Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 - 2020: Cần giải pháp đồng bộ, đột phá

Thứ sáu, 10:30 05/08/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Với những giải pháp đồng bộ, mang tính đột phá, hy vọng trước mắt chúng ta sẽ kềm chế được tốc độ gia tăng quá nhanh của tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS)".

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ - nhấn mạnh tại Hội thảo lấy ý kiến về Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2011 - 2020, do Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc phối hợp tổ chức.
 
Diễn biến nhanh, phức tạp
 
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, chưa ở nước nào tình trạng MCBGTKS lại gia tăng nhanh chóng và diễn biến phức tạp như tại Việt Nam.
 
So với một số nước trong khu vực có nền văn hóa tương đồng như Hàn Quốc, Trung Quốc (đã xảy ra MCBGTKS từ những năm 1980 - 1990) thì tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam muộn hơn, bắt đầu rõ rệt từ năm 2004. Khác với các nước khác, MCBGTKS ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, mỗi năm tăng đến 1 điểm phần trăm. Đến nay, tỉ số này đã là 111 sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.
 

Tình trạng MCBGTKS tại Việt Nam tăng rất nhanh, hiện nay tỷ số này là 111 trẻ trai/100 trẻ gái. Tâm lý “khát” con trai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ảnh: Dương Ngọc

 
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ - cho biết, tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam đã xảy ra ở 5/6 vùng kinh tế xã hội và 45/63 tỉnh, thành phố. Nơi có tỉ số MCBGTKS cao nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng với tỉ số trung bình là 115/100. Trong đó, có một số tỉnh tỉ lệ này rất cao như Hưng Yên trên 130/100, Hải Dương 120/100, Hải Phòng 115/100, Bắc Ninh 119/100...
 
Ông Phạm Năng An - Phó Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ - cho biết, tình trạng MCBGTKS tại Việt Nam có những đặc điểm khác biệt không giống bất cứ quốc gia nào đã trải qua tình trạng này. Tỉ số MCBGTKS của nước ta cao ngay ở lần sinh thứ nhất 110,2 - khác với các nước chỉ cao ở những lần sinh tiếp theo - lần thứ hai là 109, lần thứ ba là 115,5. Tỉ số này đặc biệt cao ở những gia đình có kinh tế khá giả và có trình độ học vấn cao. Ở nhóm dân số 20% nghèo nhất thì TSGTKS là 105, trong khi ở 3 nhóm dân cư giàu nhất, tỉ số này là 112.
 
Theo ông Nguyễn Văn Tân, nếu không có giải pháp quyết liệt để giảm nhanh tốc độ gia tăng và nhanh chóng đưa tỉ số GTKS trở lại mức bình thường thì khoảng 15 - 20 năm nữa sẽ có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới Việt Nam không có khả năng lấy được vợ là người Việt Nam. "Hệ lụy của vấn đề này là sẽ phá vỡ cấu trúc gia đình, gia tăng thêm tình trạng bạo lực giới và tình trạng mãi dâm, buôn bán phụ nữ" - ông Tân nói.
 
Giải pháp đồng bộ và đột phá
 
Đứng trước thực trạng đáng lo ngại này, Chính phủ rất quan tâm và có những chỉ đạo sát sao nhằm kìm chế sự gia tăng MCBGTKS. Ngày 30/5/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan về thực trạng MCBTSGTKS. Phó Thủ tướng đã chỉ đạo cần tập trung giải quyết vấn đề này một cách quyết liệt và có trọng điểm.
 
"Để Đề án kiểm soát MCBGTKS thực hiện thành công, cần sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cùng hợp sức…"
 
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
Ông Tân cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Y tế đã giao Tổng cục DS-KHHGĐ trực tiếp xây dựng Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2011 - 2020. Trong vòng 1 tháng qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã xây dựng Đề án và tổ chức được 3 cuộc hội thảo góp ý.
 
Góp ý cho Đề án, hàng chục ý kiến của các đại biểu là Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố có tỉ số MCBGTKS cao như Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh... đều cho rằng: Việc tuyên truyền giáo dục cho người dân, các nhà lãnh đạo, các chức sắc tôn giáo và những người có uy tín trong cộng đồng cần được triển khai đồng bộ.
 
Ông Trần Trung Kiên - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định cho rằng, cần tuyên truyền để người dân hiểu và coi con trai cũng như con gái, không nặng nề việc định cư bên nhà chồng hay việc thờ cúng phải là con trai, việc thừa kế chủ yếu là cho con trai...
 
Bà Hoàng Thị Khuyên - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hưng Yên cho rằng, việc thanh kiểm tra, giám sát thực hiện, xử lý những hành vi vi phạm Pháp lệnh Dân số, chẩn đoán giới tính thai nhi, tuyên truyền tạo giới tính thai nhi... cần được thực hiện thường xuyên và nghiêm hơn.
 
Ông Nguyễn Đình Bách - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ - cho rằng, cần đưa thêm những bài học của các nước tương đồng với Việt Nam, phải thay đổi được chuẩn mực của xã hội suy nghĩ về con trai, con gái. Ông Bách cũng lưu ý rằng, các các biện pháp mang tính khuyến khích về kinh tế đều không mang tính hiệu quả và bền vững, đôi khi còn phản tác dụng, phải tìm nhiều biện pháp đồng bộ.
 
Theo ông Nguyễn Văn Tân, kiềm chế mức gia tăng tỉ số MCBGTKS là một công việc rất khó khăn, nó liên quan đến sự "thâm căn cố đế" trong suy nghĩ của người dân hàng nghìn năm nay. Để Đề án kiểm soát MCBGTKS thực hiện thành công, cần sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương, đến địa phương cùng hợp sức.
 
"Với những giải pháp đồng bộ, hy vọng trước mắt chúng ta kìm được tốc độ gia tăng quá nhanh của tỉ số MCBGTKS. Mục tiêu dự kiến đến 2015, tỉ số này không quá 113/100, đến 2020 không quá 115/100. Sau năm 2020, chúng ta sẽ cố gắng đưa tỉ số này trở lại mức bình thường" - ông Nguyễn Văn Tân cho biết.
 
Theo dự thảo, Đề án kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2011 - 2020 chia làm 2 giai đoạn:
 
* Giai đoạn 1 ( từ 2012-2015): Xây dựng và thí điểm các hoạt động can thiệp tại 15 tỉnh có TSGTKS cao nhất cả nước, tốc độ gia tăng TSGTKS nhanh nhất trong vòng 5 năm vừa qua, có tỷ trọng đóng góp vào TSGTKS cao nhất trong cả nước, có những đặc trưng rõ nét về phân biệt đối xử trên cơ sở giới giữa các nhóm dân số. Đối với những tỉnh còn lại, tiếp tục duy trì các can thiệp hiện có.
 
* Giai đoạn II (2016-2020): Triển khai thực hiện đề án tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có TSGTKS từ 110 trở lên.
 
* 15 tỉnh trọng điểm thực hiện Đề án: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Bình Định, Lào Cai, An Giang, Hà Nội.

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top