Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiểm soát thực phẩm sạch: Làm sao kiểm soát được tâm người sản xuất?

Thứ tư, 06:54 07/06/2023 | Bảo vệ người tiêu dùng

GĐXH - Theo chuyên gia, kiểm soát thực phẩm sạch bằng kỹ thuật không khó nhưng khó nhất là làm sao kiểm soát được tâm của người làm ra sản phẩm. Nếu "mất kiểm soát" thì vô cùng nguy hiểm.

Kinh hoàng 1,5 tấn chân cánh gà, tràng lợn, đuôi trâu đông lạnh "suýt" đến bàn ăn của người tiêu dùngKinh hoàng 1,5 tấn chân cánh gà, tràng lợn, đuôi trâu đông lạnh 'suýt' đến bàn ăn của người tiêu dùng

GĐXH - Ngày 2/6, Tổng cục QLTT thông tin, khoảng 1,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Hà Nam.

Ngày 6/6, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, dân số Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân (bằng 1/6 dân số các nước ASEAN). Như vậy, việc lo thực phẩm sạch cho thị trường nội địa có vai trò đặc biệt quan trọng, ngoài việc xuất khẩu.

Là người từng phụ trách ngành thương mại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú luôn mong muốn tăng cao trách nhiệm, hiệu quả hơn trong quản lý thực phẩm sạch.

Bởi vậy, qua theo dõi nhiều năm nay về thực phẩm sạch, ông Phú cho rằng, việc kiểm soát bằng QR Code, truy xuất nguồn gốc, camera để kiểm tra người nông dân chăm bón cây trồng, vật nuôi… là không quá khó. Cái khó nhất là tâm của người làm, nếu không được kiểm soát thì sẽ rất nguy hiểm.

Kiểm soát thực phẩm sạch: Làm sao kiểm soát được tâm người sản xuất? - Ảnh 2.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, kiểm soát thực phẩm sạch bằng kỹ thuật không khó nhưng khó nhất là làm sao kiểm soát được tâm của người làm ra sản phẩm. Nếu "mất kiểm soát" thì vô cùng nguy hiểm.

Theo ông Phú, công nghệ chỉ là phương tiện để đạt được mục đích, còn con người mới là yếu tố quan trọng, then chốt. Cho nên, chúng ta phải giáo dục đạo đức, giáo dục sự chia sẻ, giáo dục sự nhân văn. Nếu bán xong lợi nhuận "bỏ túi" sau đó "quên" luôn người tiêu dùng thì sự kỳ vọng về thực phẩm sạch sẽ ở rất xa.

Do đó, cần dùng kỹ thuật và thể chế để quản lý vấn đề thực phẩm sạch. Bởi tại Hàn Quốc, họ thiết lập các chuỗi cung ứng ngắn từ sản xuất đến bán lẻ như hộp sữa, cân thịt đi đến đâu đều có người chịu trách nhiệm cụ thể.

Tại Việt Nam, buôn bán thường theo hình thức "mua đứt bán đoạn", từ chăn nuôi đến giết mổ, bán buôn, bán lẻ… chỉ cần "sang tay" là xong. Trong khi, tại Na Uy, sản phẩm khi đưa ra thị trường phải chịu trách nhiệm đến cùng, từ đầu đến cuối.

Do đó, muốn có được thực phẩm sạch thì phải phân biệt người làm tốt và người không làm tốt.

Kiểm soát thực phẩm sạch: Làm sao kiểm soát được tâm người sản xuất? - Ảnh 4.

Collagen Biotin là một trong những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả 'ra lò' bằng công nghệ xô chậu, túi tải, trong căn nhà cấp 4 ở ngoại thành Hà Nội vừa được lực lượng chức năng phát hiện.

Theo ông Phú, hiện nay, người làm tốt vẫn đang bị "lẫn" vào với người không làm tốt. Đơn cử, phạt 5 triệu đồng với người không làm tốt nhưng thu lãi 50 triệu đồng thì họ chấp nhận "chịu" nộp phạt để tiếp tục vi phạm. Điều này cho thấy, người làm sai không "sợ" kỷ cương pháp luật.

Như vậy, chỉ khi nào kỷ cương pháp luật mạnh đến mức khiến những người làm sai không dám làm thì chúng ta mới yên tâm có thực phẩm sạch như tại Singapore. Vì một khi người làm sai vẫn dám làm và thích làm thì mong muốn có được thực phẩm sạch sẽ không thể đến đích một cách nhanh chóng.

Từ thực trạng ở Việt Nam còn tồn tại mô hình buôn bán nhỏ lẻ, kỷ luật, kỷ cương xã hội còn lỏng lẻo, liên kết yếu… chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú kiến nghị:

Thứ nhất, phải tiếp tục sửa, bổ sung một số điều luật trên tinh thần biểu dương những người làm tốt, người không làm tốt cần được xử lý nghiêm.

Kiểm soát thực phẩm sạch: Làm sao kiểm soát được tâm người sản xuất? - Ảnh 5.

Thời gian qua, lực lượng chức năng cả nước liên tục phát hiện thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn được các tiểu thương nhập lậu đưa vào nội địa tiêu thụ.

Thứ hai, thông tin minh bạch về giá hàng hóa, chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa… trên bảng điện tử của chợ, siêu thị và các tổ chức kinh doanh bán lẻ, dịch vụ để người tiêu dùng so sánh hàng hóa bán ra là cấp thiếp. Bởi hiện nay, giá cả, chất lượng, minh bạch còn có sự chênh lệch.

Phạm trù minh bạch cần hiểu rộng hơn, đơn cử đưa hàng vào siêu thị phải chịu chiết khấu 30%, sau đó "đi kèm" với hàng loạt chi phí khác. Bởi thực tế đã từng xảy ra tình trạng "đòi" 20 triệu đồng phí tạo mã tại một siêu thị, sau khi thoả thuận xong mới bàn tiếp đến chiết khấu.

Thứ ba, phải thiết kế các chuỗi cung ứng ngắn, chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm từng đoạn.

Ví dụ, ai chịu trách nhiệm về con giống, ai chịu trách nhiệm thức ăn chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, ai bán lẻ… Cần công khai toàn bộ các địa chỉ phải chịu trách nhiệm. Đây là vấn đề mấu chốt của sự minh bạch cho thực phẩm sạch.

Hà Nội: Kinh hoàng hàng vạn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả "ra lò" bằng công nghệ xô chậu, túi tải, trong căn nhà cấp 4 ở ngoại thànhHà Nội: Kinh hoàng hàng vạn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả 'ra lò' bằng công nghệ xô chậu, túi tải, trong căn nhà cấp 4 ở ngoại thành

GĐXH - Ngày 01/6, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) và các đơn vị liên quan vừa phát hiện, thu giữ hàng vạn sản phẩm bảo vệ thực phẩm sức khỏe nghi là giả được gia công, đóng gói bằng công nghệ túi – tải, xô chậu.

Hà Nội: Kinh hoàng hàng vạn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả 'ra lò' bằng công nghệ xô chậu, túi tải, trong căn nhà cấp 4 ẩm thấp ở ngoại thành


B.Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'?

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'?

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 giờ trước

Hiện mỗi ký cau tươi có giá dao động từ 55.000 - 60.000 đồng, khiến người dân vùng trồng cau Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi rất phấn khởi. Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ lo lắng thị trường xuất khẩu sẽ ngừng “ăn hàng”.

Hà Nội: nhiều siêu thị nỗ lực đảm bảo nguồn cung thực phẩm, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý

Hà Nội: nhiều siêu thị nỗ lực đảm bảo nguồn cung thực phẩm, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý

Bảo vệ người tiêu dùng - 8 giờ trước

GĐXH - Trước ảnh hưởng phức tạp của bão số 3 cũng như sạt lở, ngập lụt ở nhiều địa phương các tỉnh phía Bắc, nhiều siêu thị, hệ thống phân phối lớn đang nỗ lực thực hiện, đảm bảo và duy trì nguồn thực phẩm tươi sống và rau củ quả.

Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng làm giá rau xanh

Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng làm giá rau xanh

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội cho biết sẽ xử lý nghiêm đối với tất cả các hành vi vi phạm theo thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích của người tiêu dùng, thương nhân kinh doanh hợp pháp.

Hàng nghìn tỷ đồng tiền bảo hiểm bồi thường thiệt hại người và tài sản sẽ được chi trả tới người dân sau bão

Hàng nghìn tỷ đồng tiền bảo hiểm bồi thường thiệt hại người và tài sản sẽ được chi trả tới người dân sau bão

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện nay, trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 và những hậu quả mà nó gây ra. Nhiều công ty bảo hiểm đã bắt đầu tiến hành thẩm định và bồi thường thiệt hại về người và tài sản, giúp các khách hàng và người thân sớm ổn định cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn.

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc!

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc!

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

Sau 8 năm trở lại và vài lần bỏ lỡ cơ hội, không ít nhà đầu tư “tiếc nuối” vì đã “chê” bất động sản khu ven Tp.HCM.

 Hàng trăm tấn hàng 0 đồng từ miền Nam nhanh chóng được đưa đến các tỉnh ở miền Bắc đang chịu bão lũ

Hàng trăm tấn hàng 0 đồng từ miền Nam nhanh chóng được đưa đến các tỉnh ở miền Bắc đang chịu bão lũ

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Để hỗ trợ người dân tại các tỉnh ảnh hưởng nặng nề do lũ, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã chung tay dành hàng ngàn suất hàng để cứu trợ đồng bào.

Bộ Công Thương: Tập trung cung ứng hàng hóa thiết yếu tới các tỉnh, thành đang ngập lụt

Bộ Công Thương: Tập trung cung ứng hàng hóa thiết yếu tới các tỉnh, thành đang ngập lụt

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Bộ Công thương đã chỉ đạo Sở Công Thương tại 35 tỉnh/thành phố chuẩn bị, điều phối hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng xăng dầu nói riêng để kịp thời cung ứng, đảm bảo số lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm sẵn sàng huy động đưa ra thị trường phục vụ nhân dân tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ.

Tất bật sản xuất hàng nghìn mặt nạ giấy bồi cho Tết Trung thu

Tất bật sản xuất hàng nghìn mặt nạ giấy bồi cho Tết Trung thu

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Những ngày này, người dân ở làng Ông Hảo (Hưng Yên) đang vội vã sản xuất hàng nghìn mặt nạ giấy bồi đủ hình để cung cấp cho thị trường Trung thu.

Giá nhà tăng cao, vượt quá khả năng chi trả

Giá nhà tăng cao, vượt quá khả năng chi trả

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Khoảng cách tăng trưởng giữa thu nhập và giá nhà chênh lệch lớn khiến nhiều người không mua nổi nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM.

Dân buôn tiết lộ sự thật về đuôi tôm hùm Úc thượng hạng giá rẻ bất ngờ

Dân buôn tiết lộ sự thật về đuôi tôm hùm Úc thượng hạng giá rẻ bất ngờ

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

Đuôi tôm hùm Úc thượng hạng từng có giá hơn 3 triệu đồng/kg, nay đổ bộ chợ Việt với giá rẻ bèo. Vậy, loại hải sản cao cấp này có thật sự thơm ngon như lời quảng cáo?

Top