Kinh hãi chuyện cắt bớt ngón chân để… đi dép cho đẹp
GiadinhNet - Cầu toàn quá mức với nhan sắc, nhiều phụ nữ đã thực hiện những ca phẫu thuật đau đớn, khổ sở nhưng chẳng nhiều tác dụng, điển hình “kinh dị” như… cắt ngón chân để đi dép cho đẹp?! Các chuyên gia cho rằng, điều này hết sức nguy hiểm vì đầu ngón chân tập trung rất nhiều dây thần kinh.

Đau muốn chết vẫn cố “lết”
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội loan truyền hình ảnh người phụ nữ có tên là Bepauline 40 tuổi, người Anh, đã chi tới 4.500 bảng Anh để tiến hành phẫu thuật cắt ngón chân. Trên facebook của mình trước đó cô từng tâm sự rằng, vóc dáng cơ thể và làn da của cô khá “ok”. Cô chỉ “căm ghét nhất” là hai ngón chân ngón trỏ và ngón giữa cứ dài ngoẵng như ngón tay mà không biết làm thế nào.
Có người bạn đã bình luận với than thở này của cô rằng: “Bạn đã xem bộ phim Sex and the city, bạn cũng sẽ là hình tượng người phụ nữ quyến rũ như bộ phim này, đi giày hở mũi đẹp như nhân vật trong phim nếu đi phẫu thuật cắt đi những ngón chân dài”. Lời khuyên này đã ám ảnh cô và cô đã nghe lời tư vấn này, chi tới 4.500 bảng Anh để có bàn chân như ý sau khi… cắt ngắn bớt hai ngón chân trỏ và giữa đi 1cm.
Sau ca phẫu thuật đình đám này Bepauline chia sẻ khá nhiều trên trang cá nhân về hành trình cắt ngón chân của mình: “Lúc đó, không có cảm giác đau đớn, tôi nghe thấy xương mình vỡ ra, co rút. Ngón chân của tôi phải đeo dây sau đó năm tuần, hai ngón giữa còn bị hoại tử ". Hay “Hai ngón giữa còn để lại sẹo nhưng không sao cả, tôi đã rất tự tin khi đi chọn dép, đi giày hở mũi". Phẫu thuật cắt ngón chân hiện đã thành “trào lưu” ở các nước châu Âu mặc dù được cảnh báo có nguy cơ biến chứng rất cao.
Tại Việt Nam, trước đây nhiều người từng soi chân các mỹ nữ trong giới show biz là “gân guốc, ngón dài ngoẵng”, thậm chí “thô kệch” nhưng sau một thời gian nhìn lại ngón chân của không ít sao trong số này đã thon đều rất đẹp. Không làm đẹp kiểu ồn ào như phụ nữ phương Tây, phụ nữ Việt Nam kín tiếng hơn trong vấn đề này.
Chị Nguyễn Khánh Chi, bà chủ cửa nhiều cửa hàng tơ lụa tại ngõ 10 phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Cháu gái tôi làm trong lĩnh vực giải trí, cũng có ngón chân dài ngoẵng. Nó đến “khóc” với từng người trong gia đình, xin giúp nó chỉnh sửa lại vì cho rằng những ngón chân đó khiến nó “mất tự tin, hãm tài”. Ngày đó, chưa kiếm được nhiều tiền nên nó mới phải luỵ mọi người nhưng bây giờ thì thành sao, nhiều tiền rồi nên nó cũng đã trả lại hết những ai đã cho nó vay để đi cắt ngắn 4 ngón chân đó”.
Sau 6 tuần, cháu gái của chị đi rút sống (không gây mê) những cái móc trên đầu ngón chân khiến cô đau đến ngất đi. Gần nửa năm cô gái này không thể tự di chuyển và thất vọng vì nghĩ rằng mơ ước đứng vững trong giới show biz của cô vĩnh viễn dừng lại.
Không chỉ cô gái nói trên mà tại khá nhiều diễn đàn, nhiều phụ nữ sở hữu ngón chân “kém thẩm mỹ” cũng trao đổi khá tỉ mỉ với việc phẫu thuật ngón chân. Nhiều người từng thực hiện ca phẫu thuật này thì khuyên chị em không nên làm vì nó quá khủng khiếp và đau đớn.
Hành động dại dột nguy hiểm
Theo bác sĩ Nathan Lucas, có 15 năm kinh nghiệm về phẫu thuật chân ở Memphis, bang Tennessee, Mỹ, mỗi tháng có khoảng 30 phụ nữ đến phòng khám của ông yêu cầu cắt bỏ, chỉnh sửa ngón chân, cốt chỉ để đi vừa những đôi giày cao gót, đi dép cho đẹp hay để “tự tin” hơn. Ông bác sỹ này chia sẻ rằng, đó là những suy nghĩ, hành động rất kinh khủng. Ông không nhận cắt bỏ ngón chân của bất kỳ ai nếu như không bị buộc phải làm thế.
Còn Lương y Đặng Hoàn Minh, Phòng khám Đông y Hoàn Minh, phố Hoàng Công Chất, Hà Nội cho rằng: “Phẫu thuật cắt ngắn xương ngón chân chỉ để cho đẹp là việc hết sức dại dột và nguy hiểm. Vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng như liệt bàn chân, hoại tử, mất cảm giác...”. Bởi, theo Lương y Minh thì, bàn chân là nơi tập trung các mạch máu, các cơ và vô số các dây thần kinh, các điểm huyệt vị liên quan đến các cơ quan trong cơ thể. Có thể nói bàn chân là gốc rễ của cơ thể vì nó là giá đỡ di động của cơ thể. Chân chịu áp lực và làm việc nhiều nhất, nếu tác động vào đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người.
Khoa học cũng đã chỉ ra rằng ở mỗi bàn chân có tới khoàng 7000 đầu mút thần kinh và có sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan cơ thể. Ngoài ra, đôi bàn chân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Tác động đến nó vô tình gây hại cho cơ thể, nhất là đối với những cuộc phẫu thuật không được như ý, người thực hiện có thể bị di chứng cả đời, thậm chí mất mạng.
Theo đó, những chị em thiếu tự tin với những ngón chân của mình cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, ngón chân vẫn không thể đẹp thậm chí còn xấu đi.
Phải lết bằng mông khi di chuyển
“Nó phải sang Thái Lan phẫu thuật, ngày đó tôi đi cùng nhìn thấy thương lắm. Những chỗ bị cắt xương thừa vết khâu dầy chịt, nhiều chiếc móc kim loại được đưa vào những ngón chân để giữ cho nó thẳng. Những ngày đó, muốn di chuyển nó phải lết bằng mông, nó bảo đau đến muốn chết đi được. Nhìn cũng thấy đau đớn lắm, dù có thuốc giảm đau nhưng cảm giác cơn đau quá khủng khiếp không cắt hết được. Nhất là có lúc sơ suất, thuốc giảm đau hết tác dụng, chưa kịp uống thuốc mới nó đau dữ lắm”
(Chị Khánh Chi mô tả nỗi đau của cô cháu gái sau khi cô cắt ngón chân).
Mai Hạnh/Báo Gia đình & Xã hội

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 11 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 16 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.