộ dân lấn chiếm, biến thành nơi xả nước thải, rác thải, bốc mùi xú uế, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hệ thống nước thải của một số căn hộ bị hỏng, chủ nhà phải lắp đặt hệ thống ống xả thải lộ thiên, cắm thẳng vào bể phốt chung. Các căn hộ đầu hồi thậm chí còn có cây dại mọc, có cây sắp thành cổ thụ, bám trên tường nhà như vách núi.
Thật khó tưởng tượng đây là hình ảnh của một khu tập thể nằm giữa trung tâm quận nội đô Cầu Giấy của Hà Nội. Đã không ít hộ dân "bỏ của chạy lấy người", niêm phong nhà, chuyển đi nơi khác ở, để lại căn hộ như nhà hoang. Đa số các hộ dân ở lại đều sống trong không gian chật chội, tù tùng, ngột ngạt, bất an,…

Khoảng không gian sân chung khu tập thể - giếng trời cũng bị các hộ dân lấn chiếm, biến thành nơi xả nước và rác thải, bốc mùi hôi thối, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng.
Trao đổi với PV, bà N. T. T (người dân sống ở khu tập thể) cho biết: “Chúng tôi sống trong không gian chật chội, tù tùng, ngột ngạt, bất an, không mưa cũng dột, nước từ trên tầng thượng tràn ra thấm xuống tận tầng 1. Một nửa số hộ đi ra khu tái định cư đền bù hoặc chuyển đi nơi khác vì cứ 2 – 3 căn mới chung nhau một khu vệ sinh. Chúng tôi muốn di dời đi nhưng dự án chậm tiến độ không biết đi về đâu, nhà ở thì xuống cấp, giờ cũng phải chịu ở tạm”.
Theo một số hộ dân cho biết, năm 2013 UBND TP Hà Nội và UBND quận Cầu Giấy đã có chủ trương chấp thuận đầu tư, xây dựng Dự án cải tạo nhà A, B Khu tập thể Nghĩa Đô; giao liên doanh Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Công ty TNHH Thủ đô 2, Công ty Cổ phần Nhật Quân Anh nghiên cứu lập, thực hiện dự án theo hình thức hợp tác kinh doanh, xây dựng mới công trình, thay thế khu nhà cũ đã hư hỏng, xuống cấp. Dự án có tổng diện tích gần 7.700 m2, bao gồm 515 căn hộ, quy mô dân số khoảng 2.100 người, trong đó tái định cư tại chỗ cho 246 hộ dân, trả lại cho Thành phố 54 căn, còn lại 215 căn chủ đầu tư được kinh doanh để thu hồi vốn. Tổng mức đầu tư khoảng 995 tỷ đồng, xây dựng từ năm 2013 - 2016, nhưng đến này, dự án vẫn dừng lại ở chủ trương!?.

Một số nơi các mảng tường nứt vỡ, lan can, dầm nhà bong tróc, chỉ còn lại cốt thép hoen rỉ.
Theo tìm hiểu, thực trạng các khu tập thể cũ xuống cấp của Hà Nội đã được đề cập, phản ánh nhiều trên báo chí, nhưng việc cải tạo, sửa chữa, xây mới đang gặp quá nhiều khó khăn, thách thức, dẫn đến "ì ạch", nhất là việc bố trí tái định cư cho các hộ dân, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Vì vậy, những căn hộ chen chúc nhau, những mảng tường bong vữa trơ cốt gạch, mạng điện chằng chịt, ống thoát nước lộ thiên, ô nhiễm môi trường… vẫn tiếp tục là những hình ảnh hiện hữu ở những khu tập thể cũ đã xuống cấp đến mức báo động giữa lòng Thủ đô Hà Nội.
Những khu tập thể này đang đe dọa tính mạng của người dân sinh sống trong mỗi căn hộ. Tình trạng này tiếp tục kéo dài, người dân chỉ biết tồn tại để chờ ngày khu tập thể “sập”.
Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, Thủ đô hiện có hơn 1.500 khu tập thể, chung cư cũ từ 4 - 5 tầng, cả độc lập và đơn lẻ, chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 - 1994. Do tác động của thời gian, cư dân, nhiều khu tập thể đã xuống cấp ở mức C, thậm chí là mức D, nghĩa là cần di dời khẩn cấp. Mặc dù, vấn đề này là cần thiết, tuy nhiên, việc di dời người dân, cũng như công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vẫn là bài toán khó giải.

Đặc điểm của các căn hộ lấn chiếm là sau cơi nới lại đua ra khoảng không nhiều hơn hộ trước. Thêm vào đó, các căn hộ đua ra đều sử dụng hệ thống cột chịu lực tạm bợ, theo thời gian các cột sắt hoen rỉ, bức tường trơ cốt vữa gạch nguy cơ đổ sập có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Để nhằm cải thiện chỗ ở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, gắn với tái thiết đô thị, TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 5289/QĐ-UBND thực hiện Đề án Cải tạo, xây dựng lại khu tập thể, chung cư cũ, với các kế hoạch cụ thể. Song, việc di dời người dân vẫn là "điểm nghẽn" phức tạp.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, TP Hà Nội sẽ cải tạo 10 khu tập thể, chung cư cũ có mức độ nguy hiểm cấp độ D. Để làm được điều này, Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thành phố đã yêu cầu UBND các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy khẩn trương thực hiện di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm, khảo sát hiện trạng, kiểm định, lập quy hoạch, hoàn thành chậm nhất trong quý II/2023 và tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án trong quý III/2023. Hy vọng, tiến độ cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, chung cư cũ của TP Hà Nội sớm được triển khai.
Video đang được quan tâm:

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh giảm về số vụ, số người bị thương tuy nhiên tăng số người chết.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 18 giờ trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận
Xã hội - 1 ngày trướcTrong quá trình tàu đang hoạt động khai thác hải sản tại cách khoảng 20 hải lý khu vực tàu cá bị nạn thì phát hiện và tổ chức cứu vớt an toàn 2 lao động đang trôi dạt trên biển.

Hà Nội điều chỉnh lộ trình, luồng tuyến 44 tuyến xe buýt
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng Công ty từ ngày 1/4.

Liên tiếp phát hiện xác cá heo dạt vào bờ biển Quảng Bình
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Trong hai ngày liên tiếp, người dân tỉnh Quảng Bình đều phát xác cá heo dạt vào bờ biển.

Video: CSGT bắt giữ 2 phương tiện khai thác cát trái phép ở Hà Nội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - CSGT đường thủy Hà Nội phối hợp với Cục CSGT và các đơn vị liên quan bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép.

Vụ cháy nhà ở TPHCM: Người mẹ tử vong khi cố quay lại cứu con
Thời sự - 1 ngày trướcSau khi đưa con trai nhỏ ra khỏi căn nhà cháy, người mẹ cố quay lại để cứu con trai lớn nhưng bất thành. Ngọn lửa bùng lên khiến cả hai mẹ con bị kẹt lại, tử vong.

Vụ cháy nhà lúc rạng sáng ở TP.HCM: Nạn nhân bàng hoàng kể thời khắc ‘bà hỏa’ thiêu rụi căn nhà
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Anh Sinh, một trong những người sống sót kể lại: "Lửa bùng phát rất nhanh, chỉ trong tích tắc cả căn nhà đã chìm trong biển lửa. Hàng xóm chạy đến, ai cũng cố gắng dập lửa nhưng bất lực. Lửa mạnh quá, không ai dám đến gần…".

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.